Home » Sức khỏe, Tiêu biểu sideshow » Tiến sĩ miễn dịch học Harvard: Trẻ em chưa tiêm vắc xin không có nguy cơ lây bệnh cho bất kỳ ai

Tiến sĩ miễn dịch học Tetyana Obukhanych đã viết một bức tâm thư với hy vọng góp phần sửa đổi một số nhận thức sai lầm phổ biến về vắc-xin, điển hình như sự phân biệt đối xử với trẻ em không tiêm chủng tại trường học là hoàn toàn phi lý.

Tiến sĩ Tetyana Obukhanych cho rằng, tiêm phòng thực chất là một phương pháp phòng bệnh vừa không an toàn vừa không hiệu quả. (Ảnh qua humansarefree.com)

Tiến sĩ Tetyana Obukhanych cho rằng, tiêm phòng thực chất là một phương pháp phòng bệnh vừa không an toàn vừa không hiệu quả. (Ảnh qua humansarefree.com)

Kính gửi nhà lập pháp:

Tên tôi là Tetyana Obukhanych. Tôi có bằng tiến sĩ về lĩnh vực miễn dịch học. Hôm nay tôi viết thư này với hy vọng nó sẽ góp phần sửa đổi một số nhận thức sai lầm phổ biến về vắc-xin. Từ đây nó có thể giúp các vị xây dựng nên một hệ thống kiến thức minh bạch và công bằng dành cho các học thuyết vắc-xin cũng như các phát hiện khoa học mới.

Hiện có một câu hỏi lớn được đặt ra đó là: Liệu những đứa trẻ chưa được tiêm vắc-xin có là mối đe dọa lớn cho cộng đồng đã được tiêm chủng không?

Thời gian qua, người ta thường nói rằng, việc một số phụ huynh không tiêm phòng cho con cái của họ vì nhiều lý do là mối đe dọa lớn cho cộng đồng. Đây cũng là nguyên nhân mà các nhà lập pháp liên bang muốn xem xét đến việc hủy bỏ quyền từ chối tiêm phòng vắc-xin.

Nhưng ông nên biết rằng, bản chất của sự bảo vệ tự nhiên do các loại vắc-xin hiện đại cung cấp, hay cả các vắc-xin mà CDC khuyến cáo dùng cho trẻ em lại không nhất quán với các tuyên bố của nhà sản xuất.

Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra một số loại vắc-xin quan trọng nhưng lại không có khả năng phòng ngừa bệnh tật, bởi vì chúng không được tạo ra để ngăn ngừa lây nhiễm. Thay vào đó, chúng được sử dụng vào mục đích ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hoặc được dùng cho các bệnh không lây nhiễm.

Vắc xin bại liệt

Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV) không hề ngăn ngừa được sự lây nhiễm của virus bại liệt, một loại virus hoang dại đã không tồn tại ở Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ qua. Ngay cả khi virus bại liệt quay trở lại cộng đồng thông qua con đường như du lịch, thì tiêm phòng IPV cũng không mang đến sự an toàn cho công chúng.

Ở đây cần lưu ý rằng, hiệu quả loại trừ virus bại liệt trong quá khứ chủ yếu là nhờ vào việc sử dụng các loại vắc-xin khác như OPV hay còn gọi là vắc-xin bại liệt bằng đường uống. Và mặc dù OPV có khả năng ngăn ngừa sự lây nhiễm virus, nhưng nó đã được loại bỏ từ lâu ở Mỹ và thay thế bằng vắc-xin IPV do sự lo ngại về tính an toàn.

Vắc-xin DTaP ngừa bạch hầu, uốn ván, và ho gà

Một cách chính xác mà nói thì uốn ván không phải là bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác, căn bệnh này chỉ mắc phải khi vết thương hở của bệnh nhân có sự xuất hiện của một loại vi khuẩn có tên là Clostridium Tetani. Vì vậy việc chủng ngừa uốn ván (thông qua vắc-xin kết hợp DTaP) không thể thay đổi sự an toàn cho cộng đồng. Nhất là khi vắc-xin được tạo ra chỉ để bảo vệ mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó, mặc dù vắc-xin độc tố bạch hầu được sản xuất với mục đích ngăn chặn những tác động gây bệnh của độc tố bạch hầu (cũng có trong vắc-xin DTaP), nhưng nó không được thiết kế để ngăn cản sự xâm nhập và lây truyền của vi khuẩn Bạch Hầu. Đây cũng là lý do vì sao mà việc tiêm phòng bệnh bạch hầu không thể làm thay đổi sự an toàn của không gian công cộng và nó cũng chỉ được thiết kế để bảo vệ cá nhân mỗi người.

Nói về vắc-xin ho gà (aP) (thành tố cuối cùng của vắc-xin kết hợp DTaP) hiện đang được sử dụng ở Mỹ, ta sẽ nhận thấy một nghịch lý rằng, việc thay thế toàn bộ các loại vắc-xin ho gà vào cuối những năm 1990 đã dẫn đến dịch bệnh ho gà tái phát trên quy mô lớn chưa từng thấy trước đây.

Khi này, một cuộc thí nghiệm trên những loài linh trưởng bị nhiễm virus ho gà cho thấy rằng: Vắc-xin AP không có khả năng ngăn ngừa sự xâm thực và lây nhiễm của vi rút ho gà. Và chính cơ quan FDA đã đưa ra một lời cảnh báo về phát hiện quan trọng này.

Hơn nữa, trong một cuộc họp vào năm 2013 của Hội đồng cố vấn khoa học tại cơ quan CDC đã tiết lộ thêm dữ liệu đáng báo động rằng: Các biến thể ho gà hiện đang lưu hành tại Hoa Kỳ có lợi thế chọn lọc trong việc gây bệnh cho những người được tiêm ngừa. Có nghĩa là những người được tiêm chủng có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh và do đó họ sẽ dễ dàng lây nhiễm hơn những người không được tiêm chủng.

Vắc xin

Trẻ em chưa tiêm vắc-xin không có nguy cơ lây bệnh cho bất kỳ ai. (Ảnh minh họa qua zazhi.qunba.com)

Vắc-xin cúm Hib

Trong số rất nhiều chủng vi khuẩn Haemophilus influenzae đang tồn tại, thì vắc-xin Hib chỉ có tác dụng đối với nhóm B. Mặc dù sản phẩm này được ra đời với mục đích giảm bớt các triệu chứng hoặc hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn, nhưng nó đã vô tình củng cố sự thống trị mạnh mẽ của các loại vi khuẩn H. influenzae khác (từ nhóm a đến f).

Chính các chủng vi khuẩn này đã khiến cho bệnh dịch xâm lấn đến mức độ nghiệm trọng. Tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn cũng tăng cao. Và nhìn chung cộng đồng chúng ta sẽ dễ dàng mắc phải căn bệnh này nhiều hơn so với trước khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng Hib.

Do vậy, việc phân biệt đối xử với trẻ em không được chủng ngừa vắc-xin Hib trong thời kỳ mà dịch cúm H.influenzae đa chủng loài hoành hành là hoàn toàn không khoa học.

Vắc-xin viêm gan B

Viêm gan B là một căn bệnh do loại siêu vi khuẩn trong máu gây ra. Nó không lây lan trong môi trường công cộng. Đặc biệt là đối với trẻ em, bởi vì đường lây của virus viêm gan B là dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục.

Do vậy, việc tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ em sẽ không có nhiều thay đổi cho tình trạng bệnh dịch ở cộng đồng. Hơn nữa, quyền được đến trường [ở Mỹ] đối với trẻ mang mầm bệnh viêm gan B không hề bị ngăn cấm. Sự cấm đoán chỉ được áp dụng duy nhất dành cho những trẻ không được tiêm ngừa vắc-xin.

Như vậy, rõ ràng việc những đứa trẻ không tiêm phòng viêm gan B và cũng không mang theo mầm bệnh viêm gan B nhưng lại bị kỳ thị tại trường là điều vô cùng phi lý ở thời điểm hiện tại.

Những phản ứng bất lợi của vắc-xin

Các phản ứng bất lợi xảy ra nghiêm trọng như thế nào? Mặc dù việc tiêm chủng thường được thông báo rằng hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, nhưng điều đó lại không được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học.

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở thành phố Ontario, Canada đã xác định rằng việc tiêm phòng thực sự có thể khiến trẻ phải đi cấp cứu với tỷ lệ là 1/168 đối với trẻ 12 tháng tuổi và 1/730 đối với trẻ 18 tháng tuổi. Rõ ràng, nguy cơ xảy ra biến cố sau khi tiêm vắc-xin cho những đứa trẻ đang còn bú mẹ là rất cao. Vì vậy, việc chủng ngừa tốt nhất vẫn là nằm ở sự chọn lựa của các bậc phụ huynh.

Dịch sởi

Liệu chúng ta có nên phân biệt đối xử với những gia đình phản đối vắc-xin bằng lý do điều đó có thể làm bùng phát một số bệnh dịch trong tương lai, chẳng hạn như dịch sởi?

Các nhà khoa học nghiên cứu về bệnh sởi từ lâu đã nhận thức được cái gọi là “nghịch lý bệnh sởi”. Để làm rõ vấn đề này, tôi sẽ trích dẫn những thông tin từ bài viết của trang Poland & Jacobson (1994) có tựa đề: “Sự thất bại trong việc vươn đến mục tiêu loại bỏ bệnh sởi: Một nghịch lý rõ ràng về sự truyền nhiễm của căn bệnh sởi ở những người đã được tiêm phòng”. Nội dung chi tiết như sau:

Arch Intern Med 154:1815-1820:

“Có một nghịch lý rõ ràng là khi tỷ lệ tiêm chủng bệnh sởi trong cộng đồng tăng cao, thì căn bệnh sởi lại trở thành căn bệnh chung của những người được tiêm chủng”.

Nghiên cứu tiếp theo cũng xác định rằng, đằng sau “nghịch lý bệnh sởi” là một phần nhỏ dân số được gọi là người đáp ứng thấp vắc-xin. Theo đó, những người đáp ứng vắc-xin ở mức độ thấp là những người đáp ứng kém với các liều tiêm vắc-xin sởi đầu tiên. Điều này cũng xảy ra tương tự khi họ được tiêm chủng vắc-xin RE. Và rất nhanh chóng họ đã quay trở lại nhóm “dễ bị tổn thương” mặc dù đã được tiêm ngừa đầy đủ.

Theo thông tin ghi nhận, các nghiên cứu về dịch sởi ở Quebec, Canada, Trung Quốc cũng chứng minh được rằng: Dịch sởi vẫn còn xảy ra ngay cả khi việc tiêm chủng vắc-xin được tuân thủ đầy đủ ở mức cao nhất (từ 95 – 97% Và thậm chí là 99%).

Tóm tắt:

Do các đặc tính của vắc-xin hiện đại, nên những người không tiêm chủng cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh bại liệt, bạch cầu, ho gà và nhiều chủng vi khuẩn H. influenzae cao hơn so với các cá thể đã được tiêm vắc-xin. Đồng thời những cá nhân không tiêm chủng cũng sẽ không phải là nguồn lây truyền căn bệnh viêm gan B nguy hiểm ở trường học, cũng như căn bệnh uốn ván (vốn không phải là bệnh truyền nhiễm).

Những đứa trẻ sau khi tiêm phòng có nguy cơ cao sẽ phải đến phòng cấp cứu để điều trị. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với những gì mà mọi người được cho biết, đó là: Việc chủng ngừa không hề có rủi ro.

Dịch bệnh sởi không thể được ngăn ngừa hoàn toàn, ngay cả khi chúng ta đã tuân thủ việc tiêm chủng một cách toàn diện.
Kết hợp cả các sự kiện lại với nhau sẽ cho thấy một sự thật rõ ràng rằng: Sự phân biệt đối xử đối với trẻ em không được tiêm chủng tại trường học là hoàn toàn phi lý.

Trân trọng.

Tiến sĩ Tetyana Obukhanych

Tiến sĩ Tetyana Obukhanych là tác giả cuốn sách “Vaccine Illusion” (Tạm dịch: Ảo tưởng vắc-xin). Cô đã nghiên cứu về miễn dịch học tại một số tổ chức y tế uy tín nhất thế giới. Cụ thể cô lấy bằng Tiến sĩ về Miễn dịch học tại Đại học Rockefeller ở New York và được đào tạo sau tiến sĩ tại Trường Y Harvard, Boston, tiểu bang Massachusetts và Đại học Stanford ở California.

Tiến sĩ Obukhanych cũng thường cung cấp các lớp học trực tuyến cho những người muốn hiểu sâu hơn về cách hoạt động của hệ thống miễn dịch và liệu lợi ích miễn dịch của vắc-xin có đáng để mạo hiểm hay không.

Hoàng An

Theo HRF, tinhhoa.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc