Theo các bác sĩ hàng đầu Israel, thành phần kim loại độc hại có trong vắc-xin chính là tác nhân quan trọng khiến hệ miễn dịch quay trở lại tấn công chính cơ thể chúng ta, gây ra các bệnh tự miễn như viêm khớp, lupus, đái tháo đường, viêm mạch máu…
Bác sĩ lâm sàng người Israel Yehuda Shoenfeld dành hơn 3 thập kỷ để nghiên cứu hệ miễn dịch ở người và đã có những đột phá. Ông đã viết 25 cuốn sách, gồm những sách về thực tế lâm sàng như: Bức tranh lắp ghép về tự miễn dịch, Tự kháng thể, Tiêu chuẩn chẩn đoán trong các bệnh tự miễn, Nhiễm trùng và tự miễn dịch, Ung thư và tự miễn dịch… Shoenfeld được mệnh danh là “cha đỡ đầu của ngành tự miễn”, ông thực hiện khá nhiều nghiên cứu về vai trò của tự miễn dịch ở các bệnh như: Tiểu đường loại 1, viêm loét đại tràng, đa xơ cứng v.v.
Gần đây, “cha đỡ đầu của ngành tự miễn” đang nhắm vào vắc xin. Cụ thể, thành phần của vắc xin bao gồm các kim loại độc hại chính là tác nhân quan trọng khiến cho làn sóng bệnh tự miễn đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Trong một bài báo gần đây được công bố trên tạp chí Pharmacological Research, Shoenfeld và đồng nghiệp đưa ra các nhận định chưa từng có, chỉ ra 4 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch do vắc xin gây ra.
Theo Shoenfeld và đồng tác giả Alessandra Soriano: Một mặt, vắc xin ngăn ngừa nhiễm trùng và có thể kích hoạt khả năng tự miễn dịch. “Mặt khác, nhiều báo cáo mô tả về miễn dịch sau tiêm chủng cho thấy rõ ràng rằng vắc xin thực sự có thể tự kích hoạt miễn dịch. Các bệnh tự miễn được xác định có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin gồm: Viêm khớp, lupus (lupus ban đỏ hệ thống, SLE), đái tháo đường type 2, giảm tiểu cầu, viêm mạch máu, viêm da cơ địa, Hội chứng Guillain-Barre và rối loạn bao Myelin sợi thần kinh. Hầu như tất cả các loại vắc xin đã được báo cáo đều có liên quan đến sự khởi phát của Hội chứng tự miễn do tá dược (ASIA) gây ra”.
Hội chứng tự miễn gây ra bởi tá dược (còn gọi là hội chứng Shoenfeld) – lần đầu tiên xuất hiện trên Tạp chí Tự miễn dịch năm 2014. Đây là một thuật ngữ bao quát dùng để chỉ tập hợp các triệu chứng tương tư như Hội chứng mệt mỏi mãn tính sau khi tiếp xúc với một loại tá dược của thuốc, một tác nhân đến từ môi trường bên ngoài bao gồm cả các thành phần có trong vắc xin. Kể từ đó, một cơ quan nghiên cứu khổng lồ đã sử dụng ASIA làm chuẩn để bắt đầu làm sáng tỏ bí ẩn về độc tố đến từ môi trường, đặc biệt là nhôm kim loại có trong vắc xin. Loại nhôm này có thể gây ra phản ứng chuỗi ở hệ miễn dịch một số người và dẫn đến bệnh tự miễn.
Khi bị bệnh tự miễn, hệ miễn dịch sẽ vì một lý do nào đó mà quay trở lại tấn công chính cơ thể. Ví dụ, nếu hệ miễn dịch tấn công sai vào mô khớp thì sẽ gây viêm khớp dạng thấp. Nếu chúng nhắm vào các đảo nhỏ của các tế bào tua Langerhans trong tuyến tụy thì có khăn năng gây ra bệnh đái tháo đường, v.v.
“Trong cuộc đời chúng ta, hệ thống miễn dịch bình thường sẽ duy trì ranh giới tốt đẹp giữa việc bảo tồn các phản ứng miễn dịch bình thường và phát triển các bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có khả năng tự đề kháng. Khi sự tự dung nạp bị xáo trộn, dẫn đến hệ miễn dịch bị rối loạn, khi đó bệnh tự miễn xuất hiện. Tiêm vắc xin là một trong những điều kiện có thể gây rối loạn cân bằng nội môi ở những người dễ mắc bệnh này, dẫn đến hiện tượng tự miễn và Hội chứng tự miễn do tá dược (ASIA)”, bài báo của Shoenfeld và đồng nghiệp viết.
Trên trang web lưu trữ các nội dung học thuật ScienceDirect có bài đăng “Dự đoán khả năng tự miễn dịch sau tiêm chủng: Ai có thể gặp rủi ro?” cũng liệt kê 4 nhóm người “nhạy cảm” với các bệnh tự miễn do vắc xin gây ra:
1) Những người trước đó đã có phản ứng tự miễn dịch với vắc xin,
2) Các bệnh nhân có tiền sử bệnh tự miễn,
3) Bệnh nhân có tiền sử dị ứng,
4) Có tiền sử gia đình về tự miễn, sự hiện diện của tự kháng thể có thể phát hiện được bằng xét nghiệm máu cũng như các yếu tố khác bao gồm vitamin D thấp và hút thuốc.
Điều kiện gây ra tự miễn
Theo Shoenfeld và các đồng nghiệp, ở nhóm người có “điều kiện tự miễn dịch đã được thiết lập”, thì những người này sẽ có nguy cơ “bùng phát sau khi tiêm vắc xin”. Các vắc xin có chứa vi-rút sống như thủy đậu, sốt vàng, sởi, quai bị và rubella (MMR) nói chung sẽ “chống chỉ định” đối với những người mắc bệnh tự miễn vì có nguy cơ “virus nhân lên không kiểm soát”. Nhưng vắc xin bất hoạt cũng không hẳn là an toàn, vì chúng thường chứa thành phần nhôm tá dược có thể làm bệnh tự miễn trầm trọng hơn.
Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà miễn dịch học đã phát hiện: Bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp (một bệnh tự miễn) sau khi được tiêm vắc xin cúm đã bị đau khớp và sốt nhiều hơn so với người không tiêm, mức độ tự kháng thể trong máu cũng tăng lên sau khi tiêm vắc xin cúm. Hơn nữa, các bệnh nhân này còn phát triển thêm các loại tự kháng thể mới không hề có trước đây và chúng tiếp tục tồn tại rất lâu sau đó. Sự hiện diện của tự kháng thể được dự đoán là đã tồn tại trước khi xuất hiện triệu chứng, thậm chí là nhiều năm trước khi khởi phát bệnh. Với những ai am hiểu về miễn dịch học thì đây là một vấn đề khá nghiêm trọng.
Mối lo ngại về nhôm
Nhôm là tá dược được thêm vào vắc xin từ khoảng năm 1926 khi Alexander Glenny và các đồng nghiệp nhận thấy nó tạo ra kháng thể tốt hơn so với việc chỉ có kháng nguyên bất hoạt của mầm bệnh. Glenny cho rằng nhôm giúp tạo ra một “hiệu ứng kho” – làm chậm quá trình giải phóng kháng nguyên và tăng cường phản ứng miễn dịch. Trong 60 năm, lý thuyết của ông đã được chấp nhận và gần như trở thành một giáo điều trong ngành sản xuất vắc xin. Và cũng từ thời điểm đó, tuy phong trào tiêm vắc xin được lan rộng cho đến ngày nay, nhưng ít ai thắc mắc về việc tiêm nhôm vào cơ thể. Điều này khá kỳ lạ vì từ trước đến nay nhôm vẫn được coi là kim loại có độc tính cao đối với cơ thể.
Độc tính thần kinh của nhôm đã được trình bày kỹ lưỡng. Nó ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, kiểm soát tâm lý. Nó làm hỏng hàng rào máu não, kích hoạt viêm não, làm suy giảm chức năng của ty thể tế bào thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó là nhân tố chính gây các “mảng bám” tinh bột và tình trạng xáo trộn trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer. Nhôm đã được đề cập là có liên quan đến bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), tự kỷ, và được chứng minh là yếu tố gây ra dị ứng.
Khi bệnh nhân chạy thận vô tình được truyền nhôm, thì họ sẽ mắc phải “bệnh não do lọc máu” (DAE) với các triệu chứng thần kinh như: Bất thường trong giọng nói, run, giảm trí nhớ, suy giảm tập trung và thay đổi hành vi. Nhiều bệnh nhân cuối cùng hôn mê và chết. Một số người may mắn sống sót khi loại bỏ nhôm bằng lọc máu nhân tạo và họ đã nhanh chóng phục hồi.
Nghiên cứu mới nổi của Đại học British Columbia đã phát hiện rằng, chất nhôm bổ trợ được tiêm vào chuột có thể làm thay đổi biểu hiện của các gen liên quan đến tự miễn dịch. Và trong nghiên cứu gần đây của họ được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, các nhà miễn dịch học tại Đại học Colorado đã phát hiện ra rằng DNA của vật chủ được kêu gọi tham gia vào cuộc tấn công của nhôm, nó nhanh chóng phủ lên nhôm, gây ra các hiệu ứng mà giới khoa học hầu như vẫn chưa khám phá ra được.
Chứng yếu và đau cơ (Macrophagic Myofasciitis)
Trong số các bằng chứng ngày càng nhiều về tác hại nhôm, tính di động của nhôm trong cơ thể có lẽ là điều đáng lo ngại nhất. Năm 1998, nhà nghiên cứu người Pháp Romain Gherardi và các đồng sự đã quan sát thấy tình trạng mới nổi không rõ nguồn gốc xuất hiện ở những bệnh nhân sau tiêm chủng. Đó là hội chứng mệt mỏi kinh niên, với các triệu chứng sưng hạch, đau khớp và kiệt sức. Sinh thiết mô cơ delta (nằm ở vai) của bệnh nhân cho thấy các tổn thương có đường kính lên tới 1 cm và tỏ ra khá đặc trưng. Sau khi phân tích, Gherard hết sức ngạc nhiên: Chúng chủ yếu là các đại thực bào – các tế bào bạch cầu lớn trong hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ nuốt chửng những kẻ xâm lược ngoại lai trong cơ thể. Trong dịch tế bào của các thực bào này có kèm theo các chất kết tụ của tinh thể nano nhôm.
Gherardi và các đồng sự bắt đầu tiêm nhôm vào chuột để xem điều gì đã xảy ra. Nghiên cứu của họ được công bố vào năm 2013 cho thấy các hạt kim loại bị các đại thực bào nhấn chìm, và hình thành các u hạt phân tán đến các hạch bạch huyết ngoại vi, lách, gan và cuối cùng là não.
Xuân Nhạn
Theo GreenMedInfo.com, tinhhoa.net
Xin cám ơn Tác giả về bài báo này ạ.