Mấy ngày hôm nay trên mạng xã hội facebook xuất hiện bài thơ “đất nước mình ngộ quá phải không anh”, bài thơ này rất nhanh chóng lan nhanh trên facebook.
Sau đây là nội dung toàn bài thơ, nói lên nỗi lòng của một người Việt đối với đất nước mình:
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THỊ LAM (Hà Tĩnh)
Tác giả Trần Thị Lam là một giáo viên dạy văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.
Sau bài bài thơ này được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội thì công an đã mời cô Lam lên làm việc và sách nhiễu, facebook của cô giáo bị đóng,
Cập nhật tình hình cô giáo Lam (chiều ngày 28/4)
Sau khi bài thơ “đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam được phổ biến trên mạng, ngày 27/4 công an đã làm việc với cô Lam và yêu cầu cô giáo phải xóa bài thơ này, facebook của cô cũng bị xóa, nhà trường cũng xem xét hình thức kỷ luật với cô giáo, nhiều người thân lo lắng cô có thể bị khởi tố hình sự vì bài thơ này.
Đến hôm nay (28/4) khi tin cô giáo phải làm việc với công an lan khắp nơi, trước sự phản ứng của cộng đồng mạng, nhà trường chỉ dứng ở mức cảnh cáo cô giáo nhưng chưa dám kỷ luật.
Đến trưa hôm nay facebook cô giáo Lam đã hoạt động trở lại https://www.facebook.com/an.nhu.775
Ánh Sáng
Đất nước mình tủi quá phải không anh?
Hoàng Sa, Trường Sa – bạn đang xây cất
Những hạm đội không chìm hướng tiếp tới chúng ta
“Giữ trọn chủ quyền” chỉ còn là lới nói đúng của ông cha…
Đất nước mình có đau quá không anh?
Gia cố ghế quyền, đẩy nhanh tham nhũng
Lây dưới, lây trên, lây cả địa cầu
Mạnh nhất là khi ai nấy làm giầu…
quá hay quá xuất sắc làm tiếp vài bài đy cô giáo,chúng tui ủng hộ cô
Cô giáo Lam:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Bùi minh Ánh:
Lậy thưa cha con khônng tròn chữ hiếu,
tuổi dại thì đã lăn lội tẩu thoát quê hương
Thưa mẹ con đi khi chưa no dòng sữa mẹ,
khôn lớn dần trên phương trời xa lạ.
Quê hương ơi như tiếng gọi trong tiềm thức,
tổ quốc ơi sao chúng ta qúa đoạ đầỵ
Ánh mắt em không quen được khuân mặt mới,
làm sao anh hẳn quên được mặt kẻ thù.
Bốn ngàn năm như hoa lan vẫn đợi,
dẫu sóng có bạc đầu nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung.
Khi anh ra đi đã gói trong đầu một tư tưởng,
vuông góc thanh đạm tình tái ngộ,
Ngọt bùi thơm ngon hạt giống mới,
vuông tròn khép lại bánh quê hương,
Em hãy ăn cho no để dệt giấc mộng thành.
Hẹn ngày tái ngộ kể chuyên sau.
Cô giáo Lam:
Nhỏ và to
Một đất nước nhỏ có cái thủ đô to.
Trong thủ đô to có con đường nhỏ.
Trên con đường nhỏ có những biệt thự to.
Trong biệt thự to có cô vợ nhỏ.
Cô vợ nhỏ dành cho ông quan to.
Ông quan to xách cái cặp nhỏ.
Trong cái cặp nhỏ có dự án to.
Dự án to nhưng hiệu quả rất nhỏ.
Hiệu quả nhỏ vì thất thoát to.
Thất thoát to nhưng chỉ là lỗi nhỏ.
Lỗi rất nhỏ nhưng mất lòng tin to. (TN)
Bùi minh Ánh:
Nói nhỏ không giám nói to!
Một vũ trụ to có một đất nước nhỏ
Trong một nước nhỏ có bác Hồ vĩ đại to
Miền bắc to nhưng bác Hồ vẫn kêu nhỏ
Thôn tính miền nam luôn để cho nó to
Chiều dài, chiều rộng đất nước vẫn to chưa hẳn nhỏ
Lại phải dâng ải Nam Quan cho anh Tầu to
thế nhưng chiều ngang đất nước vẫn chưa nhỏ
lại bỏ Hoàng Sa, Trường Sa cho anh Tầu to
thế nhưng trong mắt bác vẫn nói nhỏ
nếu như bọn nhỏ không nghe anh Tầu to
thì anh quan to phải diệt anh quan nhỏ
anh quan nhỏ phải bỏ lòng tham to
để trả tự do cho người dân nhỏ
người dân nhỏ không cần bác Hồ to.
Lộ mặt quan tham giỏi diễn kịch “chống tham nhũng”
Mới đây, báo chí Trung Quốc đã chỉ ra những kiểu quan chức tham nhũng núp bóng thanh liêm điển hình.
>> “Bồ” chung sinh con cho cặp quan tham Trung Quốc
>> Lời sám hối gây xôn xao của quan tham dại gái
Trong một bài viết đăng ngày 26/4, tờ Nhân dân Nhật báo cho hay, “có một số cán bộ trên bục dưới bục khác nhau, đối xử với trên với dưới khác nhau, ở cơ quan và về nhà khác nhau, trong giới ngoài giới khác nhau, trong nhà ngoài nhà khác nhau”.
Bài báo còn dẫn một câu nói nổi tiếng thời xưa “kẻ tham hay giả thanh liêm, kẻ dâm luôn giả bộ thuần khiết, kẻ nịnh thường tỏ ra ngay thẳng” để mô tả về quan tham ngày nay. Dưới đây là một số gương điển hình về loại quan tham “miệng nam mô” kiểu này.
Vương Mẫn
Vương Mẫn
Vương Mẫn, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Sơn Đông, Bí thư Thành ủy Tế Nam là một điển hình về kẻ hai mặt. “Giữ kỷ luật, nghiêm quy phạm” là câu nói cửa miệng của Mẫn. Năm 2014, buổi sáng hôm bị bắt, ông ta còn có bài giảng ở hội nghị giáo dục liêm chính cán bộ do thành ủy Tế Nam tổ chức. Ở đây, Mẫn nhấn mạnh mọi cán bộ đảng viên nhất định phải rút ra bài học kinh nghiệm từ những vụ án điển hình để thực sự “kính pháp luật, sợ kỷ luật, tuân quy định, giữ quy phạm”.
Khi 4 đồng sự khác đều bị ngã ngựa, Dương Vệ Trạch, Ủy viên Trung ương dự khuyết, Bí thư Thành ủy Nam Kinh, vẫn “vững như bàn thạch”, nên có người gọi Trạch là “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Rất nhiều lần tại các hội nghị, Trạch lớn tiếng cảnh cáo mọi người “phải luôn rèn luyện, thận trọng tự răn, không làm việc bất nhân, không tham của bất nghĩa, không nhiễm tác phong bất chính, không làm điều phi pháp”.
Tháng 9/2014, Trạch còn viết bài “Làm quan không dễ là điều cần có của người cán bộ” để đăng báo, yêu cầu cán bộ các cấp phải luôn biết sợ, tự vạch giới hạn cho bản thân, luôn khắc ghi lời người xưa “làm quan không dễ, làm quan tốt càng khó”. Thế nhưng, đến ngày 4/1/2015, Trạch đã bị bắt giữ điều tra về “vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng”.
Chu Minh Quốc
Chu Minh Quốc
Năm 2007, Chu Minh Quốc, Ủy viên thường vụ, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Tỉnh ủy, sau là Chủ tịch Hội nghị Chính Hiệp tỉnh Quảng Đông, trở nên nổi tiếng bởi bài phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 17. Bài phát biểu đã tổng kết một cách đầy hình ảnh: “Phải đề phòng cán bộ ngã trên đất nền, gục trong nhà lầu, hủy bởi phong bao, chết trong các công trình giao thông, nát trong tửu sắc”.
Thế nhưng ngày 28/11/2014, Chu Minh Quốc bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (UBKTKLTW) thông báo đình chức điều tra, 5 ngày sau bị cách chức. Khi khám nhà Quốc, cơ quan điều tra đã thu được rất nhiều vàng bạc, tiền mặt, đóng thùng chở 10 chuyến xe mới hết. Thậm chí, một số bó tiền đã mục nát vì ẩm mốc.
Lật Trí, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Khu tự trị Tân Cương, từng nói về quan niệm liêm khiết độc đáo của mình: “Yêu cầu của tôi đối với người nhà là: Khi tôi không ở nhà, nếu có người đưa tiền cho người nhà, tôi sẽ không nộp lên trên mà đến tận nhà trả lại… Đảng cho mình làm cán bộ, hàng ngày đã có tiền của Đảng, không liêm khiết thì trong lòng liệu có thấy ăn ngon ngủ yên không?”
Thế nhưng, ông quan được báo chí gọi là “vị quan tốt lập dị” ấy rốt cục cũng gục ngã. Ông ta từng tự ví mình là “con chuột nhát gan” khi quyết định mọi việc. Tuy nhiên, theo thông báo kỷ luật của UBKTKLTW thì Lật Trí đã “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật tổ chức và quy định, vi phạm kỉ cương pháp luật nghiêm trọng, sau Đại hội 18 vẫn không ngưng tay, tính chất xấu xa, tình tiết nghiêm trọng”.
Lô Tử Duyệt
Lô Tử Duyệt
Ngày 4/2/2016, Phó bí thư, Thị trưởng Ninh Ba (Chiết Giang) Lô Tử Duyệt khi phát biểu tại hội nghị bố trí công tác chống tham nhũng đã cao giọng: “Xây dựng đảng và chống tham nhũng là cuộc đấu tranh không thể thất bại, là nội dung chính và chỗ dựa quan trọng để ‘trị đảng nghiêm’, cần phải kiên định, nắm chắc…”
Thế nhưng, ông quan này cũng chỉ giỏi nhắc nhở mọi người, còn mình thì tự đặt ngoài cuộc nên đã “chết” bởi tham nhũng. Ngày 16/3/2016, trang web của UBKTKLTW cho biết, Duyệt đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Trần Tuyết Phong, nguyên Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, Bí thư Thành ủy Lạc Dương, cũng nổi tiếng là người hay đăng đàn về chống tham nhũng. Tháng 6/2014, ông ta viết bài báo dài 2.400 chữ “Học tập gương Tiêu Dụ Lộc, giữ mãi bản sắc thanh chính liêm khiết”. Tháng 2/2015, tại hội nghị UBKTKL đảng thành ủy, ông ta phát biểu phải tăng cường xây dựng tác phong đảng liêm khiết, có biện pháp nghiêm trị “khiến quan chức không dám tham, không thể tham”…
Tuy nhiên, ngày 16/1/2016, UBKTKLTW tuyên bố điều tra Trần Tuyết Phong vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Theo tin báo chí, vấn đề chủ yếu của Phong là tham nhũng, nhận hối lộ trong lĩnh vực cấp phép khai thác than.
Vạn Khánh Lương khóc lóc tại tòa
Vạn Khánh Lương khóc lóc tại tòa
Tháng 1/2014, tại Hội nghị lần thứ 4 UBKTKL thành ủy Quảng Châu khóa 14, Vạn Khánh Lương, Ủy viên Trung ương dự khuyết, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư Thành ủy Quảng Châu, trịnh trọng cam kết: “Tôi xin đi đầu làm gương. Có chấp hành yêu cầu của trung ương, tỉnh ủy hay không? Có việc nhúng tay vào công trình, địa ốc, cải tạo đô thị hay không? Có chạy chức, bán chức trong công tác cán bộ hay không? Có lợi dụng quyền lực cá nhân để mưu lợi riêng hay không? Đề nghị mọi người hãy giám sát tôi! Phát hiện vấn đề, lập tức tố giác”.
Thế nhưng, chỉ nửa năm sau, Vạn Khánh Lương đã bị điều tra vì “có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng”. Ngày 9/10 cùng năm, Lương bị Viện Kiểm sát Quảng Tây phê chuẩn bắt giam để khởi tố hình sự. Từ ngày 25/12/2015, tòa án Nam Ninh (Quảng Tây) bắt đầu xét xử Lương về tội nhận hối lộ lên tới 111,25 triệu NDT (390 tỷ VND) và lợi dụng chức quyền. Trước tòa, Lương đã thừa nhận mọi tội lỗi và khóc nức nở bày tỏ ân hận…
Liêu Thiếu Hoa có lẽ là trường hợp khôi hài nhất. Vị Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Quý Châu, Bí thư Thành ủy Tuân Nghĩa này từng được gọi là “Tiên phong chống tham”, “Tiêu binh liêm chính”, rất thích dẫn cán bộ vào trại giam để cho họ “nhìn các tấm gương mờ, mà rút ra bài học kinh nghiệm thực tế cho bản thân”.
Tuy nhiên, chính bản thân Hoa lại trở thành “tấm gương mờ” điển hình để các cán bộ soi mình. Tháng 10/2013, Hoa bị đình chức điều tra, sau đó bị Viện Kiểm sát tối cao ra quyết định khởi tố. Ngày 9/4/2015, tòa án Tây An (Thiểm Tây) đã tuyên phạt Liêu Thiếu Hoa 16 năm tù, tịch thu tài sản cá nhân 1,3 triệu NDT về tội nhận hối lộ, lạm dụng chức quyền.
Thường Tiểu Binh
Thường Tiểu Binh
Bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc năm 2015, khi trả lời phỏng vấn báo chí, Thường Tiểu Binh, Tổng giám đốc Tập đoàn China Telecom, giãi bày lương sau thuế của ông chỉ có 8.000 NDT/tháng (28 triệu VND) và nói: “Hiện lương của tôi chỉ chưa tới 10.000 NDT, nhưng không hề gì. Vì sao? Bởi lương của mình đặt trong bối cảnh các xí nghiệp quốc nội đang cải cách… Xí nghiệp trung ương chúng tôi phải gánh vác trách nhiệm với xã hội nên phải ưu tiên đại cục!”
Tuy vậy, sau khi UBKTKLTW quyết định đình chức để điều tra Binh ngày 27/12/2015, báo chí cho biết trong năm 2014, Binh đã kiếm được 1,07 triệu NDT (3,6 tỷ VND) từ cổ phiếu của China Telecom. Ông ta có 2 ngôi nhà ở Bắc Kinh và Hong Kong, có người nhà giữ chức vụ cao trong một công ty đối tác…
Có một số quan chức khoác áo giản dị chất phác, gây ấn tượng quan thanh liêm với công chúng, nhưng sau khi ngã ngựa thì họ cũng khiến mọi người ngã ngửa…
Mao Thiệu Liệt trước vành móng ngựa
Mao Thiệu Liệt trước vành móng ngựa
Mao Thiệu Liệt, Phó chủ tịch Chính Hiệp thị xã Hạ Châu, Quảng Tây, trong mắt cấp trên, đồng sự, cấp dưới và dân chúng là người bình dị dễ gần. Liệt không uống rượu, chẳng hút thuốc, thường xuyên mặc quần áo cũ, đi dép nhựa, thắt lưng đã bong tróc lớp ngoài.
Sau này, cơ quan điều tra cho biết, trong thời gian giữ các chức vụ từ bí thư, huyện trưởng, phó bí thư, phó thị trưởng… Liệt đã lợi dụng chức quyền để giúp người khác mưu lợi rồi nhận hối lộ bằng biệt thự, tiền mặt, thẻ ngân hàng của 37 người với tổng giá trị hơn 11,38 triệu NDT (40 tỷ VND). Ngày 1/4/2015, tòa án Quý Cảng tuyên phạt Liệt 17 năm tù, tịch thu tài sản cá nhân 3 triệu NDT.
Tương tự, Ngụy Bằng Viễn, Vụ phó Vụ Than của Ủy ban Cải cách quốc gia, cũng ăn mặc giản dị, ngày ngày cưỡi xe đạp, nổi tiếng mẫu mực. Nhưng sau khi Viễn bị bắt, cơ quan điều tra đã phát hiện thấy trong nhà ông ta giấu 200 triệu NDT (700 tỷ VND) tiền mặt. Khi kiểm đếm, 4 máy đếm tiền đã bị hỏng do quá tải.
Theo Ngô Tuyết
Bài thơ của cô giáo Lam gồm 20 câu chia làm 5 khổ:
-Khổ 1 nói về tính DÂN CHỦ của Dân còn rất hạn chế là do có thói quen
dựa dẫm nhiều vào Đảng lãnh đạo và quản lý tuyệt đối toàn diện XH…
-Khổ 2 nói lên tính phô trương hình thức thiếu thực tế của VN…
-Khổ 3 nói lên sự phát triển kinh tế làm giầu nóng kém bền vững đã phá hoại nghiêm trọng về môi trường sinh thái của VN…
-Khổ 4 nói lên gói nợ công của VN là đáng quan tâm và lo ngại…
-Khổ 5 nói lên đường hướng phát triển KT-XH của VN là chưa có tiền lệ. Có lúc, có nơi, có người còn cảm thấy bế tắc không biết đến năm 2020 VN đã hiện đại hóa được chưa? Đến hết thế kỷ naỳ ta đã xây dựng
được CNXH hay chưa …
Đất nước mình ngộ quá phải không cô/ Thích làm khó chứ không thích làm dễ/ Hết ngày này lại qua ngày khác/ Hết tuần này lại qua tuần khác/ Hết tháng này lại qua tháng khác/ Hết năm này lại qua năm khác/ Thậm chí, hết nhiệm kì này lại qua nhiệm kì khác/ Rất nhiều việc hẳn ai cũng rõ…
ĐẤT NƯỚC MÌNH RỒI SẼ VỀ ĐÂU EM?
(Họa vần thơ Trần Thị Lam)
Đất nước mình quả ngộ quá em ơi!
Đang tụt hậu đồng nghĩa không chịu lớn
Nôi hồng hoang thích nằm tệ hơn còn bú mớm
Mắt hoang sơ mờ tối lối kêu đòi.
Đất nước mình đâu có lạ em ơi!
Đại Điện và Cửu Trùng Đài kì vĩ
Khác gì chiếc bánh cùng tượng đài nghìn tỷ
Sinh mạng người không xứng cái móng tay.
Đất nước mình chẳng buồn nữa em ơi!
Nhờ vô cảm hủy dần chồi xanh biếc
Biển, rừng, đồng cứ vui mặc cho dù đang chết
Mặc con thuyền nhớ sóng khơi xa.
Đất nước mình nghèo thương giầu bạo em ơi!
Quằn lưng chữ S nặng nợ nần ông cha để lại
Đành ôm hận, lấy gì cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu còn gì nữa phải cúi đầu.
Đất nước mình rồi sẽ về đâu em?
Anh và em làm sao mà biết được
Hỏi trời xanh, hỏi sau, không hỏi trước
Bởi “Hỏi nhau rồi lại nhìn nhau
Ngàn năm chưa nghĩ ra câu trả lời” (chèo dòng lệ Tố Như)
Dân Việt
EM HÃY TIN MỘT NGÀY MAI XÁN LẠN
Nếu đất nước bốn ngàn năm không lớn
Thì bây giờ em chẳng thể gọi tên
Nếu dân tộc đớn hèn như em nghĩ
Thì còn đâu dải bờ cõi nối liền
Em đã quên những bài ca bất tử
Cha ông ta đã bao lần chiến quân nguyên
Em đã quên máu trào ĐIỆN BIÊN PHỦ
Để VIỆT NAM trên thế giới gọi tên
Em đã quên triệu người trong lòng đất
Để hôm nay tổ quốc ngẩng cao đầu
Em đã quên bao linh hồn bất tử
Đang vật vờ đâu đó giữa biển sâu
Sao không hỏi mình làm gì đi nhỉ ?
Mà lại trao câu hỏi ấy cho người
Dân tộc này không bao giờ chết được
(Nếu diệt vong chỉ có lũ sâu thôi)
Những đứa con dù sống hay đã chết
Vẫn ngàn năm quấn quýt trái tim này
Đất nước mình có gì lạ đâu em
Mỗi đứa trẻ sinh ra vẫn ấm vành môi,ngọt sữa
Di sản cho mai sau vẫn được bảo tồn,gìn giữ
Đứng trước năm châu không hổ thẹn cúi đầu
Đất nước mình rồi sẽ về đâu ư ?
Sẽ đứng vững dù can qua,bão tố
Yêu đất nước em chuyên cần dạy dỗ
Góp sức mình xây đát nước phồn vinh
Đất nước mình không ngộ lắm đâu em
Ai đi xa luôn dạt vào nỗi nhớ
Là dân VIỆT lòng ai không trăn trở
Ai không người nặng nợ với non sông
Em có biết đất nước về đâu không ?
Khi lòng người vẫn nhỏ nhen ganh tị
Đem hận thù đớn hèn và ích kỉ
Gieo vào lòng thế hệ trẻ hôm nay
Đất nước mình không ngộ lắm đâu em
Anh vẫn nhớ những ngày đói nghèo,khốn khổ
Chuyện áo cơm nên dang dở học hành
Của ngày đầu đất nước thoát điêu linh
Đất nước mình không buồn thế đâu em
Đói khổ đắng cay qua rồi từng năm tháng
Em hãy tin một ngày mai xán lạn
Sánh vai cùng bốn bể năm châu !
Sao đời nay còn lắm người sáo rỗng
Thích ăn mày từ dĩ vãng cha ông
Yêu đất nước cũng có năm bảy cách
Nhưng hèn nhất, chỉ biết dựa vào của cha ông Một ngàn năm Bắc thuộc, một trăn năm Pháp thuộc
Và hơn 30 năm chiến tranh tàn khốc
Nhiều triệu người và nhiều triệu gia đình phải chết
Cho ngày nay và cho mai sau
Có phải thế mà mạng người rẻ rúm
Sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi
Đất nước này không mất được đâu
Đã có ngày mai, có người chiến đấu
Cho đất nước trường tồn như lời ngợi ca
Có ai biết người chết không bao giờ muốn chết
Vậy bây giờ đừng để gánh nặng cho mai sau???
Và phải coi lũ mọt dân mọt nước
Là kẻ mở đường cho đế quốc sài lang
“Đất nước mình ngộ quá phải không Anh” của cô giáo Lam Hà Tỉnh cũng là một trăn trở. Mỗi người nhìn nhận cuộc sống với góc độ khác nhau : có người trăn trở tích cực, cũng có người bi quan phiến diện, …Nhưng có trăn trở gì nếu không góp phần làm sao cho cuộc sống đẹp hơn thì đừng làm cho lòng người rối ren thêm. Và nhất là đừng nên sĩ nhục, phủ nhận chính mình vì đất nước mình thì có mình trong đó, không “lớn” được thì làm sao đi dạy dỗ người khác nhất là học sinh- tương lai đất nước ? Nay tôi xin phép cô giáo Lam được họa lại bài thơ này với một góc nhìn khác:
ĐẤT NƯỚC TÔI
Đất nước mình ngộ quá tự ngàn xưa
Trẻ ba tuổi bỗng lớn nhanh – Phù đổng
Cơm dưa cà và không cần bú mớm
Nhổ tre làng chống xâm lược, bất công
Đất nước mình lạ quá đến ngày nay
Địa đạo Củ chi, ai hình dung ra được
Đường mòn Trường Sơn vượt đạn bom đi tới
Bởi sức người, lòng yêu nước với đôi tay…
Đất nước mình buồn quá bởi chiến tranh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Di chứng da cam hủy diệt đi tất cả,..
Khiến vợ xa chồng, hóa đá vọng phu….
Đất nước mình thương quá những trẻ thơ
Nhạc pháo ầu ơ, bom như trống hội
Đầu đội hờn căm, ngủ hầm cơm vắt
Vẫn lớn lên thành Văn Tám, Kim Đồng !
Đất nước mình rồi sẽ về đâu ?
Với ngàn năm đô hộ giặc Tàu
Hơn trăm năm giặc Tây xiềng xích
Điện biên phủ lẫy lừng chấn động năm châu !
Đất nước mình rồi sẽ về đâu ?
Sau 12 ngày đêm đạn cày bom xới
Hà nội đó vẫn xanh tươi hy vọng
Mặt Hồ Gươm vẫn lộng lẫy mây trời
Đất nước mình sau chiến thắng mùa xuân
Tưởng đổ nát hoang tàn tất cả
Người di tản ngược xuôi hối hả
Nay lại về hát khúc : 10 mùa hoa
Bến Chương dương, dòng Thị nghè, Tàu hủ
Giờ lộ Đông Tây thênh thang lộng gió
Tuyến Metro sẽ nối liền 2 cửa ngỏ
Hầm Thủ Thiêm thay thế những chuyến đò……
Đất nước mình rồi sẽ về đâu ?
Ai không biết hãy tự vấn lòng mình trước
Trời mãi xa, mail sẽ không đến được
Câu hỏi kia là cho cả mọi người…
Bàn tay ta có ngón dài ngón vắn
Gia đình nào cũng có trẻ chưa ngoan
Trẻ chưa ngoan cần người dạy dỗ
Người làm sai cần có kẻ dắt dìu…
Cái dân cần là quan biết lắng nghe
Biết thấu hiểu nhiều oan tình, sai trái
Nhổ sạch cỏ, chữa cây sâu đục hại
Ươm mầm xanh năng chăm sóc khu khu vườn…
Dân tộc mình giàu truyền thống yêu thương
Nhưng bất khuất, hào hùng, dân chủ
Giàu ý chí tự cường, tiến thủ
Hãy hiên ngang trước kẻ cậy cường quyền
Dân tộc ta chung một con thuyền
Chèo một hướng thì sẽ cùng đến đích./.
Phnom Penh 19/05/2016
MAI THỊ NGỌC HÀ
tác giả bài thơ này hoàn toàn không hiểu vì sao bài thơ cô giáo Lam lại có sức lan tỏa và gây bão cộng đồng. Vì chẳng hiểu gì về bài thơ và ngụ ý cô giáo Lam nên đã đáp lại hoàn lạc đề .Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Người ta lớn bởi vì ta cúi xuống”, ý cô Lam rất rỏ ràng : đất nước (hiện nay) chưa thể gọi là lớn vì:” Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…” . Cuộc sống, sinh mạng con người hoá ra nhỏ nhoi . Rừng hết, biển chết, nợ công đã đến con số 30triệu/ đầu người già trẻ lớn bé… Cả bài thơ cô Lam đã phản ánh đúng hiện thực xã hội hiện nay (dù chưa phải là đủ) với câu hỏi day dứt đau đớn: vì ai, vì sao, rồi sẽ ra sao? Cô, cũng như mỗi người dân đều có trách nhiệm, có quyền lên tiếng về những gì liên quan đến cuộc sống của mình. Lịch sử luôn bất biến, nhưng hiện tại lại biến động không ngừng, thật ngu xuẩn nếu mãi tự sướng với quá khứ đến nỗi mù quáng không thấy được hiện trạng đất nước xã hội hiện nay nó như thế nào. Lại càng không nên vô cảm, vô đạo đức bằng những câu ăn theo kiểu hô khẩu hiệu suông, sáo rỗng gọi là “thơ” như thế. Quá tệ, chưa đáng xách dép cho cô Lam
Thà như một tác giả viết chất phác như thế này còn đáng để đọc hơn nhiều:
Đất nước mình rồi sẽ đi về đâu
Rừng đã chết từ lâu, biển khơi thì đang một màu tang tóc
Nước Việt tôi với 54 dân tộc
Cùng 4000 năm lịch sử hào hùng
Những ngày này cả nước muốn vỡ tung
Với chuyện con cá, con tôm chết dọc biển miền Trung duyên hải
Ai cũng biết nguyên nhân từ chất thải
Của Formosa đang xả xuống biển từng ngày
Nhưng than ôi, đắng cay thay
Tối hôm qua họ nói cá chết không liên quan gì nơi ấy
Và người dân ta bắt buộc phải chấp nhận sự thật đấy
Như bao sự thật bị lấp liếm những tháng năm qua.
Đất nước mình nghĩ đến là thấy bao điều xót xa
Khi mỗi đứa trẻ sinh ra đã oằn trên vai gần 30tr tiền nợ
Con bạn, con tôi – tất cả chúng ta đều mắc nợ
Liệu đó có phải đã là tận cùng của một nỗi đau…
Tôi chợt giật mình khi nghĩ đến những ngày sau
Lũ con bạn, con tôi – chúng sẽ ra sao khi phải tiếp tục nín câm trước cường hào phương Bắc
Tôi biết bạn và tôi đều lòng đau như cắt
Trước sự bất công phải gánh chịu từng ngày
Ngửa mặt lên trời, cao xanh có hay
Sống để làm người hay chịu làm nô bộc
Có những lúc đau lòng muốn khóc
Khi nghĩ đến điều ĐẤT NƯỚC MÌNH RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
(Phan Duy Hảo)
Tac gia Phan Duy Hao là ai, de nghi CA moi len phuong lam viec ngay
Bài “Hãy tin một ngày mai sán lạn ” của Nguyễn Thị Nga quá hay! sắc bén. Mình cũng khó hiểu cho một cô giáo dạy văn mà lại có một bài thơ như vậy!
Một thầy thuốc dở giết chết bệnh nhân.
Một người mẹ tồi giết chết con cái
Một cô giáo tồi: giết chết cả một thế hệ
Những người dân Việt Nam – Các Anh/chị/em, Cô, bác thấy thế nào khi đọc bức thư Gửi Tổng Thống Barack Obama của chị Nhí và bài thơ “Tổng thống nước của người ta” ?
1. “Thưa Ngài, tôi tên là Phạm Thị Nhí, sinh năm 1966 – sinh ra tại Quảng Nam, từ một làng quê, nơi có rất nhiều trẻ tật nguyền do di chứng chiến tranh Việt Nam. Gần 50 năm qua, kể từ lúc biết nhận thức, không lúc nào thân thể và tinh thần tôi hết đau đớn vì di chứng chất độc Dioxin…”
2. Một vài đoạn bài thơ “TỔNG THỐNG CỦA NƯỚC NGƯỜI TA” – Tiến Nguyễn
“….Tổng thống của nước người ta
Bắt tay cả những trẻ em người già
Chị bán kẹo, chú bán trà
Ai cũng được gặp thật là vui thay
……
Tổng thống của nước người ta
Dân mình hâm mộ như là Thánh nhân
…….”
Những hình ảnh thân thiện, giản dị, ấp áp, lich lãm,.. trong thời gian Tổng Thống Barack Obama đến thăm Việt Nam cho thấy Ngài rất xứng danh là Nguyên thủ của một đất nước siêu cường, là người tuệ mẫn, có tài ngoại giao xuất sắc,…
Nhưng để gọi là “Thánh nhân” thì tôi chưa biết, chưa thấy “Thánh nhân” đã giúp nước ta, dân ta điều gì lớn lao để xứng từ “Thánh nhân”. Không lẻ chỉ vài cái bắt tay thân thiện, vài cử chỉ lịch lãm, giản dị nơi công cộng chúng ta đã quá hài lòng phải thốt lên từ “Thánh nhân”.
Tôi cũng như chị Nhí trong lá thư chỉ có ước mong rằng : “nếu có thể xin Ngài dành chút thời gian ghé thăm Làng Hòa Bình bệnh viện Từ Dũ. Ngài sẽ không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy những ống nghiệm cùng nhiều bào thai chết lưu còn lưu giữ. Rồi Ngài sẽ nghe các cháu nhỏ bình thường bi bô những ước mơ bình dị.
Chứng kiến sự đối lập ấy tôi tin chắc những người có trái tin nhân ái như Ngài sẽ không cầm được nước mắt…”
Và cũng như chị Nhí “ tôi luôn ước rằng, có dịp nào đó Ngài đến Quảng Nam ,…, đến Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và bao tỉnh thành khác, không chỉ để ngắm phong cảnh tươi đẹp, tiếp xúc với những người dân lam lũ hiền hòa, mà còn để bắt những bàn tay co quắp, những đôi chân teo tóp, nhưng gương mặt biến dạng vì chất độc màu da cam người Mỹ đã rải xuống đất nước hình chữ S nhiều chục năm trước”
Chị ấy đã “Mòn mỏi nhiều năm nay, những nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam đã có những cuộc hành trình công lý và họ đã đến đất Mỹ với mục đích không phải để cầu xin sự bố thí ban ơn mà là muốn được phía Mỹ đừng quên trách nhiệm khi họ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và cơ thể con người Việt Nam”
Các đời Tổng thống đã qua tôi xin không nhắc đến, nhưng với Tổng thống Barack Obama là vị Tổng thống được ca tụng nhất, nếu Ngài và những người có trách nhiệm ở Mỹ có một trái tim “biết đau, biết chia sẻ” và “đôi tai biết lắng nghe.… cùng vào cuộc để công lý, công bằng và trách nhiệm lương tâm, lòng bác ái cùng lên tiếng. Đừng để chúng tôi tiếp tục phải kêu lên những tiếng trong vô vọng nữa….” Lúc đó thì chính tôi sẽ gọi Ngài bằng “Thánh nhân” với lòng ngưỡng mộ vô biên !
Cả đất nước Việt Nam đã đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam Dioxin đứng lên “kêu đòi”, tranh đấu mấy chục năm qua và nhiều việc khác nữa Cô Giáo Lam có thấy không ? Cá chết làm ảnh hưởng đời sống nhiều người dân miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Tôi nghĩ những người Việt Nam có tri thức, có lương tâm không ai không đau xót, trăn trở,… . Vậy thì 3 triệu nạn nhân Dioxin ở nước ta phải chịu di chứng quằn quại đau thương mấy thế hệ Cô giáo có xót xa không ??? Đây là việc tôi thấy mọi người trong đó có cả Cô cần phải chia sẻ, trăn trở và góp tiếng nói để “kêu đòi” mạnh hơn !
Mai Thị Ngọc Hà,26/05/2016
ĐÔI DÒNG CẢM NHẬN:
Một bài thơ để đời, và rất khó để có một bài thứ hai có thể thu gọn hiện thực và viễn cảnh của cả đất nước, có sức lan tỏa chỉ trong vòng mấy câu thơ
Mở đầu:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Những kẻ phản đối, quy chụp, lăng nhục tác giả đã vin vào 3 câu thơ đầu để cho rằng bài thơ báng bổ, phủ nhận cả lịch sử 4000 năm của cha ông. Họ không hiểu, hay cố tình không hiểu khi tách rời 3 câu đầu ra khỏi câu cuối. Đất nước 4000 năm với lịch sử hào hùng chống ngoại xâm, một bề dày văn hóa đặc trưng- sao bổng giật mình nhận ra là” dân không chịu lớn“, “vẫn còn bú mớm”? Đơn giản VÌ- một chữ VÌ:
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Tố Hữu có câu: “Người ta lớn bởi vì ta cúi xuống”. Chưa bao giờ đất nước chịu hèn nhục, o ép trước ngoại bang như hiện nay. Chưa bao giờ bất công xã hội trên mọi lĩnh vực nặng nề như hiện nay. Người dân vẫn cứ mãi cam chịu, “vẫn không biết kêu đòi”, vậy thì “lớn” cái nỗi gì? Cụ Tản Đà từng viết cách đây cả trăm năm: ” Dân hai lăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”. Không ai dám phê phán Cụ coi thường, phủ nhận lịch sử, truyền thống cha ông… này nọ như cô Lam, bởi Cụ viết trong ngữ cảnh phê phán hiện thực xã hội đầy rẫy bất công, con người yếu hèn, vô cảm trước cường quyền thời bấy giờ. Mà xã hội bây giờ cũng có không ít sự tương đồng.
Vì sao nên nỗi??? Ta đọc khổ thơ tiếp:
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Một sự so sánh khái quát giữa VẬT và NGƯỜI, và có kỳ lạ không khi một đất nước lại xem trọng hình thái vật chất, tâm linh giả tạo hơn cả tính mạng của con người? 8.000 lễ hội mỗi năm- trung bình mỗi ngày có đến 22 lễ hội; có nghĩa lý gì khi đạo đức xã hội, tình người ngày càng xuống cấp tệ hại? Chiếc bánh chưng” được làm kỳ vĩ; dự án và tượng đài nghìn tỉ” thì khắp nơi trong khi tính mạng con người Việt Nam chỉ nhỏ bằng “cái móng tay”. Nhiều người vẫn bảo đất nước này rất an bình, rất ổn định, không bạo loạn, không khủng bố… nhưng tại sao mỗi ngày trung bình có 30 người ra khỏi nhà mà không trở về, có 205 người chết vì ung thư, 10 người là nạn nhân của cướp giật? Rồi bao nhiêu điều bất công khác? Con người trở thành nhỏ nhoi, không được tôn trọng thì trách sao những thứ vô giá đã hàng vạn năm SONG HÀNH CÙNG đất nước: rừng vàng, biển bạc, đồng xanh lúa biếc…cũng đội nón ra đi
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đoạn tiếp theo tả chân hiện trạng đất nước đang nợ nần, đang đứng trước nguy cơ phải cúi đầu với năm châu… Phát triển nóng, hào nhoáng bề ngoài nhưng thiếu đi nền móng bền vững, để rồi tất tật hậu quả đổ cho thế hệ con cháu mai sau:
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Di sản cho mai sau có gì? còn gì? Ý tại ngôn ngoại, bài thơ chỉ cần tạo ra vài điểm nhấn để người đọc tự liên tưởng đến những vấn đề bức bối khác. Cuối cùng với toàn cảnh thì đáp án bài thơ bỏ ngỏ, để tất cả chúng ta cùng cảm nhận đau đớn, dằn vặt bởi câu hỏi…”rồi sẽ về đâu?”
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…?
Ai, ai trả lời dùm… câu hỏi thực ra chẳng dành cho ai cả, mà cho chính mỗi người chúng ta. Sự thức tỉnh có thể là muộn màng nhưng- không-bao-giờ- là vô ích…
không được lạc quan tếu, không suy nghĩ phiến diện một chiều vo trach nhiem! Vì sao mà bốn nghìn năm tuổi vẫn không đủ trình độ thực hiện luật biểu tình? Vì sao từ địa phương đến trung ương vẫn mắc bệnh phô trương hình thức phi thực tế? vì sao môi trường sống mỗi ngày một ô nhiễm gây hậu quả nặng nề? Vì sao nợ công ngày một chất cao như núi? Đến hết thế kỷ này liệu đã có CNXH hay chưa???
Đất nước mình có gì ngộ đâu em
Gió chướng đông tây thổi đến quê mình
Âu cũng bởi nhân duyên, nghiệp lực
Đất nước nầy có gì ngộ đâu em
Thực tế…Dưới sự cai trị của một tổ chức độc tài(Đảng) cộng sản…Việt nam đã bị tụt xuống hạng thấp kém thua cả những nước quanh khu vực thời phong kiến thua ta…mọi mặt đời sống xã hội, môi trường, đạo đức, giáo dục, y tế…đều bị hủy hoại…Biên giới biển đảo bao đời cha ông gìn giữ bị bọn giặc Cộng biến thể của phong kiến phương Bắc bạn bè anh em 4 tốt của “Đảng” xâm lăng chiếm giữ, chúng còn âm mưu chế ngự, thôn tính toàn bộ để làm bàn đạp chiếm trọn biển đông…
bai tho qua hay