Home » Thế giới » Người dân Hồng Kông: Xung đột có thể dẫn đến đàn áp
Một cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông đã bất ngờ bị gián đoạn khi một nhóm người đeo mặt nạ không xác định được danh tính đã lan ra từ những người biểu tình và bắt đầu đập vỡ các bức tường của Hội đồng Lập pháp (Legislative Council – LegCo).
Sau vụ việc, cảnh sát chống bạo động đã được triển khai bên ngoài Trung tâm Hội đồng Lập pháp vào đêm của ngày 13/6/2014

Sau vụ việc, cảnh sát chống bạo động đã được triển khai bên ngoài Trung tâm Hội đồng Lập pháp vào đêm của ngày 13/6/2014

hong kong 2

Người dân Hồng Kông tin rằng việc này và các sự cố khác gần đây có thể là sản phẩm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm gây hỗn loạn ở Hồng Kông để dạo đầu cho một cuộc trấn áp.

“Hồng Kông càng trở nên hỗn loạn, thì càng dễ xử lý hơn” – Tăng Khánh Hồng – một quan chức đã nghỉ hưu của ĐCSTQ đã phát biểu như vậy khi ông ta tham dự một cuộc họp về việc phối hợp giữa Hồng Kông và Ma Cao, nguồn tin từ một thành viên của sự kiện cho hay.

Sự cố bạo lực bên ngoài LegCo diễn ra vào ngày 13 tháng 6. Bên trong tòa nhà, Ủy ban Tài chính LegCo đang xem xét đề nghị của chính phủ về việc tài trợ bước đầu cho kế hoạch phát triển Vùng Lãnh Thổ Mới phía đông bắc của Giám đốc điều hành Hồng Kông Lương Chấn Anh.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính Ngô Lượng Tinh, một người ủng hộ Lương Chấn Anh, đã yêu cầu dừng quy trình phản biện việc thông qua kế hoạch này, để đề xuất này của chính phủ có thể được triển khai.

Yêu cầu của Ngô Lượng Tinh đã gây ra một sự bất bình mạnh mẽ trong hàng ngàn người biểu tình ở nông thôn và những người ủng hộ họ, những người đang biểu tình ôn hòa bên ngoài Trung tâm LegCo. Khi những người biểu tình trở nên bất bình, những người đàn ông đeo mặt nạ bí ẩn đã xuất hiện và đập bức tường LegCo bằng một hàng rào thép di động.

Những người đàn ông này đã cố gắng đạp cửa kính, nhưng những người biểu tình khác và trợ lý của các thành viên nhóm dân chủ của LegCo đã ngăn họ lại. Một số người biểu tình và các nhóm chính trị khác đã mô tả rằng những người đàn ông này trông rất lạ và không hành xử như những người thường tham gia vào các cuộc biểu tình chính trị ở Hồng Kông.

Cảnh sát chống bạo động đã được huy động và họ sử dụng bình xịt hơi cay để giải tán những người biểu tình, thông tin cho biết có 21 người trong số đó đã bị bắt giữ.

Công dân tức giận

Bất chấp sự bức xúc mạnh mẽ của công chúng, Giám đốc điều hành Lương đã không dừng kế hoạch phát triển các Vùng Lãnh Thổ Mới của chính phủ trước khi ông ta tham dự một cuộc họp Hội đồng điều hành vào ngày 17, Lương cho biết Hồng Kông phải thành lập các địa hạt mới và việc di dời dân bản địa hoặc phá dỡ nhà của họ là không thể tránh khỏi.

Nhiều người Hồng Kông băn khoăn về việc Lương, một người ủng hộ ĐCSTQ và được biết đến là một Đảng viên, phải chăng có ý đồ làm trầm trọng hơn các cuộc xung đột thông qua các tuyên bố ​​của mình.

Tiếp sau tuyên bố của Lương, 23 thành viên nhóm dân chủ LegCo ngay lập tức ban hành một tuyên bố chung lên án việc Lương bỏ qua lời kêu gọi của công chúng.

Ông Quách Gia Kì, thành viên LegCo của Đảng Công dân đã phản đối việc chính quyền Lương sử dụng cảnh sát để đàn áp những người biểu tình, điều mà ông Quách cho rằng sẽ châm ngòi cho một sự phản kháng lớn hơn và tiếp tục gây chia rẽ Hồng Kông. Xung đột xã hội trầm trọng hơn sẽ khiến Lương hưởng lợi.

Ông Chương Siêu Hùng, thành viên LegCo của Đảng Lao động cho biết cuộc biểu tình ngày 13 tháng 6 là cuộc biểu tình lớn nhất bên ngoài LegCo kể từ năm 1997. Ông Chương cho biết ông lo ngại về những tuyên bố khiêu khích của Lương và việc ông ta sử dụng cảnh sát chống bạo động.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đưa tin rằng đây là cuộc tấn công bạo lực nhất vào LegCo trong lịch sử và kết luận rằng đó là một cuộc diễn tập quy mô nhỏ cho các cuộc biểu tình Chiếm lĩnh Trung tâm (Occupy Central) mà các công dân Hồng Kông đang có kế hoạch triển khai trong tháng 7. Các phương tiện truyền thông cho rằng, nếu những người này có liên quan đến cuộc biểu tình Chiếm lĩnh Trung tâm, nó sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Lương Ái Thi, người ủng hộ ĐCSTQ và là phó giám đốc Ủy ban Pháp luật Cơ bản, cũng dự đoán rằng phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm sẽ bắt đầu một cách hòa bình và sau đó phát triển thành một kết cục bạo lực. Bà ta cũng tuyên bố Luật Cơ bản của Hồng Kông cho phép chính phủ Hồng Kông yêu cầu Quân đội Giải phóng Nhân dân của chế độ Trung Quốc tại các đồn trú của Hồng Kông tiến hành đàn áp phong trào này.

Nhiều người Hồng Kông, bao gồm cả ông Lương Quốc Hùng – Chủ tịch Liên minh Dân chủ Xã hội đang bị bỏ tù, Chủ tịch công ty TNHH Next Media – ông Jimmy Lê Trí Anh, và bình luận viên nổi tiếng Lý Tuệ Linh – đã đặt ra nghi vấn về thân thế và động cơ của những người đàn ông đeo mặt nạ hành động một cách bạo lực vào ngày 13.

Một số cư dân Hồng Kông đã phát biểu với Đại Kỷ Nguyên là họ e rằng những người đàn ông đeo mặt nạ này là do ĐCSTQ điều động nhằm làm trầm trọng thêm tình hình và đặt nền móng cho một cuộc đàn áp.

Cuộc trưng cầu ý dân bị tấn công

Ngày 20 tháng 6, máy chủ của hệ thống bầu cử của Cuộc trưng cầu ý dân thuộc phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm đã bị tấn công. Quy mô của cuộc tấn công mạng này được cho là chưa từng có tại Hồng Kông. Công ty mạng của Mỹ là CloudFlare đã gọi đây là “một trong những cuộc tấn công theo phương thức từ chối dịch vụ (Distributed Denial of Service – DDoS) lớn nhất và dai dẳng nhất trong lịch sử Internet.”

Sau khi hệ thống này được mở để dân chúng bày tỏ trước quan điểm và mô phỏng cuộc bầu cử, máy chủ của tên miền đã ghi nhận trên 10 tỷ truy cập vào hệ thống trong vòng 20 giờ, điều này khiến hệ thống bị quá tải.

Phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm đã sử dụng Chương trình Ý kiến Công luận của Đại học Hồng Kông để tiến hành trưng cầu ý dân về các đề xuất khác nhau về việc sử dụng phương thức phổ thông đầu phiếu để bầu Giám đốc điều hành của Hồng Kông.

Cuộc trưng cầu ý dân được dự kiến tổ chức từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 6, nhưng đã được mở rộng đến ngày 29 tháng 6 để cho những người bị ngăn cản bởi các cuộc tấn công mạng có cơ hội bỏ phiếu. Bất chấp các cuộc tấn công, đã có 700.000 người tham gia bỏ phiếu trong ba ngày đầu tiên của cuộc trưng cầu.

Ông Trần Kiện Dân, thành viên Ban tổ chức Chiếm lĩnh Trung tâm đã cho biết không loại trừ khả năng cuộc tấn công mạng đã được chính quyền hậu thuẫn. Ông cho biết cuộc tấn công rộng rãi chiếm khoảng 20% mức độ sử dụng Internet của Hồng Kông.

Ông Trần phát biểu: “Với các nguồn lực và công nghệ như vậy, phải có sự tham gia của những thế lực có nguồn lực rất mạnh mẽ”.

Đức Hồng Y Zen Ze-kiun, người đã đi bộ quanh thành phố kêu gọi người dân bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 22, đã bày tỏ nỗi buồn của mình về việc các tin tặc đã làm tê liệt hệ thống bỏ phiếu điện tử.

Ông nói: “Họ đã sử dụng máy tính của nhà nước để tấn công chúng tôi. Không chỉ khái niệm một quốc gia hai chế độ đã biến mất, họ thậm chí còn coi chúng tôi như những người ngoại quốc, chẳng phải thế sao?”

Ông Martin Lý Trụ Minh, thành viên sáng lập của Đảng Dân chủ tin rằng cuộc tấn công vào máy chủ đã được thực hiện bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Ông Lý phát biểu: “Chúng tôi không cần phải sợ việc Đảng Cộng sản có thể áp dụng âm mưu, thủ đoạn nào. Công lý thuộc về chúng tôi, và cái ác sẽ không thắng được cái thiện.”

Vào ngày 18 tháng 6, mạng Next Media – trang mạng đã xúc tiến cuộc trưng cầu ý dân, cũng đã trải qua một cuộc tấn công DDoS trên quy mô lớn. Các trang web tại Hồng Kông và Đài Loan có kết nối với Nhật báo Apple Daily của Next Media cũng bị ảnh hưởng.

Ví dụ khác

Theo một người trong nội bộ giới lãnh đạo ĐCSTQ, một số sự kiện gần đây ở Hồng Kông có liên quan đến cuộc đấu tranh quyền lực giữa người đứng đầu ĐCSTQ hiện nay là Tập Cận Bình và phe trung thành với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.

Bản sách trắng về Hồng Kông được công bố ngày 10 tháng 6 của Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại của ĐCSTQ đã khiến người dân Hồng Kông rất tức giận do tuyên bố rằng ĐCSTQ có quyền bỏ qua hiến pháp của Hồng Kông, tức Luật Cơ bản. Người đứng đầu Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại Lưu Vân Sơn, cũng là thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đồng thời là một nhân vật của phe Giang Trạch Dân.

Tăng Khánh Hồng, một nhà môi giới quyền lực thời gian dài trong phe của Giang Trạch Dân, đã nắm giữ các danh mục đầu tư cho Hồng Kông và Ma Cao trong nhiều năm. Theo các nguồn tin báo Đại Kỷ Nguyên, Tăng đã chỉ huy các hoạt động của Hiệp hội chăm sóc thanh niên Hồng Kông, hiệp hội này đã bắt đầu quấy rối các học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông vào tháng 6 năm 2012.

Tăng hy vọng sử dụng Hiệp hội Chăm sóc Thanh niên để kích động các học viên Pháp Luân Công nhằm khiến Lương Chấn Anh có một cái cớ để chính thức đóng cửa các trang web mà trên đó các học viên Pháp Luân Công cung cấp những thông tin về cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần này ở Trung Quốc đến công chúng.

Phe Tập Cận Bình có thể được xem như đang hậu thuẫn Hồng Kông trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Vương quốc Anh. Lý Khắc Cường là một thành viên của phe Tập Cận Bình.

Vào ngày 17 tháng 6, Trung Quốc và Anh đã đưa ra một tuyên bố chung rằng việc tuân thủ nguyên tắc một quốc gia – hai chế độ , duy trì Luật Cơ bản của Hồng Kông, và thúc đẩy sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông là phù hợp với lợi ích chung của cả hai bên.

Mặc dù tuyên bố không đề cập đến Bản sách trắng trên, và chính phủ Anh đã không lên án một cách rõ ràng, Tuyên bố chung này là một lời khiển trách rõ ràng về nội dung được nêu ra trong Bản sách trắng.

Lin Yi, Xie Dongyan

Người dịch qua tiếng Anh: Susan Wang. Người viết tiếng Anh: Sally Appert. Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên

Theo vietdaikynguyen

 

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc