Home » Thế giới » Phe cánh Giang Trạch Dân bị bao vây ráo riết trong tuần qua
Vào tuần lễ từ ngày 22 đến 28/5/2016, Tập Cận Bình và những cộng sự của ông đã ráo riết bao vây gia đình Giang Trạch Dân. Mạnh tay siết chặt các tử huyệt tay chân của Giang, gây áp lực đối với các Ủy viên Thường vụ tay chân còn lại của phái Giang.
trung-quoc

(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Ngày 23/5, ông Tập Cận Bình đi khảo sát ở Hắc Long Giang, dừng chân đầu tiên ở thị trấn Y Xuân, khu vực có công trình trồng rừng trọng điểm quốc gia. Trước đây truyền thông Trung Quốc từng đưa tin về tình trạng vi phạm kỷ luật của bà Giang Trạch Huệ (em gái Giang) và ông Vương Cương (thân tín của ông Giang) trong thời gian phụ trách hệ thống lâm nghiệp. Đây là địa bàn lợi ích của bà Giang Trạch Huệ.

Ngày 24/5, ông Tập Cận Bình đi lên đảo Bolshoy Ussuriysky ở vùng biên giới Nga – Trung Quốc khiến dư luận quan tâm đến tội bán lãnh thổ Trung Quốc cho Nga của ông Giang Trạch Dân. Khu vực này bị quân đội Nga chiếm cứ vào hơn 80 năm trước, được trao trả về Trung Quốc năm 2008. Theo thông tin, ông Giang Trạch Dân từng muốn bán một nửa khu vực này cho Nga.

Ngày 27/5, tại buổi họp lãnh đạo tỉnh Hắc Long Giang, ông Tập chia sẻ tâm trạng không hài lòng về cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước vùng đông bắc, cho rằng khu vực này đang gặp nhiều khốn khó và mâu thuẫn xã hội mạnh là có nguồn gốc từ vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước vào cuối thập niên 90, thời ông Giang Trạch Dân còn nắm quyền.

Ngày 23/5, quan trường Thượng Hải tuyên bố cử phái Tổ Kiểm tra Kỷ luật kiểm tra Ủy ban Giao thông thành phố Thượng Hải, địa bàn của ông Giang Miên Khang (con trai ông Giang Trạch Dân) phụ trách. Cùng ngày, truyền thông chính thống Trung Quốc đưa tin, trong hệ thống thương mại của gia tộc nhà Giang có 10 người bị cách chức, 3 người bị điều tra.

Ngày 24/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố “cần thúc đẩy cạnh tranh công bằng trên thị trường, hạn chế tư nhân tham gia vào các lĩnh vực điện lực, bưu chính viễn thông, giao thông, dầu khí, y dược, giáo dục”. Các lĩnh vực giao thông, dầu khí và giáo dục xưa nay là địa bàn lợi ích của gia tộc ông Giang Trạch Dân, người con trưởng Giang Miên Hằng của ông Giang được xem là “Đại vương Viễn thông”, còn hệ thống giáo dục do người tình Trần Chí Lập của ông Giang khống chế từ lâu.

Ngày 25/5, báo Quân đội Trung Quốc nhắc lại sai phạm chính trị nghiêm trọng của ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng liên quan đến “thực hiện quyết định của Đảng, giữ bí mật của Đảng, và vấn đề trung thành với Đảng”.

Có thể thấy, những thông tin do truyền thông chính thống Trung Quốc tập trung nhắm vào tội trạng của phe phái ông Giang Trạch Dân được đẩy mạnh dần từ vấn đề kinh tế đến vấn đề chính trị.

Ngày 25/3, “thái tử Đảng” Thái Tiểu Tâm có bài viết “Có con rồng trong quân đội” đăng trên Weibo bị bắt phải gỡ bỏ. Trước đó, ngày 23/5, có thông tin từ truyền thông Trung Quốc hải ngoại đưa tin, ông Thiếu tướng Liêu Dương Tuấn, cựu Phó Tư lệnh Quân khu tỉnh Quý Châu bị bắt. Ông này là em của ông cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Hậu cần Liêu Tích Long. Vì thế dư luận nghi ngờ “con rồng trong quân đội” mà Thái Tiểu Tâm đề cập chính là ông Liêu Tích Long.

Hệ thống Hậu cần trong Quân đội Trung Quốc là địa bàn trọng điểm trong tội ác mổ cướp nội tạng Pháp Luân Công. Ông Liêu Tích Long nhờ theo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công mà được thăng tiến. Năm 2002 trở thành Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, là nhân vật chủ chốt trong tội ác mổ cướp nội tạng tại địa bàn này.

Ngày 27/5, ông Phó Bí thư Thượng Hải là Trường Trần Dần được nhậm chức Phó Thị trưởng Thượng Hải thay thế ông Ngải Bảo Tuấn ngã ngựa vào tháng 11 năm ngoái. Ngày 25/5, truyền thông Trung Quốc hải ngoại đưa tin, ông Hàn Chính, Bí thư Thượng Hải, được điều về Chính phủ, người lên thay có thể là ông Tôn Chính Tài – Bí thư Trùng Khánh; còn ông Thị trưởng Thượng Hải Dương Hùng sắp nghỉ hưu. Theo tin từ truyền thông Hồng Kông, ngày 1/5 ông Hàn Chính đã có báo cáo gửi Bộ Chính trị Trung Quốc đề nghị được nghỉ hưu vào sau Đại hội 19 vào năm tới… Có thể thấy, hàng loạt dấu hiệu cho thấy phe cánh ông Giang Trạch Dân ở Thượng Hải đã thất thủ.

Ông Tân Tử Lăng, Đại tá quân đội đã nghỉ hưu cho rằng, cuộc đấu Tập – Giang đã “đến hồi quyết định”, ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã hoàn thành xong điều tra về ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
Ngày 26/5, tại tòa nhà Rayburn, Hạ viện Mỹ đã tổ chức thảo luận “Thảm họa nhân quyền Trung Quốc và trách nhiệm của kẻ bức hại”. Tại thảo luận, có 10 học viên Pháp Luân Công đã kể lại quá trình họ bị bức hại tra tấn và kêu gọi trừng phạt hung thủ đứng đầu là ông Giang Trạch Dân. Các học viên đưa ra danh sách hơn 200 kẻ tham gia bức hại tàn nhẫn gửi đến Chính phủ Mỹ, Ủy ban về vấn đề Trung Quốc (CECC), Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công…

Tinh Vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc