Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Những truyền thuyết về đông y được lưu truyền trong lịch sử (P2)
Khả năng chữa bệnh của đông ý rất kỳ diệu, vì đông nghiên cứu là nhắm thẳng vào thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ. Trong khi đó tây y thì thấy mới tin, mới nghiên cứu.

>> Những truyền thuyết về đông y được lưu truyền trong lịch sử (P1)

V. Lời bình của Hứa Duận Tông về Trung Y cổ truyền trong Cựu Đường thư

Câu chuyện sau đây là từ Cựu Đường thư, một trong những ghi chép lịch sử chính thức quan trọng nhất từ thời Trung Hoa cổ. Hứa Duận Tông là một quan viên vào thời nhà Đường, cũng là một ngự y trong một dược phòng của triều đình. Vào năm 618 ở tỉnh Thiểm Tây đã bùng nổ bệnh lao làm nhiều người chết. Trong khi nhiều vị đại phu khác bó tay hết cách thì Hứa Duận Tông lại có thế chữa khỏi hoàn toàn.

Một trong những người bệnh đã hỏi: “Y thuật của tiên sinh như Thần, hà cớ gì mà không viết thành sách lưu lại cho hậu thế?”

Hứa Duận Tông trả lời: “Y thuật chính là ‘ý’. Chẩn đoán bằng cách ‘bắt mạch’ rất phức tạp, vì mỗi tình trạng đều khác nhau, chỉ có thể tâm ý lĩnh hội. Không có phương pháp chẩn đoán hay điều trị nào là phổ quát cả. Vì vậy, rất khó dùng ngôn từ để truyền lại những kỹ năng điều trị và chẩn đoán. Tự cổ đến nay, bậc danh y nào nổi bật hơn những người khác thì chỉ ở cách chẩn mạch. Trước tiên phải tìm được mạch tượng, sau đó mới có thể chẩn đoán bệnh tình, dùng thuốc mà trị bệnh. Nếu như chẩn bệnh chính xác, thì chỉ một loại thuốc là có thể trực tiếp trị khỏi bệnh, nhưng nếu không xác định mạch tượng, không liễu giải bệnh nhân, dựa trên phán đoán cá nhân mà chẩn bệnh thì sẽ phải dùng rất nhiều loại thuốc mà có khi vẫn không hết bệnh.”

“Cũng giống như việc đi săn mà không biết những con thỏ ở đâu. Nếu cử đi nhiều thợ săn, bắn bừa cũng có thể bắt được một hay hai con thỏ. Nhưng đó chỉ là may mắn. Chẳng phải sẽ rất cẩu thả nếu đối xử với bệnh nhân theo cách này sao? Tất cả điều tôi muốn nói là ‘bắt mạch’ rất huyền ảo và phức tạp. Nó không thể được dạy hay truyền lại bằng lời. Vì thế, tôi không thể viết sách về những cách điều trị của tôi.”

VI. Câu chuyện của Tôn Tư Mạc trong Cựu Đường thư

Tôn Tư Mạc là một trong những danh y nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử y học Trung Quốc cổ truyền. Ông được gọi là “vua thảo dược” hay “Thần y.” Tùy Văn Đế đã cố mời ông làm quan, nhưng ông đã từ chối.

Ông nói với bạn mình: “Tôi sẽ không làm việc cho triều đình. 50 năm sau sẽ có một đấng minh quân, chỉ khi đó tôi sẽ bước ra giúp đỡ Ngài.”

Tôn Tư Mạc

Tôn Tư Mạc, được người đời tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y. Ảnh epochtimes.com

50 năm sau đã xuất hiện Đường Thái Tông, vị hoàng đế được tôn sùng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ngài đã mời Tôn Tư Mạc đến kinh đô. Vua Đường rất ngạch nhiên bởi diện mạo trẻ trung của Tôn Tư Mạc.

Đường Thái Tông nói: “Ta luôn kính trọng những người tu luyện. Hôm nay, ta rất ấn tượng bởi Tôn Tư Mạc và điều này đã xác thực cho lòng tôn kính của ta.”

Tôn Tư Mạc sinh năm 581 và qua đời năm 682. Một tháng sau khi qua đời, diện mạo của ông không thay đổi và cơ thể không bị mục rữa mà trở nên rất nhẹ. Khi đưa thi thể ông nhập quan tài, những người khiêng ông chỉ cảm thấy sức nặng của quần áo. Mọi người đã hết sức ngạc nhiên.

Còn nữa

Theo minghui.org

Chuyên đề: , , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc