Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Sóng gió tuổi thơ Tập Cận Bình – người quyết định số phận ĐCSTQ

Hiện nay chính trường Trung Quốc được nhiều độc giả trong và ngoài nước quan tâm theo dõi, độc giả ở Việt Nam nhiều người quan tâm vì diễn biến trên chính trường Trung Quốc ảnh hưởng rất mạnh đến Việt Nam.

Tập Cận Bình và người cha từng trải qua những khổ sở của thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: smh.com.au)

Tập Cận Bình và người cha từng trải qua những khổ sở của thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: smh.com.au)

Vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay là liệu Tập Cận Bình có xóa bỏ chế độ ĐCS Trung Quốc tiến đến dân chủ và để chính mình trở thành Tổng thống đầu tiên của Trung Quốc hay không?

Trước hết để hiểu tính cách của con người này, chúng ta hãy cùng đi ngược lịch sử trở về tuổi thơ của ông, là cội nguồn gốc rễ hình thành tính cách của ông ngày nay.

Mới 13 tuổi đã bị xem  là “chống Đảng”, “phản cách mạng”

Tập Cận Bình sinh năm 1953, cũng như bao đứa trẻ khác lớn lên ở Trung Quốc, cậu bé Tập Cận Bình luôn được nghe và tin tưởng về sự “quang minh” và “vĩ đại” của ĐCS Trung Quốc.

Năm 1966, lúc Tập Cận Bình 13 cũng là năm Đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông phát động bắt đầu. Lúc này có một danh từ được khai sinh từ văn hóa Đảng là “đấu tố”, bất cứ ai bị liệt vào phần tử “phản cách mạng” là bị đưa ra “đấu tố”, áp lực “đấu tố” khủng bố rùng rợn lan khắp thôn xóm.

Mới 13 tuổi, cậu bé Tập Cận Bình rất hồn nhiên nói vài câu với các cô chú ngỏ ý không đồng ý với cảnh “đấu tố” tàn khốc này. Thế là cậu bé Tập Cận Bình bị chụp ngay vào cái mũ “phản cách mạng”, bị liệt vào thành phần “đối lập với Đảng”, rồi bị nhốt trong Trường đảng trung ương chuẩn bị đem ra “đấu tố”.

Trường Đảng đã tổ chức buổi “đấu tố” phê phán Tập Cận Bình với tội theo “tẩu tư phái” (tức là phái chủ trương đi theo con đường tư bản chủ nghĩa), cùng bị “đấu tố” với Tập Cận Bình là 5 người khác. Nhưng chỉ có Tập Cận Bình là nhỏ nhất.

Tập Cận Bình bị chụp lên đầu chiếc mũ cao làm bằng sắt, chiếc mũ rất nặng, đè xuống. Người bị đeo mũ này không thể ngẩng đầu lên được, chỉ có thể cúi đầu mà chấp nhận để người khác xỉ vả “đấu tố”. Chiếc mũ quá nặng đối với một đứa trẻ, Tập Cận Bình phải dùng hai tay nhấc lên. Từng đoàn người đi qua “đấu tố” kể tội trạng.

Nhiều người quanh vùng thấy thương thằng bé Tập Cận Bình, nhưng cũng phải hô “đả đảo bọn phản quốc”, “đả đảo bọn phản cách mạng”, “đả đảo bọn chống Đảng” v.v… Bởi nếu không hô lên như thế thì cũng sẽ bị liệt vào phần tử “phản cách mạng” và mang đi “đấu tố”.

Mẹ của Tập Cận Bình cũng bị thử thách lòng trung thành với Đảng bằng cách xem có thật lòng dám “đấu tố” con mình hay không, bà đứng trước mặt con giơ cả hai tay hô “đả đảo” con mình mà trong lòng tan nát.

Sau cuộc “đấu tố” Tập Cận Bình tiếp tục bị giam trong Trường đảng trung ương, cậu bé đói bụng quá không sao chịu được, nhân hôm trời mưa tầm tã, người gác cửa không chú ý, bèn nhảy cửa sổ chạy trốn về nhà mong được ăn cái gì cho đỡ đói.

Tập Cận Bình bị phát hiện và bị bắt trở lại, mẹ của ông cũng bị bắt với tội danh bao che cho phần tử “phản cách mạng”, con trai Viễn Bình và con gái An An bị rơi vào bước đường không có người chăm sóc.

Cậu bé Tập Cận Bình không quản mưa gió xin đi báo với các quan chức lãnh đạo về hoàn cảnh gia đình mình, thế nhưng ai có thể giúp được, thế là Tập Cận Bình chỉ biết khóc trong tuyệt vọng. Đó là bài học đầu tiên giúp ông dần dần hiểu được bản chất của ĐCS Trung Quốc là gì.

Sau đó Tập Cận Bình bị bắt đi bị đưa vào trại cải tạo lao động vốn chỉ giành cho vị thành niên.

Từ đó cậu bé Tập Cận Bình bị liệt vào danh sách “chống Đảng” và luôn bị để ý xem có “tiến bộ” không, có “thay đổi lập trường quan điểm” không.

Tránh địa ngục này gặp ngay phải địa ngục khác

Trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông xây dựng lực lượng Hồng vệ binh xuất thân từ thanh niên và sinh viên. Lực lượng Hồng Vệ Binh này dùng để đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ cùng rất nhiều trí thức trong thời kỳ này.

Lực lượng Hồng vệ binh này cũng được dùng để tham gia “phá tứ cựu”, tức là đập phá hết thảy “cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quá”, phá hoại văn hóa cổ truyền của dân tộc. 10 triệu hộ gia đình đã bị lục soát và bị thiêu hủy toàn bộ các các vật phẩm cổ truyền.

Sau khi sử dụng Hồng vệ binh xong, Mao Trạch Đông tuyệt tình vứt bỏ lực lượng này, Tháng 12 năm 1968, Mao Trạch Đông truyền chỉ thị “thanh niên trí thức tới vùng nông thôn, tiếp thu tái giáo dục của bần nông và trung nông”, gần 17 triệu thanh niên trí thức trên toàn quốc phải “lên núi xuống làng”.

Thế nhưng phong trào “lên núi xuống làng này” được che đậy bằng rất nhiều mỹ từ, khiến rất nhiều thanh niên lúc đó cũng hăng hái xuống nông thôn: “trời đất mênh mông, mặc sức vùng vẫy”, “tràn đầy lòng hăng hái xuống nông thôn”, “bám gót thống soái Mao Chủ tịch, đất trời bát ngát luyện lòng trung”. v.v.

Tháng 1/1969, chưa đến 16 tuổi, Tập Cận Bình cùng nhiều thanh niên khác “lên núi xuống làng”. Lúc đó Tập Cận Bình bị gắn nhãn hiệu “phần tử phản động”, “chống Đảng” nên việc xuống nông thôn lúc đó được xem là cực kỳ may mắn, mà không biết rằng một địa ngục khác đang chờ đợi ông.

Ông bị đưa đến trại sản xuất Lương Gia Hà huyện Diên Xuyên, Thiểm Tây tham gia lao động sản xuất. Cường độ lao động nơi đây khiến cậu bé chưa đến 16 tuổi như Tập Cận Bình phải kinh hoàng.

Làm việc nặng nhọc nhưng ăn cơm độn ngô nên không bao giờ biết no là gì, chiếc áo mỏng manh không ngăn được gió lạnh, bao nhiêu đêm không sao ngủ được vì lạnh và đói.

Mùa đông năm đầu tiên đến trại lao động này, Tập Cận Bình không sao chịu nổi cái rét cắt da thịt của mùa đông. Ông phải đến huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây nhờ người thân may cho ông một chiếc áo bông.

Tập Cận Bình

Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái qua) năm 1973, những năm tháng cơ cực không thể nào quên ở Lương Gia Hà, tỉnh Thiểm Tây. Ảnh: Xinhua

Cũng trong trại lao động khắc nghiệt này, Tập Cận Bình nhận được thư ở nhà báo tin người chị cả của ông là Tập Hòa Bình bị chết, ông đã khóc ngay tại chỗ.

Tập Hòa Bình trong thời gian diễn ra Đại cách mạng văn hóa, không chịu nổi sự bức hại tàn khốc của ĐCS Trung Quốc nên đã tự tử mà chết.

Em trai ông là Tập Viễn Bình đi thăm ông, chỉ một ngày mà khắp người mọc đầy mụn nước. Thì ra Tập Cận Bình vì để tránh bị bọ chét cắn, đã rải một lớp bột 666 (một nguyên liệu để làm thuốc trừ sâu) rất dày dưới giường chiếu, quanh năm suốt tháng nằm ngủ trên lớp bột 666 này.

nha-tap-can-binh

Nơi Tập Cận Bình gọi là “nhà” để ngủ trong suốt thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: CHINA FOTO PRESS)

Tập Cận Bình xin lỗi em trai và dặn đi dặn lại là về nhà không được nói cho mẹ biết. Tuy nhiên Tập Viễn Bình khi về nhà thân thể cứ vữa dần ra, máu thịt lẫn lộn khiến không thể che dấu được, đành nói thật với mẹ.

Tập Viễn Bình mới ở 1 ngày đã bị vậy, mà Tập Cận Bình phải chịu khổ tại trại lao động này đến 7 năm, đồng thời còn phải kinh qua các việc  trồng trọt, kéo than, đắp đê, gánh phân, đào đất…

Cha của ông bị xem là “chống Đảng”, hơn 10 năm trời liên tục bị thẩm tra, diễu phố “đấu tố”

Năm 1962, Cha của ông là Phó thủ tướng Tập Trọng Huân bị xem là người chủ trì viết cuốn tiểu thuyết “Lưu Chí Đan” (thời điểm đó tiểu thuyết này bị xem là chống Đảng).

Người khẳng định điều này là Khang Sinh, Ngày 24-9-1962, khi Chủ tịch Mao Trạch Đông phát biểu tại Hội nghị Trung ương 10 khóa 8, Khang Sinh đã gửi một mẩu giấy trong đó ghi: “Việc lợi dụng cuốn tiểu thuyết “Lưu Chí Đan” để loại trừ các hoạt động chống đảng là một phát minh lớn”.

Từ đó có thể thấy việc cho rằng Tập Trọng Huân chủ trì viết cuốn sách trên là một hành động để buộc tội ông cùng những người khác, nhằm loại những người không cùng ý kiến với Mao Trạch Đông vào thời điểm đó.

Từ thời điểm đó cho đến hết Cách mạng văn hóa ông Tập Trọng Huân liên tục bị đưa đi thẩm tra và “đấu tố”.

Tháng 12/1965, ông bị đưa đến trại lao động ở Lạc Dương, Hà Nam. Tháng 1/1967 ông Tập Trọng Huân bị đưa đi diễu phố để “đấu tố” tại nhiều địa phương ở tỉnh Thiểm Tây, sau đó ông bị giam lỏng thêm 8 năm nữa ở trại lao động Lạc Dương trong hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực.

tap-trong-huan-bi-dau-to

Tập Trọng Huân bị đưa đi diễu phố để người dân “đấu tố”. Dòng chữ trên tấm bảng đeo trước ngực là “Phần tử phản Đảng: Tập Trọng Huân”. (Ảnh: smh.com.au)

Thoát khỏi địa ngục, từ “phần tử chống Đảng” trở thành người quyết định số phận của Đảng

Ngày 7/10/1975 Tập Cận Bình nhận được thông báo tuyển chọn vào trường đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh), ông chuẩn bị rời khỏi trại lao động Lương Gia Hà, nơi ông phải lao động và sống khốn khổ suốt gần 7 năm trời.

Đối diện với bà con tiễn chân mình, ông đã rơi nước mắt. Nếu không có sự che chở và khích lệ của người thân trong suốt 7 năm trời ông khó mà chịu nổi 7 năm trời ở nơi địa ngục này.

Tập Cận Bình

Tập Cận Bình (phải) năm 1977, khi ông theo học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Con đường trở thành quan chức và lãnh đạo ĐCS Trung Quốc của Tập Cận Bình khác hẳn các quan chức và lãnh đạo khác.

Trong khi hầu như các lãnh đạo khác đều được trải thảm đi lên dễ dàng bằng lý lịch đỏ, được ghi nhận là “tuyệt đối trung thành với Đảng”. Thì Tập Cận Bình lại đi lên bằng một tuổi thơ đầy sóng gió, với những tháng ngày cùng cực nhất nơi địa ngục.

Dường như trong cõi huyền diệu, đã có bàn tay vô hình an bài để đứa trẻ 13 tuổi ngày nào bị đem ra “đấu tố” với tội danh chống Đảng, thì này lại đường đường trở thành Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy trung ương, mới đây trở thành lãnh đạo hạt nhân với đầy đủ mọi quyền lực tối thượng trong tay, quyết định số phận của ĐCS Trung Quốc

Với nền tảng khác với những lãnh đạo khác nên ông là người hiểu rõ nhất bản chất của ĐCS Trung Quốc. Và giờ đây chính ông là người quyết định vận mệnh của ĐCS Trung Quốc.

Ánh Sáng

Bài liên quan:

>> Giải thể ĐCSTQ – Sứ mệnh này sẽ đặt vào tay ông Tập hay Trump

>> Chiến dịch đả hổ diệt ruồi đang khiến ĐCS Trung Quốc sụp đổ

>> Tập Cận Bình thăm dò “giải thể tổ chức Đảng”

>> Giới phân tích: Tập Cận Bình thực hành chế độ Tổng Thống

>> La Vũ: Thời gian dành cho Tập Cận Bình không còn nhiều

>> Tập Cận Bình tấn công Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc

>> La Vũ khuyên Tập Cận Bình: Nếu còn do dự sẽ để lại mối hận thiên thu

>> Lựa chọn của Tập Cận Bình và vận mệnh dân tộc Trung Hoa

>> La Vũ nhắc Tập Cận Bình về Cách mạng Văn hóa: Hãy là một Washington của Trung Quốc


5 ý kiến dành cho “Sóng gió tuổi thơ Tập Cận Bình – người quyết định số phận ĐCSTQ”

  1. LA GIA MỸ 29/07/2020

    tội ông tập cận bình quá , thế giới công nhận tiêu cực hơn mình nghĩ , mình nghĩ là thế giới sẽ biết rằng tập cận bình cũng có nỗi đau của ông

    Reply
    • đó chỉ là suy nghĩ của bạn thôi , chứ hiện tại thì…

      Reply
    • với lại ổng cũng ko tốt mấy

      Reply
  2. LA GIA MỸ 06/08/2020

    liệu ông tập có nhớ lại trong năm 2020 ko ta ?!

    Reply

Ý kiến bạn đọc