Home » Sức khỏe, Tiêu Điểm » Vaccine COVID-19 gây ung thư như thế nào?

Mặc dù mối liên hệ giữa kháng thể và bệnh tật được nghiên cứu nhiều hơn so với các loại protein miễn dịch khác nhưng điều này không có nghĩa là kháng thể sẽ có ảnh hưởng quyết định đến quá trình tiến triển của bệnh. Thật ra Interferon típ I còn có vai trò lớn hơn so với kháng thể.

(Ảnh: Africa Studio/Shutterstock)

(Ảnh: Africa Studio/Shutterstock)

Kháng thể không phải là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động miễn dịch chống ung thư

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ kháng thể IgG4 tăng cao đột biến trong máu của những người đã tiêm ba mũi vaccine COVID mRNA. Một số nhà báo suy đoán rằng đây có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc ung thư ở những người đã tiêm vaccine COVID-19. Thật ra đó không phải là nguyên nhân chính khiến những người tiêm vaccine COVID-19 tái phát ung thư hoặc mắc bệnh ung thư, thậm chí là ung thư ác tính tiến triển nhanh. Ngoài ra, có một nghiên cứu sớm hơn cũng đưa ra những cơ chế hợp lý để giải thích nguy cơ mắc ung thư dựa trên hoạt động miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cả hai nghiên cứu trên.

Một lời ngụy biện mà chúng ta thường nghe chính là: ‘Việc kiểm tra nồng độ kháng thể rất dễ dàng. Hơn nữa, kháng thể là cơ chế hoạt động chính của vaccine và là trọng tâm trong quá trình phát triển vaccine. Vì vậy, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu và thảo luận về loại protein miễn dịch này. Như vậy, kháng thể chắc chắn sẽ là một dấu hiệu quan trọng để dự đoán diễn tiến của bệnh. Kháng thể sẽ là yếu tố quyết định đối với kết quả bệnh’.

Bác sĩ Colleen Huber cho rằng, trong 16 năm chăm sóc bệnh nhân ung thư với vai trò là bác sĩ chuyên khoa ung thư điều trị bằng liệu pháp tự nhiên, nếu cô cũng có suy nghĩ này, thì hầu như tất cả các bệnh nhân của cô đều đã chết vì không được điều trị đúng cách.

Thật ra, ung thư vẫn là một căn bệnh nan y do quá trình tổn thương DNA, rối loạn miễn dịch, gián đoạn tín hiệu tế bào, tăng trưởng mất kiểm soát, không có quá trình chết theo chương trình, các mô bị suy yếu, tăng sinh mạch và rối loạn trao đổi chất. Đó là những đặc điểm chính của một khối tế bào có thể tự nuôi sống bản thân nhưng lại gây hại cho cơ thể vật chủ. Những đặc điểm này khiến việc điều trị ung thư rất khó thành công. Trong bài viết này bác sĩ Colleen Huber sẽ thảo luận về những thách thức mà chúng ta sẽ gặp phải trong quá trình điều trị ung thư.

IgG3 và IgG4

Trước tiên, chúng ta sẽ thảo luận về một nghiên cứu mới so sánh kháng thể IgG3 và kháng thể IgG4 ở những người đã tiêm ba mũi vaccine. Trong bài viết, nghiên cứu này sẽ được gọi là nghiên cứu IgG4. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người đã tiêm ba mũi vaccine có khả năng dung nạp không gây viêm ở mức cao đối với protein gai. Khi đó, bệnh nhân sẽ không có các triệu chứng điển hình như khó thở, ho, mất khứu giác và các triệu chứng rõ ràng khác của COVID-19. Kháng thể IgG4 cho phép virion và protein gai tích tụ trong cơ thể mà không xuất hiện các triệu chứng báo động thông thường.

Vì vậy, khi kết quả PCR COVID dương tính, bệnh nhân sẽ có triệu chứng nhẹ hơn hoặc thậm chí là không có triệu chứng. Điều này có thể phần nào giải thích được lý do tại sao nhiều người nổi tiếng và các chính trị gia thường đăng trên MSM rằng: ‘Tôi đã dương tính với COVID, nhưng nhờ tiêm vaccine, bệnh của tôi nhẹ hơn’. Tuy nhiên, việc hệ miễn dịch của những người tiêm vaccine COVID-19 không thể đánh bại virus SARS-CoV-2 một cách hiệu quả đã cản trở khả năng hình thành miễn dịch trung hòa lâu dài trong cơ thể họ. Vì vậy, những người này (ít nhất là trong thời gian đầu) sẽ dung nạp với lượng lớn protein gai trong cơ thể và dễ bị tái nhiễm hơn. Ngoài ra, các tác giả của nghiên cứu IgG4 còn đưa ra một điều đáng lo ngại hơn. Cơ sở cho sự tái nhiễm với các triệu chứng nhẹ là hiện tượng rối loạn chức năng miễn dịch cùng với khả năng tích lũy tải lượng virus, protein gai và kháng thể, sẽ mang lại những hậu quả không tốt cho sức khỏe trong tương lai của chính họ. Với việc có lượng globulin miễn dịch cao giống như trong bệnh u tủy cũng có thể tạo ra những bệnh giống như đa u tủy ở người đã tiêm vaccine COVID-19. Loại máu chứa nhiều protein thư thế này cũng gây hại cho các cấu trúc lọc của cầu thận.

Hiện tượng đáp ứng miễn dịch lệch hướng này được gọi là “mồi gây bệnh” (hay còn gọi là Bệnh lý tăng cường qua trung gian kháng thể). Đó là một đáp ứng không phù hợp của hệ miễn dịch: không nhận ra và không có đáp ứng hiệu quả với các yếu tố gây bệnh thực sự, ngược lại tập trung nguồn lực để tiêu diệt những kháng nguyên không gây nguy hiểm. Hiện tượng này xảy ra do vaccine mRNA được thiết kế để kích thích cơ thể tạo ra loại protein gai đặc trưng cho chủng SARS-CoV-2 gốc tại Vũ Hán, nhưng điều này lại không hiệu quả đối với các chủng Delta, Omicron và các chủng xuất hiện sau này. Bởi vì chủng virus gốc tại Vũ Hán đã bùng phát trước đó nên có thể nói rằng vaccine COVID lỗi thời ngay vào thời điểm chúng được tung ra thị trường.

Trong trường hợp nhiễm trùng tự nhiên, kháng thể IgM sẽ được sản xuất ra với số lượng lớn trong một thời gian ngắn sau khi nhiễm trùng, ngược lại, kháng thể IgG sẽ xuất hiện chậm hơn và là loại kháng thể tồn tại lâu dài trong cơ thể sau khi hết nhiễm trùng. (Bác sĩ Colleen Huber đưa ra ví dụ rằng vẫn có thể phát hiện lượng lớn IgG của bệnh sởi trong máu sau khi mắc bệnh hàng chục năm. Đó là đáp ứng miễn dịch tự nhiên và không cần sử dụng vaccine)

Phân nhóm IgG4 là một phân nhóm kháng thể không gây viêm có tương quan thuận với khả năng dung nạp kháng nguyên, ví dụ tiêm dị ứng nguyên có thể khiến hệ miễn dịch dung nạp với phấn hoa. Phân nhóm kháng thể này không có chức năng effector. Tương tự, IgG4 cũng tương quan nghịch với hiện tượng sốc phản vệ. Trong nghiên cứu IgG4, khi tiêm vaccine COVID-19, lượng IgG4 tăng rất cao. Đặc biệt sau mũi vaccine mRNA thứ ba, IgG4 tăng gấp 38 lần. Trong biểu đồ dưới đây, tỷ lệ theo trục y là logarit cho thấy IgG4 có tỷ lệ rất cao.

1

Đồng thời, những người tiêm hai và ba mũi vaccine COVID-19 có hiện tượng giảm đáng kể kháng thể IgG3 sau 180 ngày và 210 ngày tiêm vaccine. Chúng ta có thể quan sát thấy trên thang logarit, lượng kháng thể IgG3 giảm mạnh cùng với hiện tượng lượng kháng thể IgG4 tăng vọt. Đây là biểu đồ của nghiên cứu IgG4:

2

ác tác giả của nghiên cứu IgG4 cho rằng phân nhóm IgG3 là phân nhóm kháng thể tiền viêm và là một trong những thành phần của hệ miễn dịch tham gia chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Mặc dù cũng có những bằng chứng chứng minh điều ngược lại nhưng các tác giả của nghiên cứu IgG4 và một số nhà báo lại cho rằng IgG3 có thể vô hiệu hóa và chống lại các kháng nguyên gây bệnh một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, ngoài mối tương quan về hiệu giá, có rất ít bằng chứng để khẳng định rằng kháng thể IgG3 là “những chiến binh” giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Các tác giả của nghiên cứu IgG4 cũng cũng ghi nhận rằng có một quan sát về “đáp ứng của IgG3 tương quan với khả năng bảo vệ chống lại HIV” và chỉ có sự gia tăng kháng thể IgG3 sau khi nhiễm SARS-CoV-2 tự nhiên nhưng không rõ cơ chế bảo vệ.

Một manh mối quan trọng khi ghi nhận nồng độ IgG3 thấp trong nghiên cứu IgG4 là quá trình glycosyl hóa IgG3 có ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh COVID-19. (Globulin miễn dịch là các phân tử protein được glycosyl hóa, nhưng khi xảy ra quá trình glycosyl hóa quá mức sẽ ảnh hưởng đến chức năng tối ưu của những phân tử này)

Phân nhóm IgG3 chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nhóm kháng thể IgG và vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhóm tế bào lympho B sản xuất kháng thể IgG3 và IgG4 cũng chỉ một tỷ lệ nhỏ, lần lượt là 3% và 4% trong tổng số tế bào lympho B.

Kháng thể IgG3 thấp không phải khi nào cũng tương quan với tình trạng bệnh nhẹ. Ví dụ, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), chúng ta sẽ thấy rằng có mối tương quan giữa nồng độ IgG3 thấp và các đợt cấp nặng của COPD. Tất cả các kháng thể, bao gồm cả phân nhóm IgG3 và IgG4, thường sẽ tăng lên và sau đó giảm xuống trong trường hợp nhiễm trùng tự nhiên. Ở phần dưới đây, bác sĩ Huber sẽ giải thích lý do tại sao cô không thể khẳng định cặp quan hệ nguyên nhân – kết quả mà chúng ta đang giả định ở đây. Đó là tỷ lệ IgG3 / IgG4 thấp sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng miễn dịch chung. Thay vào đó, bác sĩ Huber cho rằng nhiều khả năng ở đây có sự tác động của các cơ chế khác, cũng sẽ được trình bày bên dưới

Có yếu tố tham gia vào chức năng miễn dịch chứ không chỉ có kháng thể

Nhận thức sai lầm đầu tiên về IgG chính là khi suy luận rằng: vì kháng thể được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có thể dễ dàng xác định nồng độ trong máu nên kháng thể chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch phức tạp và tinh vi của chúng ta. Việc chúng ta cho rằng những gì chúng ta nhìn thấy sẽ là yếu tố quyết định cũng giống như việc chúng ta nhìn vào da và da sẽ là yếu tố quyết định đến sự thay đổi của các cơ quan nội tạng. Rõ ràng, điều này hoàn toàn không đúng.

Trước tiên, hãy giả sử rằng tất cả các tế bào miễn dịch trong máu đóng vai trò quyết định trong chức năng miễn dịch. Đây sẽ là tỷ lệ của kháng thể globulin miễn dịch IgG so với phần còn lại của hệ miễn dịch:

Các phân tử globulin miễn dịch gắn trên bề mặt tế bào B. Ở đây những phân tử này đóng vai trò là thụ thể cho kháng nguyên. Tế bào B có thể thay đổi về số lượng, nhưng chỉ chiếm trung bình 5,2% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể và bạch cầu chỉ chiếm 0,1% số tế bào trong máu. Do đó, tế bào B chiếm khoảng 0,00005% hay 5 trên 100.000 tế bào máu.

Bác sĩ Huber sẽ giải thích rõ hơn về điều trong phần tiếp theo.

3

Tỷ lệ của tế bào lympho B trong máu rất nhỏ so với các loại tế bào khác. Hãy quan sát hình dưới đây, bạn sẽ thấy rằng đường màu đỏ rất mảnh ở ngoài cùng bên trái chính là tỷ lệ của tất cả các tế bào lympho B so với các loại tế bào khác trong máu. (Thật ra nếu đúng với tỷ lệ, thì đường màu đỏ này cần phải mỏng hơn một chút nữa)

Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét những khía cạnh khác của chức năng miễn dịch: đó là các tế bào miễn dịch – những chiến binh mạnh mẽ chống lại bệnh ung thư. Những chiến binh này có liên quan đến tải lượng virus cao và/hoặc lượng protein gai cao, đặc biệt là sau khi tiêm vaccine COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hai loại tế bào chống ung thư quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta là tế bào diệt tự nhiên (NK) và tế bào T CD8+ đã giảm đáng kể sau khi tiêm vaccine. Việc giảm số lượng các tế bào NK có thể dẫn đến dễ xuất hiện các khối u ác tính hơn.

Mối liên quan giữa vaccine mRNA COVID và nguy cơ ung thư đã được thảo luận trong một bài báo của tiến sĩ Seneff và bác sĩ Nigh được đăng vào tháng 4 năm 2022.

Mối bận tâm của cộng đồng khoa học tập trung vào hệ thống miễn dịch thích nghi với vai trò nhỏ hơn, trong đó chủ yếu là phần miễn dịch dịch thể. Giới khoa học đã không đặt tâm hoặc không quan tâm đến hệ thống miễn dịch bẩm sinh mạnh hơn và quan trọng hơn rất nhiều đã khiến bài báo này không còn được chú ý. Bác sĩ Huber khuyến cáo chúng ta không chỉ cần đọc mà còn cần phải nghiên cứu kỹ bài báo của hai tác giả Seneff, Nigh để hiểu rõ về ảnh hưởng của vaccine COVID-19 đối với quá trình sinh u, hiện tượng suy giảm miễn dịch đối với ung thư và hiện tượng di căn.

Tiến sĩ Seneff và cộng sự phát hiện ra rằng điều nguy hiểm nhất đối với hệ miễn dịch khi tiêm vaccine mRNA là ảnh hưởng đến các đường truyền tín hiệu của interferon típ I. Tác động này làm suy yếu chức năng giám sát và phát hiện ung thư của hệ miễn dịch. Kết quả là, chúng ta sẽ “thấy” những khối u mới hoặc những khối di căn ở những người đã từng mắc ung thư sau khi tiêm vaccine COVID-19. Những người này còn có thể mắc cả ung thư tiến triển nhanh. Đây chính là cách lý giải của Seneff và các cộng sự. Trong bài báo này, nhóm tác giả đã trình bày rất chi tiết. Ở đây, bác sĩ Huber chỉ tóm tắt lại một cách ngắn gọn.

Ivanova và các cộng sự đã phát hiện rằng những người bị nhiễm SARS-CoV-2 tự nhiên có sự gia tăng đáng kể của một loại cytokine quan trọng – interferon típ I từ các tế bào tua ngoại vi. Ngược lại những người tiêm vaccine COVID mRNA không có khả năng cũng như không có sự gia tăng nồng độ của interferon típ I. Với phát hiện này, chúng ta có thể thấy rõ rằng vaccine COVID đã chặn tín hiệu của interferon típ I.

Và sự chặn tín hiệu interferon típ I của vaccine COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng miễn dịch khác, tạo ra lỗ hổng trong hệ miễn dịch, không chỉ với những bệnh do virus mà còn cả với bệnh ung thư. Vai trò quan trọng của interferon trong cuộc chiến chống ung thư được thể hiện rõ ràng nhất qua hiệu quả lâm sàng sau nhiều thập kỷ ứng dụng interferon để điều trị ung thư.

Một trong những cơ chế quan trọng để chống lại ung thư của interferon típ I là làm tăng biểu hiện của gen ức chế sinh u p53, cũng như các chất ức chế kinase. Những cơ chế này làm ngừng sự sinh sản của các tế bào ung thư. Có một loại interferon típ I quan trọng nữa là interferon-alpha. Loại interferon này giúp cơ thể nhận biết được các tế bào ung thư. Thông qua interferon-alpha, các tế bào miễn dịch có thể “nhìn thấy” và tiêu diệt tế bào ung thư. Hai tác động quan trọng khác của interferon típ I, đặc biệt là interferon-alpha chính là thúc đẩy quá trình biệt hóa và chết theo chương trình của tế bào.

Đây là hai trong số nhiều cơ chế quan trọng để chống lại ung thư. Interferon loại I cũng kích hoạt các tế bào chống ung thư quan trọng đã được nhắc đến là tế bào lympho T CD8+ và tế bào diệt tự nhiên. Ngoài ra Interferon típ I còn có những tác động trên gen, giúp ức chế khối u, đặc biệt các gen IRF-7. Đây là những gen có vai trò quan trọng trong ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư tụy. Quá trình điều hòa những gen này dường như bị rối loạn sau khi tiêm vaccine mRNA.

Fay và các cộng sự đã thảo luận về sự hình thành cấu trúc G-quadruplex trong RNA và vai trò của cấu trúc này đối với sự biểu hiện của các gen tiền sinh ung, có thể dẫn đến sự tiến triển của bệnh ung thư.

Tỷ lệ mắc ung thư

Ngay từ trước khi triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường, Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine (VAERS) của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đã ghi nhận số ca ung thư sau khi tiêm vaccine COVID-19 cao hơn nhiều so với tất cả các loại vaccine khác trong suốt lịch sử 30 năm của VAERS. Những ca ung thư mới sau khi tiêm vắc xin COVID chiếm 98% số ca ung thư được báo cáo. Đây kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Seneff và các cộng sự:

4

Seneff, Nigh và cộng sự https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9012513

Theo thống kê trên trang Our World in Data, chúng ta sẽ thấy rằng phần lớn những báo cáo về bệnh ung thư trong năm 2021 xuất hiện trước khi người dân Hoa Kỳ được tiêm mũi vaccine mRNA tăng cường (mùa thu năm 2021).

5

Mặc dù mũi vaccine thứ ba là mũi vaccine mà các tác giả của nghiên cứu IgG4 ghi nhận có sự khác biệt nhiều nhất về tỷ lệ IgG3/IgG4, nhưng đây không phải giai đoạn có số ca ung thư tăng cao nhất.

Chúng ta cần phải đánh giá toàn bộ hệ miễn dịch trong cuộc chiến chống lại ung thư, chứ không chỉ có các globulin miễn dịch. Chức năng hiệp đồng và sự phối hợp tinh vi của các tế bào miễn dịch và các cytokine cần phải được bảo vệ khi sử dụng các sản phẩm mới như vaccine mRNA.

(Bài đăng trên The Epoch Times – Epoch Health của tác giả: Colleen Huber

Colleen Huber: Tác giả của những cuốn sách được bán trên Amazon: “Sự thất bại của COVID”, “Tuyên ngôn cho bệnh nhân ung thư” và “Chọn thực phẩm của bạn như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào chúng”. Bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên (NMD) với 15 năm kinh nghiệm).

Đức Nhân biên dịch từ  The Epoch Times – Epoch Health tiếng Anh
Theo ntdvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc