Home » Thời nay, Văn hóa » Những di sản thế giới có nguy cơ biến mất tại Libya

Là đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời, đồng thời là trung tâm thương mại dưới thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, Libya sở hữu rất nhiều di sản được thế giới công nhận. Tuy nhiên, những kỳ quan ấy đang có nguy cơ biến mất với những vụ nã pháo, bắn tên lửa của liên quân.

Liên quân gồm Anh, Mỹ, Pháp… đã chính thức tấn công Libya. Bên cạnh nỗi lo về một cuộc khủng hoảng năng lượng và sự an toàn của người dân Libya, giới khảo cổ đang đứng trước viễn cảnh một số di sản được Unesco công nhận vào năm 1995 ở quốc gia Bắc Phi này có nguy cơ biến mất.

Ngày 16/3, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova kêu gọi các đối tác gồm các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ, bảo vệ các di sản văn hóa nhân loại tại các nước đang có biến động chính trị lớn ở Trung Đông như Ai Cập, Tunisia và Libya.

Nhân dịp này, mời độc giả cùng nhìn lại những di sản quý báu của Libya.

Thành phố Lepis Magna – Kỳ quan nhân tạo ở Libya

Thành phố Leptis Magna là kỳ quan nhân tạo ít ai biết đến. Thành phố nổi tiếng của đế quốc La Mã này được xây dựng bởi thực dân Phoenician vào khoảng những năm 1100 trước Công Nguyên (TCN). Leptis Magna là một phần của lãnh địa Carthage cho đến khi kết thúc chiến tranh Punic thứ 3 trong năm 146 TCN và sau đó trở thành một phần của nước Cộng hòa La Mã. Từ năm 200 TCN trở đi, nó trở thành một thành phố độc lập. Tàn tích còn sót lại của Leptis Magna nằm ở Al Khums, cách 130km về phía đông Tripoli, bên bờ biển Lebbda Wadi. Thành phố này từng là nơi diễn ra các hoạt động giao thương giữa châu Âu và châu Phi. Đến nay,Leptis Magna được coi là một trong những di sản khảo cổ học Roma được gìn giữ tốt nhất trên thế giới.

Di chỉ khảo cổ Sabratha

Tàn tích của một sân khấu ở thành phố Sabratha thời Roma, phía tây Tripoli.

Cũng giống nhưLepis Magna,Sabratha được xây dựng từ thờiPhoenician xâm lược, tuy nhiên, đến thời La Mã cổ đại, thành phố này mới đạt đến độ cực thịnh của nó. Hiện nay những tàn tích của những công trình cổ vẫn còn được lưu lại.

Thị trấn cổ Ghadames

Ghadames, được gọi là “các ngọc trai của sa mạc”, đứng trong một ốc đảo. Đây là một trong những vùng Sahara trước lâu đời nhất thành phố và một ví dụ nổi bật của một khu định cư truyền thống với những lối đi dưới lòng đất. Trong kiến trúc của nó là đặc trưng của một bộ phận thẳng đứng của các chức năng: tầng trệt được sử dụng để lưu trữ nguồn cung cấp, sau đó một sàn nhà cho gia đình, những con hẻm nhô ra tạo ra một mạng lưới ngầm cho khách bộ hành. Và ở trên cùng là khu sân thượng dành cho phụ nữ. Thành phố ốc đảo này của Libya luôn ẩn chứa sự quyến rũ vượt thời gian.

Các bức vẽ trên đá ở Tadrart Acacus

Trên biên giới Tassili N’Ajjer của Libya với Algeria vẫn tồn tại một khối núi đá có hàng ngàn bức tranh hang động với phong cách rất khác nhau, có niên đại từ 12.000 BC đến AD 100. Chúng phản ánh được những thay đổi trong hệ động vật và thực vật, và cuộc sống của dân cư qua nhiều đời ở khu vực này của sa mạc Sahara.

Di chỉ khảo cổ Cyrene

Một thuộc địa của người Hy Lạp của Thera, Cyrene là một trong những thành phố chính của thế giới Hy Lạp. Nó tiếp tục trở thành trung tâm dưới thời La Mã cổ đại và vẫn là một thủ đô lớn cho đến khi xảy ra trận động đất vào năm 365. Một nghìn năm lịch sử được viết vào tàn tích của Cyrene đã trở nên nổi tiếng từ thế kỷ 18.

Một khu phố cổ ở thủ đô Tripoli

Ngoài ra, ở thủ đô của Libya, thành phố Tripoli còn có rất nhiều bảo tàng đẹp và văn khố phong phú; gồm Thư viện chính phủ, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Khảo cổ học, Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng Văn khắc và Bảo tàng Hồi giáo. Bảo tàng Jamahiriya được xây dựng sau các cuộc thảo luận với UNESCO, có lẽ là bảo tàng nổi tiếng nhất nước này; nó trưng bày những bộ sưu tập đẹp nhất về nghệ thuật cổ điển Địa Trung Hải. Gần đây, do tình hình nội chiến, một số bộ sưu tập đã bị trộm cắp, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều di sản quý có nguy cơ bị phá hủy hoặc vùi lấp tại đây trong cuộc chiến khốc liệt giữa liên quân và chính phủ của Đại tá Gaddafi.

Một số di sản văn hóa biến mất do chiến tranh, trộm cắp, thiên tai

– Kể từ năm 1975, hơn một nửa số tượng Phật ở Campuchia đã biến mất khỏi các ngôi chùa ở nước này bởi chiến tranh và nạn trộm cắp.

– Ở Trung Mỹ, nạn khai quật bất hợp pháp đã làm mất hàng nghìn đồ gốm cổ của người Maya.

– Tháng 3//2001, để trả thù Mỹ và chính quyền Afghanistan, nhà cầm quyền Taliban đã ra lệnh phá hủy tất cả các pho tượng, kể cả một pho tượng Phật xưa cổ gần 2000 năm được tin là tượng Phật cao nhất thế giới nằm trong vùng Bamiyan, khoảng 90 dặm phía Tây thủ đô Kabul..

– Kể từ năm 2003, 15.000 vật phẩm văn hóa cũng đã biến mất khỏi Viện Bảo tàng Baghdad trong cuộc chiến tranh Iraq.

– Tháng 8 năm 2007, trận động đất mạnh 8 độ Richter tại Peru đã khiến2 viện bảo tàng lớn nhất thành phố đã sụp đổ hoàn toàn, chôn vùi hàng trăm hiện vật khảo cổ và những xác ướp vô giá của một số nền văn minh cổ xưa nhất của Peru như Paracas và Nazca cách đây hơn 1.500 năm.

– Tháng 1-2011, lợi dụng tình trạng hỗn loạn, những kẻ cướp đã đột nhập vào Bảo tàng Ai Cập (Cairo, Ai Cập), nơi lưu giữ bộ sưu tập các báu vật của Pharaoh lớn nhất thế giới, đập vỡ một số bức tượng và làm hư hại hai xác ướp.

T.P(Tổng hợp)

theo VTC


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc