Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Người nhạc sĩ lựa chọn lương tâm thay vì ĐCS Trung Quốc

Xin Xiulu từng là một nhạc sĩ chuyên nghiệp ở Trung Quốc, ông cũng từng rất trung thành với Đảng và tôn sùng Mao Trạch Đông, sẵn sàng hiến dâng tế bào thân thể để làm thuốc trường sinh cho Mao.

Thế nhưng ông bị bức hại tàn bạo chỉ vì giúp đỡ nạn nhân trong vụ thảm sát Thiên An Môn 1989. Qua đó ông đã thấy rõ bản chất của chính quyền này và lựa chọn cho mình một con đường chính nghĩa.

Ông Xin Xiulu, 72 tuổi là một nghệ sĩ đàn nhị trên đường phố ở Flushing, New York, nước Mỹ. Thu nhập của ông đến từ những tờ tiền của người qua đường. Nó khác xa với địa vị của ông tại Trung Quốc, một nhạc sĩ chuyên nghiệp từng theo học tại Học viên Âm nhạc, thường xuyên dẫn đầu những đoàn lưu diễn cấp quốc tế.

Nhưng hơn 25 năm trước đây, lương tâm của ông Xin đã đặt ông bước đi trên một con đường khác.

Năm 1989, khi chứng kiến sự tàn bào của cuộc thảm sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, ông đã cố gắng giúp đỡ các nạn nhân.

Sau đó, ông có một khoảng thời gian sống trong bệnh viện cách nơi diễn ra cuộc thảm sát vài cây số. Ông Xin không nằm trong số những người biểu tình tại Thiên An Môn, ông chỉ đơn giản là người đẩy xe những nạn nhân chết hoặc bị thương sau cuộc thảm sát vào bệnh viện.

Theo lệnh của các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã bắn chết hàng ngàn sinh viên và thường dân khác ở quảng trường Thiên An môn và những nơi xung quanh.

(Xem bài: Diễn biến cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn 1989

Tin tình báo tiết lộ hung thủ và số lượng nạn nhân trong vụ thảm sát Thiên An Môn 1989)

Sau đó vài ngày, ông Xin bị bắt trong một cuộc càn quét của cảnh sát để “giúp” phương tiện truyền thông nhà nước biến cuộc biểu tình thành một cuộc nổi loạn phản cách mạng.

nhạc sĩ, lương tâm, Dang cong san trung quoc,

Ông Xin trước đây là một một nhạc sĩ chuyên nghiệp ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

“Những binh lính lưu manh”

Lớn lên trong thời kỳ Đảng Cộng sản phát triển, cũng giống như nhiều người trẻ tuổi khác, ông là một trong những người ủng hộ chính quyền này.

“Tôi từng ủng hộ Đảng Cộng Sản và Mao Trạch Đông hết lòng. Tôi sẵn sàng hiến dâng cơ thể này để bào chế thuốc trường sinh cho Mao”, ông Xin cho biết.

Nhưng ngay cả trước sự kiện Thiên An Môn và những lần bị tra tấn, làm nhục liên tiếp trong tù, ông Xin đã bắt đầu đặt câu hỏi về hệ tư tưởng này. ”Trong những năm 1980, tôi là người đứng đầu đoàn Nghệ thuật và văn hóa Yuan Yang. Lúc đó là ngay sau Cách mạng Văn Hóa và nhiều người Trung Quốc đã bắt đầu không thích ĐCS Trung Quốc”.

https://www.youtube.com/watch?v=Qnv1x77Or0k

Vụ đàn áp và những sự kiện tiếp theo xảy ra khiến ông không còn gì để nghi ngờ. “Các binh sĩ đã hoàn toàn điên cuồng, họ bắn súng khắp mọi hướng và cười hả hê. Sau đó, họ đánh tôi túi bụi bằng báng súng của họ”, ông nói.

Cấp trên của Xin Xiulu và những người đứng đầu đoàn nhạc đã giúp ông ra khỏi nhà tù, nhưng ông vẫn không thể thoát khỏi những tội trạng mà họ bịa ra khiến ông bị buộc phải nghỉ hưu sớm.

nhạc sĩ, lương tâm, Dang cong san trung quoc,

(Ảnh: EpochTimes)

Những năm tiếp theo, ông đã đến Hungary, đất nước đã tự giải phóng khỏi chủ nghĩa cộng sản, nhưng vẫn chấp nhận khách Trung Quốc đến đó mà không cần xin visa. Tuy nhiên, mong muốn nhìn thấy công lý vẫn đeo bám ông dai dẳng.

“Tôi nghi ngờ rằng người cảnh sát đã cáo buộc tôi đánh anh ta có thể thực sự đã bị ai đó đánh, rồi anh ta hiểu lầm và buộc tội tôi”. Thế là ông trở lại Trung Quốc năm 1997.

Sau khi viết đơn kháng án đến cơ quan chức năng, ông không nhận được bất cứ sự thay đổi nào. Thay vào đó, điện thoại của ông bị nghe lén, ông thường xuyên bị quấy rối. Hai con gái của ông cũng bị tẩy chay do “tội lỗi” của cha mình. Một con gái của ông vì vậy mà mất cơ hội vào trường Đại Học Bắc Kinh.

“Trường hợp của tôi không còn là vấn đề với một hoặc hai nhân viên cảnh sát. Đây là tội ác của ĐCS Trung Quốc”, ông nói.

Bi kịch trong cuộc đời nghệ thuật

Ông Xin cũng là tác giả của cuốn tiểu thuyết “Những linh hồn khốn khổ trong nghệ thuật”. Đó là một câu chuyện tình bi thảm trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng vào những năm 1940. Mặc dù đã bị cắt xén một nửa bởi nhân viên kiểm duyệt, nhưng nó đã bị bỏ ra khỏi các kệ sách ở Bắc Kinh sau khi được phát hành năm 2005.

“Khi tôi đến gặp người quản lý cửa hàng sách mà Đảng kiểm soát, ông ta nói với tôi rằng cuốn sách của tôi là phản cách mạng”, Ông nói.

Ông nói cuốn sách của ông chỉ chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực, không phản cách mạng.

Họ đáp lại rằng: bất kỳ cuốn sách nào dù là chống tham nhũng hay chống lạm dụng quyền lực đều là một “cuốn sách phản cách mạng”.

“Tôi thật sự yêu quý đất nước này, nơi tôi sinh ra và lớn lên”, ông nói thêm. ”Nhưng tôi hoàn toàn không thể yêu đất nước bị cai trị bởi các quan chức hủ bại của Đảng. Tôi không thích chính quyền này và muốn nhìn thấy sự sụp đổ của nó”.

Kể từ khi đến Mỹ hồi tháng 5, ông Xin cho biết ông đã quyên góp được 500 USD từ các buổi biểu diễn đàn nhị của mình cho các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc, những người mà ông ngưỡng mộ vì công việc bảo vệ nạn nhân bị tước quyền công dân hoặc bị buộc tội sai.

nhạc sĩ, lương tâm, Dang cong san trung quoc,

Ông Xin chơi đàn ở New York để quyên tiền ủng hộ những luật sư nhân quyền ở Trung Quốc. (Ảnh: EpochTimes)

“Những luật sư này rất tuyệt vời, thay vì có thể kiếm rất nhiều tiền bên ngoài, họ đứng ra khởi kiện thay cho những người bị cưỡng chế thu hồi đất do các nhà đầu tư móc nối với chính quyền. Và họ không kiếm được một xu nào cả”.

“Tôi không còn chơi đàn tốt như trước nữa”, ông Xin thừa nhận. “Một phần là do tôi già rồi, một phần do tay tôi từng bị thương khi bị đánh đập trong tù. Tôi bắt đầu cảm thấy đau sau khi chơi được một lúc”.

Theo EpochTimes, tinhhoa.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc