Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Văn hóa cổ truyền Trung Hoa bị phá hủy ở TQ, lại được sinh viên Mỹ thích thú theo học

Michael Puett, giáo sư dạy lịch sử Trung Quốc ở Harvard (Mỹ) đã chia sẻ rằng 700 sinh viên của ông tỏ ra thích thú khi học về tư tưởng văn hóa Trung Hoa cổ đại từ hàng ngàn năm trước.

Giáo sư Michael Puett đang giảng dạy cho các sinh viên Harvard (Ảnh: Internet)

Giáo sư Michael Puett đang giảng dạy cho các sinh viên Harvard (Ảnh: Internet)

Các khóa học về đạo đức và tư tưởng Trung Hoa cổ đại được nhiều sinh viên tỏ ra thích thú và đăng ký theo học, và trở thành 1 trong 3 khóa học được nhiều sinh viên đăng ký học nhất tại Harvard.

Có thời điểm có rất nhiều sinh viên tập trung tại phòng đăng ký đến nỗi mà nhiều người phải ngồi chờ tại cầu thang và dạt ra cả hành lang, khiến cho phòng đăng ký phải dời đến hội trường Sanders, nơi rộng lớn nhất trong khuôn viên trường.

Tại sao nhiều sinh viên lại thích thú với văn hóa cổ truyền Trung Hoa và dành cả học kỳ để được chìm đắm vào tư tưởng sâu sắc của người xưa?

Khi đăng ký học khóa học này các sinh viên được giới thiệu là “khóa học sẽ thay đổi cuộc đời bạn”, kết thúc khóa học các sinh viên cũng thấy được sự sâu sắc trong tư tưởng văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Tư tưởng của Khổng Tử, Trang Tử, Mạnh Tử ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của các sinh viên.

Một sinh viên cho biết: “Lớp học đã hoàn toàn thay đổi quan điểm của tôi về bản thân, về các các bạn đồng trang lứa và cả cách tôi nhìn nhận thế giới.”

Các sinh viên phương Tây bị cuốn hút bởi nền văn hóa Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Các sinh viên phương Tây bị cuốn hút bởi nền văn hóa Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Ông Puett đã giới thiệu và yêu cầu sinh viên của mình các đoạn trích nguyên gốc như Luận Ngữ của Khổng Tử, Mạnh Tử và Đạo Đức Kinh của Lão Tử, đồng thời áp dụng những điều học được này vào cuộc sống hàng ngày.

Những bài học này không chỉ giúp sinh viên thích thú khám phá tinh hoa văn hóa phương đông, mà còn giúp các sinh viên nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, ứng dụng những điều đã học vào ngay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Giáo sư Puett cũng chia sẻ ngày càng nhiều sinh viên “bị thúc phải chọn hướng đi riêng để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp cụ thể”. Ngành tài chính vẫn được nhiều sinh viên lựa chọn ở Haravard, trong khi đó ngành nhân văn lại ít được quan tâm hơn

Trong bài giảng của mình vị giáo sư này cho rằng: luôn tính toán cẩn thận mọi việc theo kế hoạch vẫn có thể đưa ra quyết định sai, mặt khác nó khiến bạn khó thích ứng được trước những diễn biến thực tế khiến không thể đi theo kế hoạch ban đầu.

Sinh viên sống theo kế hoạch “dễ bỏ qua những điều có ý nghĩa mỗi ngày, vốn có thể tiếp thêm sinh lực, truyền cảm hứng và đem lại cuộc sống trọn vẹn, thú vị hơn”.

Giáo sư nhắc nhở các sinh viên của mình rằng: Khổng Tử, Mạnh Tử và các nhà thông thái Trung Hoa khác đã dạy môn đệ rằng những hoạt động trần thế nhất có thể tạo nên một tác động lan tỏa.

Ông cũng chỉ bảo các sinh viên của mình trong cuộc sống hàng ngày luôn cởi mở và mỉm cười với mọi người.

Mạnh Tử đã dạy rằng: “Nếu bạn trau dồi bản chất con người qua những cách nhỏ nhặt này, bạn có thể trở thành một con người phi thường với tầm ảnh hưởng đáng kinh ngạc, thay đổi cả cuộc sống của mình cũng như những người xung quanh, cho đến khi cuối cùng “bạn có thể thu phục cả thế giới trong lòng bàn tay.

Người Mỹ vốn có thói quen đưa ra các quyết định sau khi sử dụng khối óc để suy nghĩ các vấn đề. Thế nhưng văn hóa cổ truyền ở phương đông lại xem vật chất và tinh thần là nhất tính. Giống như con người không chỉ có thân thể vật chất này, mà còn có tinh thần, tình cảm, tính cách, có như thế mới hình thành nên một con người hoàn chỉnh được, nếu thiếu một trong hai thì không thể hình thành một con người được.

Vì thế khi quyết định vấn đề gì cần phải kết hợp giữa lý trí và trái tim, để lý trí và tinh thần hòa làm một.

Trang Tử giảng rằng: “Chúng ta cần tu luyện bản thân để trở nên “linh hoạt” trước cuộc sống hằng ngày hơn là đóng cửa bản thân mình trước những thứ chúng ta nghĩ như phần quyết định từ lí trí”.

Sự hấp dẫn của văn hóa cổ truyền Trung Hoa không chỉ hấp dẫn sinh viên ở Harvard mà còn lan tỏa đến các sinh viên khác trong toàn nước Mỹ.

Thế nhưng ở tại nơi khai sinh ra nền văn hóa này là Trung Quốc, thời Cách mạng văn hóa (1966 -1976) ĐCS Trung Quốc đã cho phá hủy toàn bộ các văn vật văn hóa cổ truyền.

mieu-khong-tu

Tấm hoành phi “Vạn Thế Sư Biểu” trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi. Ảnh chanhkien.org

Phong trào “phá tứ cựu” thời kỳ này chủ trương đập phá hết thảy “cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quá”, phá hoại văn hóa cổ truyền của dân tộc. 10 triệu hộ gia đình đã bị lục soát và bị thiêu hủy toàn bộ các các vật phẩm cổ truyền.

Đại cách mạng văn hóa 10 năm đã cắt mất mối liên hệ của người Trung Quốc với cội nguồn gốc rễ là Văn hóa cổ truyền dân tộc, khiến đạo đức người Trung Quốc càng ngày càng suy đồi biến dị.

Theo trithucvn.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc