Dù sinh ra ở bất kỳ nơi đâu, sống ở nơi đâu, nhưng hễ đã là người Việt thì ai ai cũng đều thuộc lòng câu ca dao
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra
Tuy nhiên địa danh “núi Thái Sơn” và “Trong Nguồn” ở đâu thì thì hầu hết ai cũng đều mơ hồ.
“Núi Thái Sơn” nằm ở đâu?
Các nghiên cứu cho thấy núi Thái Sơn trong câu ca dao của người Việt nằm ở tỉnh Sơn Đông thuộc Trung Quốc ngày nay, là một dãy núi nằm trong ngũ nhạc (5 dãy núi lớn). Bao gồm núi Thái Sơn nằm ở phía đông gọi là đông nhạc thuộc tỉnh Sơn đông , Hành Sơn – Nam nhạc của tỉnh Hồ Nam, Tung Sơn – Trung nhạc của miền Thiếu Lâm Tự Hà Nam, Hằng Sơn – Bắc nhạc của vùng Hà Bắc, và Hoa Sơn – Tây nhạc.
Trong ngũ nhạc thì Thái Sơn là linh thiêng nhất. Tương truyền khi Bàn Cổ khai thiên lập địa thì đầu, thân và tứ chi biến thành Ngũ Nhạc. Thái Sơn chính là đầu của Bàn Cổ hóa thành nên đứng đầu trong Ngũ Nhạc
Phía đông cũng chính là nơi đầu tiên đón nhận nguồn linh khí của mặt trời, trong văn hóa cổ truyền đây được xem là khởi nguồn của vạn vật, là hóa thân của Thần Linh, biểu tượng của sự tái sinh.
Từ xa xưa người Trung Hoa đều xem núi Thái Sơn là núi Thần, “Thái Sơn yên, bốn bể đều yên”, lại ví Thái Sơn như ơn cha. Các Hoàng Đế Trung Hoa đều phải đến Thái Sơn để tế cáo Thần Linh, dựng miếu thờ, lập bia, đề từ.
Ngắm bình minh ở Vọng Hà Đình thuộc dãy núi Thái Sơn. (Ảnh sưu tầm/Internet)
“Trong Nguồn” nằm ở đâu?
Nhà nghiên cứu Đỗ Thành đã cho nhà văn cũng là nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy biết rằng: “Trong Nguồn” là tiếng Việt gọi vùng đồng bằng miền trung của sông Hoàng Hà. Hiện nay tên Hán Việt là Trung Nguyên. Nhiều địa danh Việt trên đất Trung Hoa vẫn được ghi theo lối nói chính trước, phụ sau của người Việt: Sơn Đông – vùng đất ở phía đông núi; Sơn Tây – vùng đất phía tây núi hay Hà Bắc, Hà Nam… Vùng đồng bằng miền trung sông Hoàng Hà, người Việt gọi là Trong Nguồn. Khi người Mông Cổ vào chiếm rồi con cháu họ là người Hoa Hạ, chỉ cần “phang ngang” Trong” thành “ Trung”; “Nguồn” thành “Nguyên” là có địa danh Hán Việt: Trung Nguyên.
Các từ “Trung Nguyên” 中原 hay Nguyên (nguồn) 源 đều là từ đồng âm với nhau
Ông Đỗ Thanh cũng cho biết“Sở dĩ người Việt gọi vùng đất này là Trong Nguồn là do có con sông Nguồn hay Ngọn Nguồn. Do người Hoa Hạ không nói được phụ âm “ng” nên gọi trại là sông Hon hay Hòn theo giọng cao thấp khác nhau. Sau này chuyển hóa dần Hon, Hòn thành Hớn rồi thành Hán Thủy vào thời Đường. Vì vậy, trên bản đồ Trung Quốc hiện nay không có sông Nguồn cũng như Trong Nguồn mà chỉ có Trung Nguyên với Hán Thủy.”
Như vậy theo kết quả của nhà nghiên cứu Đỗ Thành thì con sông Nguồn xưa kia nay là sông Hán Thủy còn gọi là Hán Giang.
Sông Hán Thủy bắt nguồn từ miền tây nam tỉnh Thiểm Tây (khu vực huyệ Ninh Cường) chảy tới tỉnh Hồ Bắc, Nó tiếp nhận nước của các sông như Tư Thủy Hà, Đổ Hà, Đan Giang, Đường Bạch Hà rồi đổ vào sông Dương Tử tại Vũ Hán – thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Sông có chiều dài khoảng 1.532 km. Diện tích lưu vực của nó khoảng 174.300 km²
Trong khi các con sông khác nhận nước từ tuyết tan trên các dãy núi thì sông Ngọn Nguồn nhận mạch nước từ lòng đất của dãy Tần Lĩnh chảy theo nhiều con suối tạo thành.
Trong các chi lưu làm nên sông Nguồn có dòng Đan Giang dài 800 km, nước xanh đen nên ngày xưa tiếng Việt gọi là sông Đen (Đen Giang), sau này người Hoa gọi trại đi thành Đan Giang. Nhưng sau khi đổ vào sông Nguồn (Hán Thủy ngày nay) thì nước trở nên trong suốt và cho đến nay, Hán Thủy là con sông ít bị ô nhiễm nhất ở Trung Quốc.
Chiếc nôi của người Việt cổ
Theo nghiên cứu của nhà văn Hà Văn Thùy thì khu vực núi Thái Sơn và Trong Nguồn xưa kia là chiếc nôi của người Việt Cổ sinh sống, nhưng trước việc xâm lấn của người Hoa Hạ, người Việt lúc đó đã phải lên thuyền xuôi theo sông Hoàng Hà ra biển về phương nam đến tận Rào Rum-Ngàn Hống (Nghệ An ngày nay), Ngàn Hống chính là tên gọi tiếng Việt xưa kia của núi Hồng Lĩnh. Đây là thời điểm vào năm 2698 trước công nguyên
Trong Ngọc phả Hùng Vương cũng có ghi chép rằng: “Đoàn người từ biển vào. Họ rất hiền lành tốt bụng, đã giúp dân nhiều việc tốt. Dân bầu người giỏi nhất trong số họ làm vua, hiệu là Hùng Vương, lúc đầu đóng đô ở Rào Rum-Ngàn Hống, sau chuyển lên vùng Ao Việt.”
Người Việt vẫn nhớ đến cội nguội của mình từ núi Thái Sơn, Trong Nguồn, vì thế mà câu ca dao trên được lưu truyền lại nhằm nhắc nhở con cháu ngàn đời luôn nhớ về cội nguồn dân tộc
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước Trong nguồn chảy ra
Để đảm bảo ngàn đời sau này không quên ông cha đã khắc câu ca này thành bia miệng truyền lại đời đời về sau:
Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Ánh Sáng
Biên liên quan:
>> Lãnh thổ nước Việt xưa kia lớn gấp 10 lần ngày nay
>> Nguồn gốc núi Thái Sơn trong câu ca dao “công cha như núi Thái Sơn”
Từ câu ca dao đó có tên núi Thái Sơn, sông Trong Nguồn. Thì tôi có cảm giác khi tụi nhỏ hồi đó có đi học biết những địa danh đó rồi, rồi lớn lên không thấy địa danh đó ở Việt Nam, rồi bắt đầu tìm hiểu thì tâm trạng của những người Việt mới biết buồn và nhớ dân tộc của năm 2698 Trước Công Nguyên.
Từ câu ca dao đó có tên núi Thái Sơn, sông Trong Nguồn. Thì tôi có cảm giác khi tụi nhỏ hồi đó có đi học biết những địa danh đó rồi, rồi lớn lên tìm hiểu sao không thấy địa danh đó ở Việt Nam, rồi thì tâm trạng của những người Việt mới biết buồn và nhớ dân tộc của những năm 2698 Trước Công Nguyên.
Đến giờ mình mới thực sự hiểu về cội nguồn của những địa danh trong câu ca dao, có thêm những kiến thức bổ ích
“như nước trong nguồn chảy ra”
thật ra Nguồn là tên sông, theo một nguồn tin đáng tin cậy, tôi được biết vài nghìn năm TCN, người Việt gọi sông Dương Tử là sông Nguồn. Đương nhiên là hầu hết người Việt không biết ý nghĩa thật sự của câu này.