Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Các Mác: “Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu”

Như khối mây đen kịt đang nhăm nhe Trái đất, rồi bất ngờ hóa thành cơn bão dữ, một bóng ma đã ám ảnh châu Âu châu Âu từ năm 1871.

Tượng Naponeon I tại Place Vendôme bị lật đổ trong thời Công Xã Paris. (Ảnh: Internet)

Tượng Naponeon I tại Place Vendôme bị lật đổ trong thời Công Xã Paris. (Ảnh: Internet)

Công xã Paris, cuộc nổi dậy đẫm máu kéo dài suốt 73 ngày, trở thành căn cứ đầu tiên trên Trái đất của chủ nghĩa Cộng sản, như một cơn bão đổ ập xuống.

Các Mác (Karl Các Mác) trong  lời mở đầu “Tuyên ngôn Cộng sản” đã viết rằng “Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu”, bóng ma này bắt đầu giành được vị thế từ cơn bão giết chóc và hủy diệt kéo dài hàng thập kỷ về sau.

Công xã Paris được Các Mác nhận định ngắn gọn là cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản, hoặc “chuyên chính vô sản”. Tác động của nó trở thành mô hình được Lê Nin và Mao Trạch Đông, những người ra sức nghiên cứu và học tập phong trào này, khuếch đại lên bằng mọi cách.

Dầu sôi lửa bỏng

Châu Âu vào giữa thế kỷ 19 sôi sục với vô số lý luận về cách mạng, bao gồm chủ nghĩa xã hội và cộng sản.

Cuộc cách mạng 1848 xuất hiện tại nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, nhưng không được nhìn nhận là cách mạng vô sản theo đường lối cộng sản. Khi Các Mác và Ăng Ghen phát hành ấn bản “Tuyên ngôn Cộng sản” đầu tiên vào Tháng 2/1848. Không cuộc cách mạng nào diễn ra vào năm đó áp dụng theo bản tuyên ngôn này.

Công xã Paris là sự tiếp nối giữa cuộc chiến Pháp – Phổ và quá trình kết thúc Đệ nhị Đế chế Pháp. Vệ Quốc binh bảo vệ Paris trong suốt thời chiến, đã không chấp nhận việc lực lượng chính quy đứng ra ký kết hiệp ước kết thúc chiến tranh. Lực lượng này và quốc hội lâm thời tạm rút về Versailles vào ngày 18/3/1871.

B.Benham trong cuốn sách xuất bản năm 1898, “Khởi nghĩa vô sản: Lịch sử Công xã Paris năm 1871”, đã giải thích sự tiếp nối này: “Tuy nhiên, hàng chục ngàn Vệ Quốc binh, thành phần nòng cốt là công nhân, dưới sự kiểm soát của chính thể dân cử đã thu phục gần như hoàn toàn tầng lớp lao động, đánh dấu sự trỗi dậy của một thực thể vô sản thuần túy”.

Sự trỗi dậy này gắn kết những người thuộc cánh tả với phe có tư tưởng cách mạng. Toàn bộ hệ tư tưởng của nó có thuần túy cộng sản? Không nhất thiết, nhưng các diễn viên và bộ máy của nó vừa khớp với mô tả về một “chuyên chính vô sản” mà Các Mác ủng hộ, và điều này đã đủ để bóng ma áp nhập xuống Trái đất.

“Tầm quan trọng của nó khó mà được đánh giá cao”, Benham viết: “Nó là cuộc chạm trán của nhiều lực lượng, hòa hợp với nhau bằng những hoạt động lớn hơn trên những thị trường rộng mở hơn. Lịch sử của nó là sự nổi dậy quy mô nhất của những người công nhân ‘tự do’ mà thế giới chưa từng thấy”.

Quân khởi nghĩa tàn phá tan hoang cả Paris

Công xã Paris tan rã sau “Tuần lễ Đẫm máu” diễn ra từ 21 – 28/5/1871, thời điểm lực lượng chính quy quay lại và giành quyền kiểm soát thành phố. Người ta nói rằng, lực lượng chính quy đã giết người nhiều hơn quân Công xã và vây cánh của họ.

 

công xã Pari, chủ nghĩa cộng sản,

Tuy nhiên, quân công xã đã tự chứng tỏ mình là những kẻ vô lại, khi họ đi khắp nơi sát hại người dân và cướp bóc tài sản tại thời điểm trước và sau khi lực lượng chính quy quay trở lại.

Họ đốt phá các công trình công cộng và nhà riêng. Khói dày đặc đến nghẹt thở xuất hiện vào Tuần lễ Đẫm máu. Ước tính, một phần tư Paris đã bị tàn phá.

Họ tiêu hủy các kho tàng nghệ thuật. Rất nhiều di sản văn hóa, tập trung tại Paris, đại diện cho tinh hoa nhân loại hàng trăm năm, bị nghiền nát và hóa thành tro bụi. Tranh vẽ, tượng đài, bản viết giấy da, công trình kiến trúc bị tiêu hủy và không thể phục hồi.

Với dòng máu lạnh, họ bắn giết những con tin vô tội, bao gồm các tu sĩ và tổng giám mục. Họ loại bỏ những người bị tình nghi là gián điệp bằng cách cột tay chân những người này rồi ném xuống sông Seine. Tất cả hành động đê hèn và mang tính hủy diệt này đã cho thấy mô hình tương lai của sự trỗi dậy vô sản.

Một số hình ảnh về giai đoạn lịch sử đẫm máu này:

công xã Pari, chủ nghĩa cộng sản,

công xã Pari, chủ nghĩa cộng sản,

công xã Pari, chủ nghĩa cộng sản,

công xã Pari, chủ nghĩa cộng sản,

Nga và Trung Quốc kế thừa

Vladimir Lenin ngưỡng mộ Công xã Paris đến độ đã khiêu vũ trong tuyết ở Moscow vào cái ngày mà chính quyền Bôn Sê Vích (Bolshevik) kế thừa và phát huy tinh thần Công xã.

Lenin viết: “Chúng ta chỉ là những gã lùn đu bám trên vai của những chàng khổng lồ”. Bia mộ của ông được trang hoàng lá cờ đỏ của Công xã.

Khi viết về lịch sử Công xã năm 1930, Edward S.Mason cho rằng: “Công xã Paris không chỉ là thời kỳ hoàng kim rực rỡ trong lịch sử phong trào vô sản, điều nó làm không chỉ là tạo nên những cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với những bài học vô giá về thủ đoạn cách mạng, mà nó trở thành người khai sáng dạng thức chính quyền vô sản, được kế thừa trọn vẹn trong nước Nga cộng sản”.

Mao Trạch Đông cũng đã học tập Công xã Paris, và Cách mạng Văn hóa (1966 – 1977) chính là kết quả quá trình học tập và nghiên cứu của ông.

Chủ nghĩa Cộng sản ngày nay vẫn nhìn nhận Công xã Paris là tổ tiên và hiện thân đầu tiên của học thuyết cộng sản. Dòng dõi và di sản hủy diệt của nó vẫn kéo dài cho đến tận hôm nay.

Gần 150 năm trôi qua, sau khi tiến nhập vào Trái đất, cơn bão hủy diệt vẫn còn điên cuồng càn quét những nơi nó đi qua.

Theo Epoch Times, tinhhoa.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc