Home » Sức khỏe, Tiêu Điểm » Liệu ung thư có thể được chữa trị?

Mặc dù người phụ nữ trong bức hình này có sắc mặt bình thản, nhưng ngồi lâu trong thế kiết già có thể rất đau đớn. (Ảnh: Minh Huệ)

Lời ban biên tập: Trung Y bao hàm khái niệm ‘nghiệp lực’, thứ được tích lũy từ đời này hay các đời trước vì làm điều xấu hoặc làm hại người khác. Chịu khổ cũng là một cách để tiêu nghiệp.

Hễ nói đến ung thư là người ta cảm thấy sợ, như thể gặp phải cọp dữ vậy. Từ thời cổ đại cho tới hiện đại, y học vẫn chưa thể tìm ra phương pháp chữa trị hoàn toàn bệnh ung thư.

Y học hiện đại đã khám phá ra rằng các tế bào ung thư khác với các tế bào bình thường. Các tế bào ung thư khỏe hơn và sống lâu hơn.

Phương pháp chữa trị ung thư thông thường của Tây Y là trực tiếp giết chết các tế bào ung thư. Tuy nhiên, thuốc hay các phương pháp trị liệu được sử dụng không thể phân biệt các tế bào ung thư với các tế bào bình thường. Đó là lý do tại sao các tế bào bình thường thường bị hủy hoại trong quá trình điều trị. Không có gì ngạc nhiên khi một số người cho rằng đa phần các bệnh nhân ung thư chết vì chính sự điều trị.

Y học truyền thống Trung Quốc (Trung Y) tập trung vào tăng cường sức mạnh căn bản của cơ thể. Trung Y giúp duy trì một trạng thái hài hòa và loại bỏ các nhân tố xấu mà không làm tổn hại đến các tế bào bình thường. Nó cũng có thể kéo dài mạng sống của một người. Tuy nhiên, nó không thể chữa trị hoàn toàn bệnh ung thư.

Tại sao các tế bào ung thư lại có một sức sống mạnh mẽ đến như vậy? Các tế bào ung thư bắt nguồn từ đâu? Tại sao các tế bào ung thư lại có sức hủy diệt đến vậy? Chúng có thể hủy hoại một cơ thể người hoàn toàn khỏe mạnh chỉ trong một thời gian ngắn.

Y học không thể thấy được trạng thái thực sự của sự vật nếu nhận thức và quan niệm hiện tại của người ta không thay đổi. Nếu ai đó có thể xem xét những hiện tượng này từ góc độ tâm linh, nơi mà Thiện và Ác quyết định luật nhân quả, thì người đó có thể thấy được gốc rễ của căn bệnh ung thư.

Trước đây, tôi từng nghe một câu chuyện về một người phụ nữ bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Bác sĩ chẩn đoán bà không thể sống quá hai hay ba tuần lễ.

Thế rồi bà tìm đến một khí công sư, quỳ xuống, và cầu xin ông cứu mạng. Vị khí công sư nói: “Nếu bà muốn sống, bà phải chết đi một vài lần.” Vừa nói, ông vừa bắt người phụ nữ ngồi bắt chéo chân (gọi là ngồi kiết già, hay hoa sen) mà không quan tâm liệu bà có thể chịu đau được hay không.

Bất cứ ai chưa từng ngồi chéo chân như vậy đều cảm thấy khó có thể chịu được sự đau đớn. Trên thực tế, người phụ nữ này đã vượt qua sau khi thét lớn vì đau đớn. Sau đó, người phụ nữ này đã ngồi kiết già từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày và chịu đau đớn.

Cuộc đời bà đã được kéo dài vì điều này. Vài tuần, vài tháng, và hơn một năm đã trôi qua. Cuộc đời bà đã được kéo dài hơn rất nhiều rất nhiều so với 2 đến 3 tuần như được chẩn đoán.

Không may thay, cuối cùng bà đã bỏ dở việc ngồi kiết già và chịu đau. Tôi không biết đó là do bà không thể chịu đựng đau đớn thêm nữa, hay là vì bà đã hiểu được nguyên nhân của sự đau đớn. Rồi bà qua đời.

Vị khí công sư đã dạy bà cách kéo dài mạng sống bằng cách chịu khổ, nhưng ông không thể tiêu nghiệp giúp bà.

Tống Thần Quang

(Theo PureInsight/Epoch Times)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc