Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Rộ tin đồn đảo chính, Tập Cận Bình bị quản thúc, sự thật cuộc đấu đá ở Trung Quốc

Một loạt sự việc bất thường ở Trung Quốc làm dấy lên các đồn đoán, Trung Quốc đang có biến động rất lớn.

Ông Tập Cận Bình sau chuyến thăm Trung Á đã ẩn thân và không hề thấy xuất hiện trong bất kỳ sự kiện nào.

Giang Trạch Dân Tập Cận Bình

Ảnh internet

Hơn 9.000 chuyển bay bị hủy trong ngày 21/9

Ngày 21/9 có hai sự kiện bất ngờ lớn, Trang Flight Master và china.com cho biết 9.583 chuyến bay đã bị hủy trên toàn quốc trong ngày 21/9 (tính đến 22h35 ngày 21/9), chiếm 59,66% tổng số chuyến bay, thế nhưng lại không có được lời giải thích chính thức nào trên trang web hàng không Trung Quốc.

Sáng ngày 22/9 một số kênh truyền thông cho rằng việc hủy chuyến bay là do dịch covid bùng phát, nhưng trước đấy không hề có thông báo nào cả, đây là bất thường lớn.

Cựu phóng viên điều tra Trung Quốc Triệu Lan Kiện đăng trên Twitter rằng: Việc hủy bỏ hàng loạt chuyến bay này phải là một chỉ thị của quân đội. Cơ quan kiểm soát không lưu do quân đội Trung Quốc quyết định. Cơ quan này đưa ra các chỉ thị đối với quản lý hàng không dân dụng. Vùng trời được dành riêng để máy bay quân sự có thể bay theo ý muốn. Đây là một kế hoạch quân sự, hoặc ít nhất là có sự can thiệp của quân đội”.

Bất ngờ trong hội thảo cải cách quân đội Trung Quốc

Cũng trong ngày 21/9, trong khi các chuyến bay bị hủy đột ngột khắp nơi, thì ngày này cũng diễn ra Hội thảo Cải cách Quân đội và Quốc phòng của ĐCS Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng Tập Cận Bình vốn đang nắm vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương lại vắng mặt.

Một bất ngờ lớn là trong Hội nghị này ông Lý Kiều Minh – Nguyên Tư lệnh chiến khu bắc bộ, bị cho là vừa tham gia cuộc binh biến và đã bị Tập Cận Bình bãi nhiệm, thế nhưng lại ngồi chiễm chệ ngay ở ghế đầu và không có dấu hiệu gì bị bãi nhiệm.

Rộ tin đồn

Những bất thường này khiến nhiều chuyên gia, giới thạo tin cùng các trang mạng đưa ra nhiều đồn đoán, cho rằng Lý Kiều Minh đã tiến hành cuộc binh tiến, Tập Cận Bình hiện đang bị quản thúc tại gia, các phương tiện quân sự đang di chuyển gần nơi ông Tập ở.

Có nguồn tin cho rằng Tập Cận Bình bị các “nguyên lão” loại khỏi vị trí người đứng đầu quân đội (PLA) tức bị loại khỏi vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Mất quyền lực trong quân đội, sau đó Tập Cận Bình bị bắt giữ.

Các chuyên gia nước ngoài am hiểu về tình hình Tung Quốc cho rằng có một cuộc đảo chính ở Trung Quốc do quân đội thực hiện.

Những tin đồn này chưa có kiểm chứng, nhưng sự thật là cuộc đấu đá ở Trung Quốc đã đến hồi một mất một còn.

Cuộc đấu đá đến hồi một mất một còn

Càng gần đến Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 20 diễn ra vào ngày 16/10, ngày càng có nhiều diễn biến đấu đá kịch liệt trong nội bộ Đảng.

Tập Cận Bình ẩn thân có thể ông biết được đang có nguy hiểm rình rập nên không thể xuất hiện, ông ẩn mình để theo dõi đối thủ và đây cũng có thể là kế “dụ rắn ra khỏi hang”.

Đối thủ thấy Tập Cận Bình không xuất hiện thì tìm cách tung tin đồn nhằm gây hoang mang dư luận, nhằm buộc Tập Cận Bình phải xuất hiện để cải chính tin đồn, và ông Tập xuất hiện thì dễ lọt vào tầm ngắm đối thủ.

Ảnh Giang Trạch Dân và Tống Tổ Anh do cư dân mạng chế ghép.

Ảnh Giang Trạch Dân và Tống Tổ Anh do cư dân mạng chế ghép.

Trước đây Tập Cận Bình thực hiện chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” khiến hơn 200 đại lão hổ cùng vô số ruồi của phe Giang Trạch Dân bị diệt. Thế nhưng khi chiến dịch đụng đến Giang Trạch Dân thì xuất hiện vấn đề, nếu phe Giang bị diệt thì sẽ nêu hết mọi tội trạng và sự thật trong Đảng, điều này sẽ khiến sự thật về Đảng bị phơi bày và Đảng sẽ sụp đổ.

Trong khi đó tại Đại hội 19 Tập Cận Bình muốn trở thành “lãnh đạo hạt nhân”, vì thế mà Tập Cận Bình đồng ý thỏa hiệp với phe Giang Trạch Dân nhằm cũng cố quyền lực tối cao của mình và cũng là để bảo vệ ĐCS Trung Quốc. Tập Cận Bình chuyển hướng từ “đả hổ” đến bắt tay với hổ.

Chính sự thỏa hiệp này đã giúp phe Giang Trach Dân củng cố lại, nhường cho Tập Cập Bình trở thành “lãnh đạo hạt nhân” ở Đại hội 19, còn đến Đại hội 20 vào tháng 10 tới đây đã chuẩn bị sẽ kế sách nhằm đánh bại Tập Cận Bình.

Vì thế cuộc chiến nội bộ ĐCS Trung Quốc khác với trước đây, lúc này là cuộc chiến một mất một còn, mà kẻ thắng hay bại, dù bất lỳ là ai cũng có thể kéo theo sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc.

Ánh Sáng

Bài liên quan:

>> Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc

>> Tập Cận Bình: Từ “đả Hổ” đến bắt tay với Hổ

 


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc