Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Nhân tài trí thức của Trung Quốc bị đàn áp như thế nào
Môn khí công Pháp Luân Công được phổ truyền tại Trung Quốc từ năm 1992, đến năm 1999 được ghi nhận có đến hơn 100 triệu người theo tập.

Lãnh đạo Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân vì sự đố kỵ và muốn nâng tầm ảnh hưởng của mình hơn nữa mà quyết định đàn áp Pháp Luân Công. Vì ông ta hiểu rằng một môn khí công ảnh hưởng to lớn đến xã hội như thế mà đàn áp thành công, thì vị thế chính trị của ông ta sẽ lên tột đỉnh tại Trung Quốc.

Năm 1999 Giang Trạch Dân ra lệnh cấm và đàn áp Pháp Luân Công, tất cả các kênh truyền thông đang ca ngợi lợi ích sức khỏe và đạo đức do Pháp Luân Công mang lại bỗng quay ngược lại đả kích môn tập này.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho rằng Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công không có lợi gì cho Đảng cả, xem Đảng là trung tâm và đàn áp Pháp Luân Công.

Nhưng Pháp Luân Công phát triển sâu rộng trong xã hội có rất nhiều trí thức, giáo sư tiến sĩ giảng viên đại học cũng tham gia tập, họ trước đây từng được xem là tinh hoa của dân tộc, nhưng khi đàn áp Pháp Luân Công họ cũng bị cấm tập và đàn áp hết sức dã man.

>> Trung Quốc đã khủng bố tầng lớp trí thức như thế nào

Thảm cảnh trí thức bị đàn áp tại Trung Quốc

Vì kiên trì theo tín ngưỡng Chân Thiện Nhẫn, các học viên Pháp Luân Công bị chính quyền Trung Quốc đàn áp thô bạo. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người phải sống trong lao tù, trong đó có nhiều nhân tài ưu tú.

1/ Chính quyền bức hại nhân tài

Thiếu tá Vương Hữu Giang bị ngược đãi trong nhà tù Lan Châu

Thiếu tá Vương Hữu Giang, ngoài 40 tuổi, là Thiếu tá Quân khu Lan Châu, vì tham gia tu luyện Pháp Luân Công mà bị xử tù 6 năm. Ông bị nhốt vào nhà tù Lan Châu ngày 7/3/2014. Để ép ông từ bỏ tín ngưỡng, cai tù đã tra tấn dã man, ông bị tổn thương đến nỗi không còn kiểm soát được hoạt động đại tiểu tiện bình thường. Ban ngày bị bắt lao động cực nhọc với cường độ nặng gấp nhiều lần những phạm nhân khác, tối về không cho ngủ, mỗi bữa cho ăn một cái bánh bao, không có rau, mỗi ngày chỉ cho uống một ly nước, không cho vào nhà vệ sinh, không được tắm giặt, không được gặp người thân trong vòng nửa năm.

Ông Vương Hữu Giang (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Ông Vương Hữu Giang (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Giảng viên đại học bị bức hại trong nhà tù nữ Cát Lâm

Học viên Pháp Luân Công Xa Bình Bình từng là giảng viên Học viện Thể thao Cát Lâm, bị tuyên án 4 năm tù, bị giam vào nhà tù nữ Cát Lâm ngày 26/1/2015. Hiện nay cơ thể bà Xa Bình Bình rất yếu, trước đây bà nặng 65kg nhưng đến nay chỉ còn 30kg và không còn đi đứng thẳng người được như trước.

Giảng viên đại học Xa Bình Bình năm nay 40 tuổi, có học vị thạc sĩ, xuất thân trong gia đình trí thức, cha từng là hiệu trưởng một trường sư phạm. Vì bà kiên trì theo đuổi tu luyện Pháp Luân Công nên nhiều lần bị bắt giam, bị bắt đi “tẩy não”. Cha bà vì lo lắng cho con nên bệnh tình ngày càng nặng và đã qua đời.

Giảng viên Học viện Thể thao Xa Bình Bình (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Giảng viên Học viện Thể thao Xa Bình Bình (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Giảng viên Đại học Dầu khí Tây Nam bị xử tù 4 năm vì tu luyện Pháp Luân Công

Tiến sĩ Lý Nghiêm Quân (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Tiến sĩ Lý Nghiêm Quân (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Tiến sĩ Lý Nghiêm Quân từng giảng dạy tại Đại học Dầu khí Tây Nam, vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị xử tù 4 năm, bị giam tại nhà tù Ngũ Mã Bình. Vừa qua, khi gia đình tới thăm tưởng như đã nhận không ra ông, vì cơ thể chỉ còn da bọc xương.

Vào trung tuần tháng 5/2015, khi gia đình tới nhà tù thăm thì thấy bộ răng của tiến sĩ Lý Nghiêm Quân cháy đen, trong khi trước đó 3 tháng khi người thân tới thăm còn chưa thấy tình trạng này. Khi hỏi ý kiến bác sĩ thì được biết đây là hiện tượng bị trúng độc. Mọi người ai cũng lo lắng cho tình trạng sức khỏe của tiến sĩ Lý Nghiêm Quân.

Tiến sĩ Lý Nghiêm Quân là Chủ biên công trình “Địa chất Dầu khí”, là tài liệu giảng dạy cấp quốc gia. Ông là người được nhiều người kính trọng, đồng nghiệp quý mến, làm nghề dạy học nhiều năm và bỗi dưỡng được nhiều nhân tài…

Dưới chế độ độc tài ở Trung Quốc, phần tử trí thức bị hãm hại vô cớ như tiến sĩ Lý Nghiêm Quân còn rất nhiều.

Cảnh sát ưu tú Cao Lệ Dân bị nhốt tại Nhà tù Thẩm Dương số 1

Ngày 8/1/2015, mạng Minh Huệ đưa tin, học viên Pháp Luân Công Cao Lệ Dân, trú tại thị trấn Phụ Tân tỉnh Liêu Ninh bị xử tù phi pháp 3 năm, hiện nay bị nhốt tại Nhà tù Thẩm Dương số 1, tính mạng đang nguy kịch. Dù vậy phía nhà tù lên tiếng, nếu không “chuyển hóa” thì không đủ điều kiện “ra ngoài chữa bệnh”.

Học viên Cao Lệ Dân là cảnh sát hình sự của thị trấn Phụ Tân, từng lập nhiều công lớn vì bắt tội phạm giết người. Ngày 21/2/2014 bị Tòa án huyện Chương Vũ bắt, đến ngày 14/3 bị tuyên án tù 5 năm. Sau khi kháng án, mức án giảm còn 3 năm. Sau quá trình kháng án tiếp theo không có kết quả, anh Cao Lệ Dân đã tuyệt thực phản đối hơn 20 ngày. Đến ngày 7/11/2014 anh đã bị chuyển từ nơi tạm giam huyện Chương Vũ đến Nhà tù Thẩm Dương số 1.

Sau khi vào nhà tù anh đã bị ho và tiểu ra máu nên được đưa vào trạm y tế của nhà tù trong tình trạng nguy kịch. Theo báo cáo kiểm tra sức khỏe của trạm y tế nhà tù, anh Cao Lệ Dân bị suy thận, tổn thương gan và tim.

Sĩ quan cảnh sát ưu tú bị tra tấn trong nhà tù Lan Châu

Ngày 13/6/2015, mạng Minh Huệ đưa tin, vào ngày 6/2/2015, học viên Pháp Luân Công Trần Trung Giám bị Tòa án quận Bạch Ngân xử tù 6 năm. Tại nhà tù Đại Sa Bình ở thành phố Lan Châu, ông Trần Trung Giám bị bức hại tàn nhẫn: bị phạm nhân khác đánh đập, lăng nhục. Ngày 20/4 vừa qua, người nhà ông đến trại giam thăm ông nhưng trại giam không cho gặp.

Cảnh sát Trần Trung Giám bị xử tù 6 năm (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Cảnh sát Trần Trung Giám bị xử tù 6 năm (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Ông Trần Trung Giám năm nay 54 tuổi, tốt nghiệp trường cảnh sát Cam Túc, từng công tác tại công an huyện Hội Ninh. Ông là người chính trực, khiêm tốn, từng làm đồn trưởng công an liên tục trong hai nhiệm kỳ, tham gia phá được nhiều vụ án lớn.

Năm 1998, ông Trần Trung Giám bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, sau đó nhờ thành tích xuất sắc trong thi hành nhiệm vụ nên ông được bình chọn lao động tiên tiến. Tuy nhiên, vì tham gia tu luyện Pháp Luân Công cùng vợ và một số chị em trong gia đình mà bị hãm hại, trong nhà hiện chỉ còn người mẹ già 90 tuổi không ai chăm sóc.

Ngày 6/2/2015, ông Trần Trung Giám bị xử tù 6 năm, vì không chấp nhận bản án nên ông gửi đơn kháng án. Ngày 7/4/2015, ông Trần Trung Giám bị chuyển từ trại tạm giam Bạch Ngân đến nhà tù Đại Sa Bình thành phố Lan Châu.

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc bị nhà tù Hắc Long Giang bức hại

Học viên 29 tuổi Hứa Văn Long tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương, bị xử tù 8 năm vì tu luyện Pháp Luân Công, bị giam tại nhà tù Thái Lai, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang.

Học viên Hứa Văn Long tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh vào tháng 7/2010, trong thời gian học ở trường đã giành được nhiều giải thưởng vàng về mỹ thuật. Một lần Hứa Văn Long ngẫu nhiên vượt tường lửa và vào được trang mạng Minh Huệ, thấy được vẻ đẹp của Pháp Luân Công nên đã tham gia tập luyện.

Học viên Hứa Văn Long được giải thưởng (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Học viên Hứa Văn Long được giải thưởng (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Học viên Hứa Văn Long được giải thưởng (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Trong nhà tù Thái Lai, học viên Hứa Văn Long bị đánh đập tàn nhẫn. Chính trị viên Cao Bân nói:“Tao không chỉnh đốn được mày thì chữ Cao của tao sau này sẽ đổi thành chữ Thấp”.

Học viên Hứa Văn Long còn bị cùm tay và chân và bị đánh roi điện. Cai ngục vừa đánh vừa nói: “Nào, hãy dùng công của mày chống lại đi! Cứ thế, học viên bị tra tấn cho đến khi roi điện hết điện, quá trình tra tấn kéo dài đến 30 phút…”

Học viên Thôi Hải bị ngược đãi trong nhà tù nữ thành phố Vũ Hán

Học viên Thôi Hải (66 tuổi), bị bắt vào nhà tù nữ của thành phố Vũ Hán ngày 10/4/2014.

Nữ sĩ Thôi Hải bị xử tù 5 năm (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Nữ sĩ Thôi Hải bị xử tù 5 năm (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Nữ sĩ Thôi Hải từ nhỏ đã được vào học trường Hí Khúc tỉnh Hồ Bắc, sau khi ra trường đã tham gia vào quân đội, sau chuyển nghề và trở thành Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Công nghiệp Hóa chất thành phố Vũ Hán. Sau khi chính quyền Trung Quốc phát động bức hại Pháp Luân Công, nữ sĩ Thôi Hải từng nhiều lần bị bắt giữ, từng bị tù oan 3 năm, bị mất việc làm.

Doanh nhân Trịnh Tường Tinh bị bức hại tàn nhẫn

Trịnh Tường Tinh trước khi bị bức hại (trái), và Trịnh Tường Tinh sau khi bị nhà tù Bảo Định bức hại (phải) (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Trịnh Tường Tinh trước khi bị bức hại (trái), và Trịnh Tường Tinh sau khi bị nhà tù Bảo Định bức hại (phải) (Ảnh: mạng Minh Huệ).

Học viên Pháp Luân Công Trịnh Tường Tinh ở Đường Hải – Đường Sơn – Hà Bắc, là một thương nhân trọng chữ tín, bị bắt ngày 25/2/2012, tòa án đã xử tù 10 năm với tội danh “truyền bá Thần Vận”.

Tại nhà tù Bảo Định, học viên Trịnh Tường Tinh bị bức hại tàn nhẫn đến nỗi xương đầu bể nát. Sau khi tra tấn dã man, nhà tù đưa vào Y viện Trung tâm Bảo Định làm phẫu thuật cắt bỏ một phần não, khiến học viên Trịnh Tường Tinh thành người tàn phế. Cho dù vậy, nhà tù Bảo Định vẫn không chịu thả anh Trịnh Tường Tinh về.

Người nhà anh Trịnh Tường Tinh lo lắng cho tính mạng anh vì sợ chúng giết người diệt khẩu, vì thế đã trường kỳ đến trước cổng nhà tù kháng nghị, nhưng nhà tù kiên quyết không chịu thả người, dù anh Trịnh Tường Tinh đã đủ điều kiện để được tại ngoại chữa trị.

Từ 2012 đến nay, hàng ngàn người dân ở Đường Sơn đã tham gia ký tên kháng nghị yêu cầu nhà tù Bảo Định thả anh Trịnh Tường Tinh, nhưng cho đến nay nhà tù vẫn chưa thả người.

Phó Tổng Giám đốc khách sạn bị bức hại mù hai mắt

Ngày 24/11/2015, mạng Minh Huệ đưa tin, bà Chu Duy Anh, ngoài 60 tuổi, từng là Phó Tổng Giám đốc khách sạn Hải Sơn thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy, vì tham gia Pháp Luân Công nên bị bức hại suốt 7 năm qua, bị bắt cưỡng bức lao động, bắt vào bệnh viện tâm thần, trại tẩy não để ép phải “chuyển hóa”…

Tháng 10/2015, nữ sĩ Chu Duy Anh đã bị nhà tù nữ ở An Huy bức hại đến nỗi mù cả hai mắt, bị đánh vào cổ trọng thương khiến người bại liệt, hiện không thể tự chăm sóc cho bản thân được, nhưng nhà tù An Huy đến nay vẫn không chịu thả người.

2/ Kết luận:

Hiện nay có hàng ngàn học viên Pháp Luân Công bị chính quyền bạo lực Trung Quốc bắt giam bất hợp pháp trong các nhà tù ở Trung Quốc Đại Lục. Suốt 17 năm qua đi, những khổ nạn mà họ phải chịu không thể dùng ngôn ngữ diễn tả được. 

Từ lúc Tập Cận Bình tận diệt phe cánh Giang Trạch, rất nhiều quan chức bị ngã ngựa, có một điểm chung là hầu hết quác quan chức này đều theo Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, điều này khiến nhiều người tin rằng làm việc ác rồi đến lúc sẽ chịu quả báo.

Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ban Chính pháp là kẻ điên cuồng bức hại Pháp Luân Công, liên quan đến tội ác mổ cướp tạng học viên Pháp Luân Công. Ngày 11/6/2015 bị xử tù vô thời hạn. Chu Vĩnh Khang là thủ lĩnh của Bang Chính pháp, Bang Tứ Xuyên, Bang Dầu khí, kéo theo vây cánh của ông ta cũng bị điều tra, nhiều kẻ đã đi theo Chu vào nhà lao.

Bạc Hy Lai, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc , Bí thư thành phố Trùng Khánh, cựu Thị trưởng thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, là kẻ theo Giang bức hại Pháp Luân Công. Bị xử tù vô thời hạn ngày 22/9/2013.

Từ Tài Hậu từng là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, người thay Giang quản quân trong quân đội. Trong thời gian ông này nắm quyền lực trong quân đội cũng là thời kỳ hệ thống y viện quân đội bị cáo buộc và lên án vì tham gia vào tội ác cấy ghép tạng bất hợp pháp. Ngày 30/6/2014 ông này bị chuyển đến Viện Kiểm sát Quân sự xử lý, sau đó bị chết khi chưa kịp thẩm vấn.

Ngày 1/3/2016, Bộ Công an Trung Quốc thực thi quy định mới, theo đó sẽ thực hiện truy cứu đến cùng đối với những vụ án oan do cơ quan chấp pháp gây ra. Theo quy định này, những cảnh sát tham gia vào tội ác bức hại Pháp Luân Công sẽ bị truy cứu đến cùng.

Từ tháng 5/2015 đến nay đã có hơn 200 ngàn học viên Pháp Luân Công và người thân của họ gửi đơn kiện hung thủ Giang Trạch Dân, nhiều người dân sống ở ngoài Trung Quốc Đại Lục cũng sôi nổi hưởng ứng.

Tinh Vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Theo daikynguyenvn.com

 


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc