Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Gia đình Tập Cận Bình từng bị đày đọa kinh hoàng như thế nào
Hai cha con Tập Trọng Huân và Tập Cận Bình từng bị bức hại ngồi tù trong thời cách mạng văn hóa, Tập Cận Bình từng bị mang ra đấu tố.

Ông Tập Trọng Huân cũng bị tống vào tù vì bị khép vào tội chống Đảng, Tập Cận Bình 7 năm liền bị đày ải ở nông thôn, phải làm đủ các việc, bị đày đọa đến mục rữa thân thể, chịu nhiều cay đắng. 

13 tuổi Tập Cận Bình vì nói mấy câu phản đối cuộc vận động mà bị giam tại Trường trung ương đảng, mẹ Tập Cận Bình bị ép đến trước mặt con mà dơ tay hô đảo đảo con mình.

Ký ức tuôi thơ của cậu bé Bình đã trôi qua như thế  đó, ký ức này Tập Cận Bình vĩnh viễn ghi nhớ không bao giờ quên.

>> La Vũ khuyên Tập Cận Bình: Nếu còn do dự sẽ để lại mối hận thiên thu

>> La Vũ nhắc Tập Cận Bình về Cách mạng Văn hóa: Hãy là một Washington của Trung Quốc

Tập Cận Bình từng bị đày đọa đến thân thể rữa nát trong Cách mạng Văn hóa.

Ngày 15/6/2016 là sinh nhật lần thứ 63 của ông Tập Cận Bình. Trang Tân Kinh của Trung Quốc lại đề cập đến việc cha của ông Tập từng khóc nức nở suốt 2 tiếng đồng hồ vào sinh nhật lần thứ 23 của con trai.

Dương Bính, người bạn vong niên của ông Tập Trọng Huân, từng đăng bài viết lên trang “Người già vui vẻ” với nhan đề “Bạn vong niên của Tập Trọng Huân kể về tình cảm cha con cảm động nhà họ Tập” kể rằng, ông Dương Bính và Tập Trọng Huân lần lượt đều bị điều xuống trại lao động Lạc Dương, Nam Hà, và trở thành bạn vong niên của nhau. Trong bài viết như sau:

Hơn 8h tối vào một ngày tháng 6/1976, Dương Bính đến nơi ở của Tập Trọng Huân, Lúc đó ông Tập Trọng Huân sống ở khu vực nhà máy vật liệu chịu lửa ở Lạc Dương, một phòng ngủ một phòng khách, ngay đến cả nhà vệ sinh cũng gộp chung, tổng diện tích khoảng gần 40 mét vuông.

Sau khi Dương Bính bước vào, ông nhìn thấy ông Tập Trọng Huân cúi gầm mặt xuống ngồi bên cạnh chiếc bàn vuông một cách bất thường, không nhìn ông, cũng không chào hỏi. Trên bàn bày một đĩa hột đậu phộng rang mỡ, một chiếc ly, một bình rượu trắng.

Cha con Tập Trọng Huân, Tập Cận Bình

Tập Trọng Huân, Tap Can Binh, cách mạng văn hóa, Bài chọn lọc,

Tập Trọng Huân và 2 con trai Tập Cận Bình (đội mũ), Tập Viễn Bình. (Ảnh: smh.com.au)

“Khi nhìn kỹ mặt của ông ấy, tôi không khỏi choáng váng: mặt ông giàn giụa nước mắt! Ông chưa kịp đợi tôi hỏi rốt cuộc là chuyện gì, mà đã bảo tôi đi vào bếp lấy cái ly ra uống rượu cùng.Tôi hỏi ông sao lại uống rượu? Vừa nghe xong, ông chực vỡ òa, nước mắt tuôn trào không thôi“. Dương Bính nhớ lại, ông Tập Trọng Huân buồn bã một hồi lâu rồi mới từ tốn nói, cũng không khóc thành tiếng: “Hôm nay là sinh nhật của Cận Bình, người anh của cậu, cậu hãy cùng tôi uống chút rượu để đón mừng sinh nhật nó“. Trong lúc nói chuyện, những giọt nước mắt cũng lăn dài trên má rơi xuống mặt bàn.

Ông ấy rót rượu cho tôi, rồi cụng ly với tôi. Rượu còn chưa vào bụng, nước mắt ông lại tuôn trào. Đặt ly rượu xuống, ông dùng hai bàn tay ôm lấy toàn bộ gương mặt, lau nước mắt mấy lần“. Tác giả hồi tưởng, ông Tập Trọng Huân giương mắt nhìn ông nói rằng: “Cha cậu tốt hơn tôi nhiều lắm, chăm sóc cho cậu tốt như vậy. Tôi cũng là người làm cha, nhưng vì tôi mà anh trai Cận Bình của cậu mười phần chết chín rồi!“. Trong lúc trò chuyện, ông Tập Trọng Huân kích động không thôi khi kể về thời Tập Cận Bình dù trong độ tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng những hành hạ không còn giống con người nữa.

Tập Trọng Huân, Tap Can Binh, cách mạng văn hóa, Bài chọn lọc,

Tập Cận Bình và người cha từng trải qua những khổ sở của thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: smh.com.au)

Buổi tối hôm đó, Tập Trọng Huân vừa khóc vừa thú nhận rằng bản thân ông có lỗi với các con, với hết thảy người trong nhà. “Ông ấy khóc suốt hơn tiếng đồng hồ mà chưa nguôi, tôi biết vấn đề chỉ được giải quyết khi ông và Tập Cận Bình gặp mặt nhau. Thế là tôi bèn giục ông viết thư bảo Tập Cận Bình đến Lạc Dương. Ông ấy chần chừ hồi lâu, cuối cùng cũng gật đầu đồng ý“.

Một tháng sau, ngày 20/7/1976, Tập Trọng Huân gọi Tập Cận Bình từ Bắc Kinh đến Lạc Dương, Hà Nam.

Tập bị chụp mũ “phần tử  phản cách mạng” hai mẹ con khó gặp được nhau

Tập Trọng Huân, Tap Can Binh, cách mạng văn hóa, Bài chọn lọc,

Tập Trọng Huân bị bức hại trong thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: smh.com.au)

Khi Cách mạng Văn hóa diễn ra, Tập Cận Bình mới 13 tuổi, chỉ vỉ đã nói mấy câu phản đối cuộc vận động này mà bị chụp mũ “phần tử phản cách mạng”, bị liệt vào thành phần “đối lập với đảng”, rồi bị nhốt trong trường đảng trung ương.

Trường đảng đã tổ chức đại hội phê phán 6 người thuộc “tẩu tư phái” (phái chủ trương đi theo con đường tư bản chủ nghĩa), 5 người trong đó là người lớn, 1 người sau cùng chính là cậu nhỏ Tập Cận Bình. Họ đều bị chụp mũ cao làm bằng sắt, chiếc mũ rất nặng, đè xuống cổ gây cảm giác khó chịu, Tập đành phải dùng hai tay nhấc lên.

Mẹ của Tập cũng bị ép giơ tay hô khẩu hiệu đả đảo con trai mình. Sau khi đấu tố xong, dẫu trước mặt gần trong gang tấc, hai mẹ con cũng không thể gặp nhau.

Buổi tối một ngày kia trời mưa tầm tã, nhân lúc người coi ngục không chú ý, Tập Cận Bình nhảy cửa sổ trốn về nhà. Ông Tập bụng đói không sao chịu được, vốn mong mẹ mình nấu một chút gì đó cho ăn, nhưng mẹ ông bị buộc tội bao che “phần tử phản cách mạng” đã bị bắt đi, để lại con trai Viễn Bình và con gái An An cũng rơi vào bước đường không có người chăm sóc. Tập Cận Bình không biết sự tình nên chẳng màng mưa to gió lớn chạy đi báo cáo với lãnh đạo. Ông Tập “khóc tuyệt vọng ngay trước mặt người chị An An và cậu em trai Viễn Bình, lại tuyệt vọng chạy đi trong đêm mưa“.

Cuối cùng, một ông lão trông coi công trường ở Di Hòa Viên đã giữ ông lại. Ngày hôm sau, ông liền bị bắt vào trại cải tạo lao động, nơi giam giữ vị thành niên.

Tập Cận Bình bị đưa xuống nông thôn

Tập Trọng Huân, Tap Can Binh, cách mạng văn hóa, Bài chọn lọc,

Ảnh minh họa chụp năm 1988, lúc Tập Cận Bình đang là Bí thư thành ủy Ninh Đức. (Ảnh: Nhân dân nhật báo)

Tháng 1/1969, Tập Cận Bình chưa đến 16 tuổi, bị đưa đến đại đội sản xuất Lương Gia Hà huyện Diên Xuyên, Thiểm Bắc tham gia lao động sản xuất. Nơi đó khổ sở đến nỗi ông Tập không biết bao nhiêu lần không ngủ được vì đói và lạnh. Em trai ông là Tập Viễn Bình đi thăm ông, chỉ một ngày mà khắp người mọc đầy mụn nước. Thì ra Tập Cận Bình vì để tránh bị bọ chét cắn, đã rải một lớp bột 666 (một nguyên liệu để làm thuốc trừ sâu) rất dày dưới giường chiếu, quanh năm suốt tháng nằm ngủ trên lớp bột 666 này.

Tập Cận Bình không ngừng xin lỗi em trai, và căn dặn về nhà tuyệt đối không được nói lại với mẹ. Sau khi về nhà, Tập Viễn Bình vẫn thuật lại cho mẹ nghe, bởi bản thân cậu khắp người bị rữa nát đến máu thịt lẫn lộn, mẹ cậu chỉ liếc mắt qua là nhìn ra ngay, bà đau đớn khóc thương khôn nguôi. Tập Cận Bình đã sống 7 năm ở làng Lương Gia Hà, trồng trọt, kéo than, đắp đê, gánh phân,….. việc gì cũng đều làm qua.

Theo epochtimes.com, tinhhoa.net

Hiện nay Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo cao nhất tại Trung Quốc, lựa chọn của ông quyết định tương lai vận mệnh của dân tộc Trung Hoa.

Bài liên quan:

Lựa chọn của Tập Cận Bình và vận mệnh dân tộc Trung Hoa


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc