Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Xe tăng vào Bắc Kinh, quan chức bị “giam lỏng”, ĐCSTQ sợ bị giải thể?

Hội nghị Trung ương 4 diễn ra tại Bắc Kinh từ 28/10 đến 31/10, trong đó khách sạn Kinh Tây, nơi tổ chức Hội nghị, đã trở thành tâm điểm chú ý của giới quan sát trong và ngoài Trung Quốc. Nhiều dấu hiệu cho thấy các quan chức khi đến khách sạn Kinh Tây đã bị ngắt liên lạc với bên ngoài, ngoài ra xe tăng cũng được điều động vào Bắc Kinh.

Các phe phái lớn trong chính quyền ĐCS Trung Quốc tham dự hội nghị nhằm thảo luận vấn đề cải cách đường lối cai trị, trong đó vấn đề nhân sự, phong trào biểu tình ở Hồng Kông, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung trở thành trọng tâm. Tuy nhiên ngoại giới cũng có người nhận định, bất luận chương trình nghị sự hay hội họp nào của ĐCS Trung Quốc cũng chỉ có một đề tài duy nhất.

Tập Cận Bình

Trước thời điểm diễn ra Hội nghị Trung Ương 4, cụ thể là bắt đầu từ 20/10, các biện pháp thắt chặt an ninh ở Bắc Kinh đã được triển khai. (Ảnh: Kknews)

Quan chức cấp cao ĐCS Trung Quốc bị “giam lỏng”?

Một “Hồng nhị đại” (hậu duệ của thế hệ hệ cách mạng đầu tiên của ĐCS Trung Quốc), từng tiết lộ với Epoch Times rằng trước thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 4, cụ thể là bắt đầu từ 20/10, các biện pháp thắt chặt an ninh ở Bắc Kinh đã được triển khai.

Trong đó, khách sạn Kinh Tây là vị trí được canh phòng cẩn mật nhất, các giao lộ chung quanh khách sạn đều được bố trí xe cảnh sát đứng gác, thậm chí quân đội và lực lượng vũ trang còn xuất hiện tại những giao lộ quan trọng, cảnh sát mặc thường phục được bố trí ở các vùng phụ cận.

Có thể nói ĐCS Trung Quốc đã bày bố “thiên la địa võng” quanh khách sạn Kinh Tây. Theo đó có tin cho rằng, rất khó để liên lạc với các quan chức cấp cao tham dự Hội nghị có mặt tại khách sạn Kinh Tây. Người ở trong khách sạn cũng không được tùy ý rời khỏi hoặc nói chuyện phiếm hay ra ngoài đi dạo, vì theo lời chính quyền đương cục là để “đảm bảo an toàn”.

Tham dự hội nghị lần này có khoảng 370 quan chức ĐCS Trung Quốc, ngoại trừ ủy viên trung ương, ủy viên dự khuyết, thì còn lại là người phụ trách của các cơ quan ban ngành chính phủ trung ương và các tỉnh thành trực thuộc trung ương, và các quan chức quân đội chủ chốt.

Tỉ phú Quách Văn Quý nhận định “cuộc đấu đá này không nhỏ”

Quách Văn Qúy

Quách Văn Quý cho rằng bố trí đảm bảo an toàn trong Hội nghị Trung Ương 4 so với Đại lễ duyệt binh 1/10 thì nghiêm mật hơn. (Ảnh: Supchina)

Tỉ phú lưu vong Quách Văn Quý cho biết, trước Hội nghị Trung Ương 4, rất nhiều xe tăng đã được điều động tới Bắc Kinh và đóng tại các địa điểm mẫn cảm. Các xe tăng này bố trí tại khu vực Tây Bắc Kinh và theo dọc các tuyến đường chủ yếu dẫn vào trung tâm, bao gồm khu Mộc Tê Địa, Nam Trì Tử ở Đông Thành và An Định Môn.

Ngoài ra, Tòa nhà Cục Tình báo Quân ủy Trung Ương liên hợp Bộ Tham Mưu, 81 toàn cao ốc chung quanh, nghĩa trang Bát Bảo Sơn, Ngọc Tuyền Sơn (khu vực nghỉ ngơi của các Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương), Tây Sơn, Tây Sơn Bát Đại, sân bay Nam Uyển và sân bay chuyên dụng cho quân đội ĐCS Trung Quốc ở ngoại ô phía Tây đều có rất nhiều xe đặc chủng cùng tăng thiết giáp.

Rất nhiều vệ sĩ cũng tiến vào khu chỉ huy tàu điện ngầm, trong đó có vài nhân viên trang bị súng bố trí giám sát phía sau người điều khiển tàu. Một người vệ sĩ khác lại đứng giám sát phía sau hai người vệ sĩ phía trước. Quách Văn Quý cho rằng bố trí đảm bảo an toàn trong Hội nghị Trung Ương 4 so với Đại lễ duyệt binh 1/10 thì nghiêm mật hơn.

Đề tài thảo luận chủ yếu chỉ có một

Tin tức trong Hội nghị Trung ương 4 bị phong tỏa nghiêm mật, nên ngoại giới rất khó nắm bắt được nội tình, nhưng mức độ đấu đá kịch liệt nhiều người có thể hình dung được.

Trong những năm gần đây, các hoạt động liên quan đến khoa học kỹ thuật, quân sự, chính trị cùng các phương diện khác của Trung Quốc dường như đã khởi phát sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, biện pháp ứng phó của Bắc Kinh lại càng làm gia tăng bất đồng và gây sự chú ý. Nước Mỹ công khai những biện pháp cho thấy sự đối chọi gay gắt, không kiêng nể.

Việc thắt chặt an ninh tại Hội nghị Trung Ương 4 lần này cũng có thể làm một trong những phương thức nhằm tạo ra tâm lý khủng bố, khiến người trong cuộc thấy sợ hãi không dám nói lên ý kiến bất đồng. (Ảnh: GettyImages)

Việc thắt chặt an ninh tại Hội nghị Trung Ương 4 lần này cũng có thể làm một trong những phương thức nhằm tạo ra tâm lý khủng bố, khiến người trong cuộc thấy sợ hãi không dám nói lên ý kiến bất đồng. (Ảnh: GettyImages)

Trung Quốc ngày càng bị cô lập trên chính trường quốc tế, từng bước hướng đến “bế quan tỏa cảng”, thậm chí có khả năng trở về thời đại Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, thời kỳ Mao Trạch Đông là thời kỳ kinh hoàng, khiến nhiều người nhắc đến còn cảm thấy e sợ, thì liệu có ai muốn trở lại thời kỳ bất an như thế, do đó ngoại giới cho rằng xuất hiện nhiều nghi ngờ xung quanh những tin tức này.

Điều nghi ngờ chính là “lực lượng gây chia rẽ” có mục đích “phá hủy đoàn kết nội bộ đảng”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCS Trung Quốc nói rằng phiên họp toàn thể này phải đối mặt với nhiều thách thức như cái gọi là “sự trỗi dậy của lực lượng gây chia rẽ”.

“Chia rẽ” thực tế là giải thể

ĐCS Trung Quốc trước giờ đều muốn “chấp chính vĩnh viễn”, do đó việc giải thể là điều không mong muốn và nó tất nhiên sẽ dùng đủ loại biện pháp để đạt được sự đồng thuận giữa các bên.

Việc thắt chặt an ninh tại Hội nghị Trung Ương 4 lần này cũng có thể làm một trong những phương thức nhằm tạo ra tâm lý khủng bố, khiến người trong cuộc thấy sợ hãi không dám nói lên ý kiến bất đồng. Tờ Les Echos của Pháp cho rằng trọng điểm hội nghị lần này là duy trì và cải tiến “thể chế khoa học xã hội chủ nghĩa đặc sắc ĐCS Trung Quốc”, củng cố chuyên chính một đảng.

Bình luận viên thời sự Lam Thuật nhận định, Bắc Kinh tuy đối mặt với nhiều nguy cơ, nhưng nó thật sự không quan tâm đến bản thân Hồng Kông mà chỉ để tâm đến những lợi ích mà Hồng Kông mang lại, cũng không quan tâm đến nước Mỹ áp đặt bao nhiêu thuế quan, cũng không quan tâm nền kinh tế Trung Quốc, mà nó chỉ thật sự quan tâm xem bản thân có thể trục lợi như thế nào trong tình hình hỗn loạn và khủng hoảng này.

Điều mà ĐCS Trung Quốc quan tâm nhất là sự cầm quyền, chỉ cần còn nắm quyền hành trong tay thì nó có thể muốn gì làm đó. Cho nên lần hội nghị này vô luận là bao nhiêu chương trình nghị sự thì đề tài thảo luận chủ yếu cũng chỉ là một đảng chuyên chính.

Khải Hoàn

(Theo Epoch Times, tinhhoa.net)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc