Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Máy bay F-22 tàng hình hoàn toàn khi bỏ thùng nhiên liệu?
Nhiều câu hỏi đặt ra cho khả nằng tàng hình của máy bay F22, vì dù vũ khí để đặt bên trong nhằm đảm bảo khả năng tàng hình, nhưng F22 vẫn cần các thùng chứa nhiên liệu nhằm tăng khả năng bay.

Các thùng chứa nhiên liệu được đặt bên ngoài, dưới cánh sau. Khi cần khả năng tàng hình hoàn toàn trước radar, F22 sẽ vứt bỏ thùng nhiên liệu và đảm bảo được khả năng tàng hình. 

F-22 Raptor là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4. Nó là máy bay chiến đấu chiến thuật phải được tích hợp các kỹ thuật mới ra đời gồm vật liệu hợp kim và composite, hệ thống điều khiển bay điện tử (fly-by-wire), hệ thống động cơ mạnh, khả năng bị phát hiện thấp, hay kỹ thuật tàng hình.

F22

 

Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22.

Hãng Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.

 

Chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế vào lực lượng không quân Hoa Kỳ dù kế hoạch ban đầu là 750 chiếc.

F-22 bị cắt giảm số lượng đặt hàng vì gặp phải nhiều vấn đề và giá quá cao. Năm 2011, dây chuyền sản xuất F-22 đã đóng cửa.

F-22 được dự định để trở thành loại máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại hàng đầu Hoa Kỳ trong nửa đầu thế kỷ 21, Raptor là loại máy bay tiêm kích chiến đấu đắt nhất thế giới với giá trị khoảng 420 triệu mỗi chiếc nếu tính cả chi phí phát triển.

 

Một phần nguyên nhân của sự giảm sút nhu cầu là do chiếc F-35 Lightning II sử dụng hầu hết các kỹ thuật áp dụng trên chiếc F-22, nhưng có chi phí dễ chịu hơn nhiều. Ở khía cạnh khác, chi phí cho những kỹ thuật đó chỉ thấp khi áp dụng cho chiếc F-35 bởi chúng đã từng được phát triển cho chiếc F-22.

Nếu F-22 không được nghiên cứu, các chi phí cho những kỹ thuật đó để áp dụng cho chiếc F-35 sẽ cao hơn rất nhiều. Hiện tại F-22 đã bàn giao xong cho Không quân Hoa Kỳ. Tính đến tai nạn gần nhất vào tháng 11 năm 2012 thì số lượng F-22 mà Không quân Hoa Kỳ thực tế còn 182.

Cho đến nay F22 tham gia cuộc chiến duy nhất là cuộc chiến chống IS

Những người chỉ trích thì nêu ra hàng loạt nhược điểm trong thiết kế nhất là lớp vỏ tàng hình đặc biệt nhạy cảm với ăn mòn của loại máy bay này khiến chi phí bảo trì đội lên cao.

Vì lớp vỏ có tuổi thọ ngắn một cách đáng ngạc nhiên này mà F-22 đòi hỏi thời gian bảo trì gấp 30 lần thời gian bay và không thể bay trong mưa cũng như các thời tiết cực đoan khác vì lớp vỏ tàng hình có thể bị hỏng.

Còn lớp vỏ tàng hình này từ khi được dán vào máy bay cho đến khi hoàn toàn khô để có thể sử dụng là mất hơn một ngày và chi phí bảo trì này chiếm một nửa chi phí bay.

Raptor được trang bị một pháo quay M61A2 Vulcan 20 mm với cửa lật ở đuôi cánh phải. M61A2 là vũ khí sử dụng cuối cùng, và chỉ có 480 viên đạn, đủ bắn trong khoảng 5 giây liên tục.

Dù vậy, F-22 từng sử dụng súng của nó trong những cuộc không chiến tầm gần mà vẫn không bị phát hiện, súng sẽ hữu ích khi máy bay đã bắn hết tên lửa.

Chiếc F-22 có nhiều tính năng duy nhất đối với một chiếc máy bay ở hình dạng và vai trò của nó. Ví dụ, nó có khả năng phát hiện và xác định mối đe dọa tương tự như khả năng của chiếc RC-135 Rivet Joint.

Tuy trang bị của chiếc F-22 không tinh vi và mạnh mẽ bằng, bởi tính năng tàng hình của nó, nhưng cự li gần hơn hàng trăm dặm lại là ưu thế lớn trong chiến đấu.

Chiếc Raptor được thiết kế mang các tên lửa không đối không ở khoang trong nhằm tránh gây ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của nó.

Việc bắn tên lửa đòi hỏi mở cửa khoang vũ khí trong thời gian chưa tới một giây, bởi vì tên lửa được thả xuống nhờ các cánh tay thủy lực.

Nếu không lựa chọn mang tên lửa thì máy bay cũng có thể mang các loại bom như Bom tấn công ghép nối trực tiếp và loại Bom bán kính nhỏ mới. Nó có thể mang các loại vũ khí trên bốn mấu cứng bên ngoài, nhưng điều này khiến khả năng thao diễn, tàng hình, tốc độ và tầm hoạt động của nó giảm đáng kể.

Tổng hợp

Chuyên đề: , , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc