Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Thủ tướng Ôn Gia Bảo muốn làm gì ở châu Âu?
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bắt đầu chuyến công du châu Âu hôm thứ Sáu (24/6) trong khi có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang dành nhiều tiền hơn hỗ trợ cuộc chiến kiềm chế các vấn đề nợ công của châu Âu.

Trung Quốc muốn làm chủ nợ của châu Âu?

Thủ tướng Ôn Gia Bảo Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đến Hungary ngày thứ Sáu 24/6. Chuyến thăm 5 ngày sẽ gồm cả London và Berlin. Sẽ có các cuộc hội đàm với những người đồng cấp ở các quốc gia này cũng như ký kết các hiệp định thương mại và tài chính nhưng Trung Quốc chưa cho biết chính xác Thủ tướng Ôn Gia Bảo và các nước chủ nhà sẽ thảo luận những gì. Theo các nhà phân tích, các khoản nợ công của Hy Lạp và khu vực đồng Euro chắc chắn sẽ là một chủ đề quan trọng.

Trung Quốc, với khoản dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ USD – lớn nhất thế giới cho đến thời điểm này, được các nhà lãnh đạo và chính trị xem như một nguồn vốn chủ chốt. Trong suốt năm qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã liên tục lên tiếng ủng hộ các giải pháp xử lý khủng hoảng nợ của EU. Họ nói rằng Trung Quốc đã đẩy mạnh nắm giữ trái phiếu châu Âu nhằm trợ giúp các nỗ lực này của họ.

Nhưng không nguồn tin nào biết Trung Quốc đã đầu tư bao nhiêu vào nỗ lực. Bắc Kinh luôn coi phần nắm giữ của mình như một bí mật. Các khoản mà chủ nợ Trung Quốc công khai được đánh giá là tương đối nhỏ.

Hiện một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể đang thực sự rót nhiều hơn nguồn tiền mới chảy vào khoản dự trữ ngoại hối của họ sang châu Âu.

Hay chuyện nhà giàu tìm nơi cất tiền

Một vài quốc gia khác cũng bày tỏ lo ngại về sự phụ thuộc quá nhiều vào đồng đô la. Arkady Dvorkovich, Trợ lý kinh tế trưởng cho Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tháng này cho biết, Nga sẽ tiếp tục giảm các phần nợ của Mỹ mà họ nắm giữ. Dữ trữ ngoại hối của Nga đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.

“Trung Quốc chắc chắn sẽ nói về đóng góp của họ cho phúc lợi châu Âu để đạt được các mục tiêu ngoại giao chung” Ông Derek Scissors, chuyên viên nghiên cứu thuộc Quỹ Heritage, một cơ quan tư vấn chính sách (think tank) ở Washington nói.

“Nhưng tăng đầu tư vào các tài sản Euro không có nghĩa là Trung Quốc sẽ từ bỏ nắm giữ đô la, mà điều đó diễn ra có thể chỉ là Trung Quốc cần thêm nhiều nơi để “cất giữ” khoản dự trữ khổng lồ của mình”.

Theo lịch trình, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và phái đoàn trong chuyến công du châu Âu lần này dự kiến sẽ ký hàng loại các thỏa thuận của chính phủ và thương mại với các nước chủ nhà. Wang Zhiming, Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Âu của Bộ thương mại Trung Quốc tuần trước cho biết, Trung Quốc và Anh sẽ ký nhiều hợp đồng trong các lĩnh vực như ngân hàng, phát triển nguồn lực. Trung Quốc và Đức sẽ công bố các hợp đồng về ôtô, sản xuất máy móc, năng lượng mới. Trung Quốc cũng sẽ ký các thỏa thuận chính phủ và thương mại với Hungary, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên 6 tháng của EU cho tới ngày 1/7.

Người Mỹ nói gì?

Báo cáo của các nhà kinh tế của ngân hàng Standard Chartered vừa công bố cho rằng, kể từ đầu năm nay, Trung Quốc dường như đang mua ít hơn các tài sản của Mỹ bằng dự trữ ngoại tế mới của mình. Thay vào đó, rất có thể họ đang đầu tư nhiều hơn vào nợ công khu vực đồng Euro.

Báo cáo đã chỉ ra khoảng cách giữa tổng tài sản mà Trung Quốc mua của Mỹ và khoản dự trữ ngoại tệ mới của họ. Khoản này được tăng lên nhờ Ngân hàng trung ương Trung Quốc mua đô la và các ngoại tệ mạnh khác chảy vào quốc gia này từ các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà xuất khẩu Trung Quốc.


Dự trữ ngoại hối mới của Trung Quốc và ước tính tổng số mua nợ Kho bạc Mỹ từ tháng 1-4 mỗi năm.

Theo một báo cáo do Stephen Green, Lan Shen và Thomas Costerg thực hiện, khoảng cách giữa các khoản dự trữ mới của Trung Quốc và số dùng để mua các tài sản của Mỹ tăng lên 150 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Tư năm nay, hay tương đương khoảng ¾ số dự trữ ngoại tệ mới của nước này trong cùng thời kỳ, một khoảng cách lớn hơn trong cùng thời kỳ ở bất cứ 4 năm nào trước đó. Điều đó cho thấy Trung Quốc đã cắt bớt phần dự trữ mới của mình mà nước này sử dụng để mua trái phiếu kho bạc Mỹ.

“Châu Âu là một nơi khác duy nhất có thị trường nợ đủ sâu để hấp thụ một khối lượng đáng kể tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc,” các nhà phân tích viết. Họ tin rằng các khoản mua chắc chắn bao gồm nợ chính phủ và doanh nghiệp từ Đức và Pháp.

Các chuyên gia kinh tế của Standard Chartered thừa nhận phân tích của họ có thể có sai lệch. Phân tích dựa một phần vào dữ liệu vốn quốc tế của Kho bạc Mỹ về số bán chứng khoán ra nước ngoài của nước này, mà số đó có thể sai. Các số liệu này tính toán đơn đặt hàng chứng khoán đến từ nước nào hơn là nước nào cuối cùng đứng sau các đơn đặt hàng đó, và chính phủ Trung Quốc thường xuyên đi theo lộ trình mua thông qua các nhà môi giới ở Hong Kong và London. Standard Chartered xem các vụ mua bán xuất xứ ở London và Hong Kong như một nhân tố trong bảng tính sự sụt giảm của họ, nhưng nói rằng vẫn có thể Trung Quốc đang tìm thấy một cách thức mới ngụy trang các khoản mua trái phiếu chính phủ Mỹ.

Một số chuyên gia khác thì cho rằng phân tích của Standard Chartered có thể đúng, mặc dù họ lưu ý rằng thậm chí, trong thực tế, Trung Quốc có cắt giảm các khoản mua mới, thì đó có thể chỉ là một chiến thuật ngắn hạn, và không nhất thiết là Trung Quốc đang chuyển sang cứu trợ châu Âu hay muốn làm như vậy.

Việc mua trái phiếu Kho bạc Mỹ của Trung Quốc có thể tăng trở lại trong những tháng tới do vòng nới lỏng định lượng lần hai của FED (QE2) đang khép lại, và do vậy loại bỏ một bên mua cạnh tranh” – nhà kinh tế học John Higgins dự đoán.

Trong vài năm gần đây, các quan chức Trung Quốc thường xuyên nói rằng họ muốn đa dạng hóa các cổ phần nắm giữ, tuy nhiên có rất ít các lớp tài sản khác có thể hấp thụ khối lượng khổng lồ các khoản dự trữ mới mà Trung Quốc tích lũy được.

Minh Phạm

Theo bee


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc