Home » Thế giới » Tàng hình cơ T-50 sẽ thua khi đối đầu F-22?
Là những máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên, T-50 và F-22 đều có những ưu điểm riêng khiến chúng trở thành những chiến đấu cơ hàng đầu hiện nay.
images1064

Muốn so sánh máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của hai nước, trước hết phải hiểu rõ mục tiêu thiết kế của chúng. T-50 chủ yếu dùng để thực hiện nhiệm vụ mang tính phòng thủ, trong khi đó F-22, F-35 lại có đặc điểm tấn công rất mạnh. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)

images1065

Sự ra đời của T-50 được coi là tiêu chí phục hưng toàn diện của công nghiệp quân sự Nga. Nó có ý nghĩa mang tính quyết định phá vỡ vị thế độc quyền máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, đối phó với lực lượng trên không do Mỹ chiếm ưu thế. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)

images1066

T-50 là một loại máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng 1 chỗ ngồi, 2 động cơ, 2 đuôi buông, dài 22 m, sải cánh 14,2 m, cao 6,05 m, trọng lượng cất cánh tối đa 34 tấn. T-50 được gọi là “kết tinh toàn bộ tinh hoa của ngành chế tạo hàng không Nga”. So với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Mỹ, T-50 vừa có ưu thế, vừa có chỗ thua kém. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)

images1067

T-50 có tính năng cơ động tốt. Nga có ưu thế hơn Mỹ trong nghiên cứu công nghệ đẩy véc-tơ, vì vậy T-50 sẽ sử dụng động cơ có lực đẩy lớn của công nghệ kiểm soát lực đẩy véc-tơ, ống phun 3D có đặc tính hoạt động tốt. Để nâng cao tính năng cơ động, thiết kế khí động học của T-50 đã thực hiện được 2 sáng tạo lớn: Đầu tiên là “cánh vịt nhất thể” (cánh phụ nhỏ phía trước, cánh mũi, canard). Theo đó vừa nâng cao được tác dụng kiểm soát lực nâng vừa không mất đi tính tàng hình. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)

images1068

T-50 được thiết kế với kiểu đuôi buông nghiêng, quay mọi hướng. Đuôi buông và đuôi bằng của T-50 đều rất nhỏ, cho thấy khả năng chuyển hướng lực đẩy của Nga đã đạt trình độ tương đối cao. T-50 tiếp tục áp dụng bố cục nạp khí ở bụng, cộng với áp lực của cánh thấp hơn F-22, làm cho T-50, ở góc tấn lớn, có tính ổn định và khả năng điều khiển tương đối tốt, tính cơ động có thể trội hơn F-22. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)

images1069

Do động cơ tạo ra lực đẩy mạnh nên cự ly cất/hạ cánh ngắn, lượng tải đạn lớn. T-50 có thể cất/hạ cánh trong cự ly 400 m, cự ly của F-22 là 450-916 m. Lượng tải đạn của T-50 lớn hơn F-22, tải trọng chiến đấu có thể lên tới 6 tấn, bên trong bố trí 3 khoang vũ khí, khoang tải đạn đã chiếm 1/3 toàn bộ máy bay, bên ngoài thân máy bay còn có thể mang theo vũ khí. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)

images1070

Nó có thể khởi động và phóng tên lửa trong trạng thái cao siêu âm, trong khi đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ lại cần giảm tốc độ rồi mới tiếp tục phóng tên lửa. Ưu điểm lớn của T-50 là giá thành tương đối thấp. Dự kiến chi phí chế tạo hàng loạt T-50 trong tương lai khoảng 80-100 triệu USD, bằng 60% chi phí chế tạo F-22. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)

images1071

Ngoài ra, T-50 cũng có điểm độc đáo trên thiết kế khoang điều khiển. Thông qua trang bị hệ thống cấp dưỡng khí và ghế phóng kiểu mới, đã làm giảm sự tác động của trọng lực cao đối với phi công, có thể nâng lớn độ thoải mái, dễ chịu cho phi công, làm cho họ chuyên tâm vào thực hiện nhiệm vụ chiến thuật. Mặc dù việc nghiên cứu chế tạo và bay thử T-50 muộn hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, có “ưu thế hậu sinh” nhất định, nhưng trên nhiều mặt, T-50 vẫn lạc hậu so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của quân Mỹ. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)

images1072

Thứ nhất là thua kém về thiết bị điện tử hàng không. T-50 sử dụng hệ thống radar tiên tiến có thể phát hiện mục tiêu ngoài 400 km, có thể đồng thời bám theo 60 mục tiêu trên không và tấn công 16 mục tiêu trong số đó. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)

images1073

Trên máy bay đã trang bị hệ thống đối kháng và trinh sát vô tuyến điện kiểu mới, có thể phát hiện kẻ thù và gây nhiễu trong khi không để lộ bản thân. Việc chỉ huy kiểm soát máy bay của phi công cũng đã hoàn toàn thực hiện số hóa. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)

images1074

Nhưng T-50 còn thiếu hệ thống thông tin tổng hợp thông minh cao, thiết bị chống gây nhiễu tự động và hệ thống kiểm soát tự động theo yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. So với “hệ thống RF tổng hợp đa chức năng” của F-35 quân Mỹ, T-50 còn thiếu khả năng tự vệ với đầy đủ băng tần. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)

images1075

Khả năng tàng hình không đủ. T-50 áp dụng công nghệ tàng hình plasma, đầu, khoang, cánh và ống nạp của máy bay đều đã áp dụng thiết kế hình dáng độc đáo, khoang vũ khí cũng áp dụng phương thức lắp đặt bên trong, giúp cho mặt cắt phản xạ của radar chỉ là 0,5 m2, nhưng khả năng tàng hình của nó vẫn rõ ràng thua kém F-22. Cùng một bộ radar, khoảnh cách bộc lộ của T-50 gấp đôi F-22. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)

images1076

Tính năng cơ động của T-50 thấp hơn F119 của F-22. Nhìn vào chỉ tiêu hiện nay, hai chỉ tiêu gồm lực đẩy trung gian và lực đẩy tăng tối đa (chế độ đốt tăng lực) đều thấp hơn động cơ phản lực F119 của máy bay F-22, vì vậy T-50 kém F-22 về tỷ lệ đẩy (tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng). Theo quan điểm của Nga, động cơ trang bị thực sự cho T-50 phải là động cơ phản lực 129, tính năng của nó tương đương F119, nhưng động cơ này còn đang nghiên cứu chế tạo. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)

images1077

Điểm thua kém tiếp theo là độ hoàn thiện công nghệ chưa đủ. Máy bay chiến đấu kiểu mới hoàn thiện phải có thời gian đủ dài. F-22 bay thử lần đầu tiên sớm hơn T-50 tới 20 năm, Mỹ bỏ ra thời gian 20 năm đó để phát hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)

images1078

Cho dù như vậy, F-22 vẫn buộc phải dừng bay do thiết bị khí ô-xi xảy ra sự cố, F-35 Lightning II cũng từng dừng bay toàn diện do sự cố hệ thống động lực. Trong khi đó, độ hoàn thiện công nghệ của T-50 kém hơn. Trong lần bay thử biểu diễn năm 2011, nó từng buộc phải dừng bay do động cơ phun lửa, khiến cho Nga tương đối lúng túng. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)

images1079

Tiếp theo là quy mô trang bị tương đối nhỏ. Chi phí cao của F-22 khiến cho quân Mỹ khó mua sắm lượng lớn, nhưng F-35 lại áp dụng một mô hình nghiên cứu phát triển hoàn toàn mới, tổng cộng có 8 đồng minh tham gia nghiên cứu chế tạo, dự kiến thị trường có nhu cầu 4.000 chiếc. Còn T-50 hiện có thể dự đoán, số lượng trang bị tổng cộng là 600 chiếc. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)

images1080

Vì vậy, T-50 mặc dù có thể vượt máy bay F-22, F-35 về một số tính năng, nhưng về chỉ tiêu tính năng tổng hợp, rất khó trội hơn toàn diện so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của quân Mỹ. Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22.

(tổng hợp nguồn GDVN)

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc