Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Những ai hả dạ nhất khi thấy phe cánh Giang Trạch Dân bị tận diệt
Giang Trạch Dân được xem là một bạo chúa độc tài ở Trung Quốc. Từ khi ông ta lên nắm quyền lực cao nhất đã sẵn sàng thẳng tay trừng phạt những ai làm ông ta phật ý, khiến nhiều người quy phục ông ta.

Nay khi Giang Trạch Dân thất thế, đám tay chân thân cận lần lượt ngồi tù. Bản thân Giang Trạch Dân bị người dân Trung Quốc và khắp châu Á khởi kiện, ai cũng chờ ngày Giang sẽ phải ra trước vành móng ngựa như đám đàn em của y

Vậy ai sẽ mỉm cười và cảm thấy “hả dạ” nhất trước số phận của Giang Trạch Dân, hẳn rằng đó phải là người chịu nhiều nỗi uất hận nhất do Giang gây ra mà không phải ai cũng biết, đó là hai người sau:

1/ Hồ Cẩm Đào

Sau năm 2002 Hồ Cẩm Đào kế nhiệm Giang Trạch Dân để trở thành người lãnh đạo cao nhất nước. Nhưng Giang Trạch Dân trước khi lui về hậu trường đã bố chí đám đàn em tay chân nắm hết các chức vụ quan trọng, nhất là công an và quân đội.

Công an thì có Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh nắm quyền; Quân đội thì Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng nắm quyền. Từ Tài Hậu giữ chức Phó Chủ tịch Quân ủy là người thực quyền tha hồ thao túng quân đội, chức Chủ tịch Quân ủy của Hồ Cẩm Đào thực chất là bù nhìn, hoàn toàn bất lực trước sự hủ bại thối nát của quân đội. Hồ Cẩm Đào bị nhóm người này chế nhạo là “chiến đấu trong lòng quân địch”.

Trên phương diện chính trị và pháp luật, toàn bộ quyền lực nằm trong tay Chu Vĩnh Khang tước đoạt, Hồ Cẩm đào dù ở ngôi cao nhất nhưng phải khiếp sợ trước uy quyền của Giang Trạch Dân, bị giới chức trong và ngoài nước ví là “bà vợ lẽ bị bắt nạt”.

Tháng 7/2013, trang mạng Tân Lãng đăng lại bài báo của “Nhật báo Hồng Kông” chỉ ra rằng, sau khi Giang Trạch Dân về hưu, ngoại trừ việc bố trí thân tín Chu Vĩnh Khang khống chế toàn bộ hệ thống công an, ông đồng thời còn bố trí Do Hỷ Quý nắm giữ cục cảnh vệ trung ương ĐCS Trung Quốc, bố trí Quách Bá Hùng và Giả Diên An khống chế toàn bộ quân đội. Do vậy, lực lượng vũ trang trong thời kỳ Hồ Cẩm Dào nắm quyền hoàn toàn đều là nằm trong tay phe cánh Giang Trạch Dân.

Giang Trạch Dân  còn bố trí  9 người của mình vào Thường ủy Cục Chính trị ĐCS Trung Quốc, không ngừng lôi kéo và xây dựng băng đảng. Có phân tích chỉ ra rằng, cái cơ cấu chính trị kiểu như “chín rồng trị nước, mỗi con một nơi” này, không chỉ để lại kẽ hở chính trị, mà còn tạo thành cái thói quen “kéo bè kéo cánh”. Từ đế chế trong tay Chu Vĩnh Khang cho đến việc gia tộc nắm giữ thiên hạ của Bạc Hy Lai cũng không ngoại lệ.

Chính vì thế Hồ Cẩm Đào chỉ lo phát triển đất nước, còn nhiều việc khác thực chất là do Giang Trạch Dân thao túng.

Hồ Cẩm Đào dù ngồi ở ngôi vị cao nhất suốt 10 năm (2002 – 2012) nhưng phải chịu nhiều nỗi nhục uất ức, nhưng cũng chỉ biết nuốt vào lòng, ngay cả người bạn thân thiết bị hại chết ông ta cũng không thể làm gì, đây là sự việc khiến ông day dứt nhất.

Năm 1959 Hồ Cẩm Đào thi đỗ và bắt đầu học trường ĐH Thanh Hoa, khoa Thủy Lợi. Tại đây ông chơi rất thân với ba người bạn là ông Trương Mãnh Nghiệp,  bà La Mộ Loan và bà Lưu Vĩnh Thanh. Trong đó Trương Mãnh Nghiệp là một người rất ốm yếu đến nỗi không đủ sức học nên phải nghỉ học một năm.

Thời gian này Hồ Cẩm Đào đã yêu và sau đó cưới Lưu Vĩnh Thanh. Còn Trương Mãnh Nghiệp kết hôn với La Mộ Loan, sau đó ông ốm nặng, ông bị tích dịch, triệu chứng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Toàn bộ khuôn mặt của ông bị phù, và các bác sĩ nói rằng ông sẽ không sống được lâu

Năm 1998 các cựu sinh viên ĐH Thanh Hoa tổ chức gặp mặt tại ngôi trường cũ, Hồ Cẩm Đào cùng vợ là Lưu Vĩnh Thanh đã đến gặp mặt những người bạn cũ của mình tại nơi đây. Lúc này ai cũng ngạc nhiên khi gặp Trương Mãnh Nghiệp, vẻ ốm yếu mệt mỏi của ông ta đã biến mất, thay vào đó là một người khỏe mạnh và thần thái, sắc mặt hồng hào sáng sủa, tinh thần phấn chấn, hết thảy mọi người đều cảm thấy vô cùng bất ngờ. Ai cũng thắc mắc về điều này.

Lúc này tại hội trường ĐH Thanh Hoa, Trương Mãnh nghiệp mới chia sẻ về những trải nghiệm thần kỳ khi tập môn khí công nổi tiếng lúc đó là Pháp Luân Công, ông kể khi đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” (sách học thuật về khí công) ông ta hiểu rằng Chân Thiện Nhẫn là bản chất, đặc tính của vũ trụ, vì thế mà luôn tuân thủ theo nguyên lý này.

Ông chia sẻ mình đã đề cao tâm tính và bỏ các thói hư tật xấu ra sao, nhờ đó sau khi luyện các bài công pháp bệnh tật của ông dần dần biến mất hẳn, ông đã khỏi bệnh hoàn toàn. Nhiều người đã hưởng ứng vỗ tay trước những chia sẻ của ông Trương Mãnh Nghiệp, đặc biệt bạn thân của ông là bà Lưu Vĩnh Thanh ngồi ở hàng ghế đầu đã vỗ tay liên tục, sau đó chúc mừng bà La Mộ Loan.

Nhờ có sức khỏe tốt, ông Trương Mãnh Nghiệp trở thành Giáo sư và là giảng viên cao cấp của trường Điện lực Công nghiệp ở tỉnh Quảng Đông, cả 2 vợ chồng ông đều tập Pháp Luân Công, sau đó đã gửi cuốn sách Chuyển Pháp Luân cho vợ chồng Hồ Cẩm Đào. Sau khi xem xong cuốn sách này Hồ Cẩm Đào cho rằng “Đây là một cuốn sách để tu Phật và không thể để tùy tiện được. Cần phải để sách ở trên giá sách”, còn bà  Lưu Vĩnh Thanh đã tập Pháp Luân Công,

Năm 1999 khi Giang Trạch Dân chỉ đạo truyền thông vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công, rồi sau đó đàn áp môn tập này.

Chính vì bị vu khống vô lý này mà năm 1999 học viên Pháp Luân Công khắp toàn Trung Quốc đã rủ nhau kéo về Bắc Kinh để nói rõ cho chính quyền biết họ đã nhận được lợi ích từ môn tập này như thế nào. Vào thời điểm ấy, dù Giang Trạch Dân đã cố ngăn các học viên đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, nhưng nội thành Bắc Kinh có lúc lên đến 30 vạn người, ngoại thành thì luôn duy trì trên dưới 70 vạn người

Đó cũng là thời điểm mà vợ chồng Trương Mãnh Nghiệp 2 lần đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, nhưng bị cảnh sát áp giải về nhà.

Trong những năm leo thang đàn áp Pháp Luân Công, Trương Mãnh Nghiệp bị bắt đưa đến trại cưỡng bức lao động ở tỉnh Quảng Đông, thế nhưng Hồ Cẩm Đào cũng không thể ra mặt giúp đỡ bạn thân của mình trước tai mắt của Giang Trạch Dân, khiến Trương Mãnh Nghiệp mấy năm liền phải chịu khổ trong tù

Sau khi ra khỏi trại này Trương Mãnh Nghiệp cùng vợ đến Thái Lan, trong lúc chờ Liên Hợp Quốc chứng nhận thân phận tị nạn và chuẩn bị đến nước Mỹ. Vào Tháng 9/2006, Trương Mãnh Nghiệp chết thảm trong một vụ tai nạn giao thông nhiều nghi vấn

Cái chết của người bạn thân khiến vợ chồng Hồ Cẩm Đào rất đau lòng, qua tìm hiểu thì có nhiều dấu hiệu cho thấy Chu Vĩnh Khang đứng sau âm mưu này. Thế nhưng Hồ Cẩm Đào cũng chỉ biết nuốt hận vào lòng và không thể làm gì.

truong-manh-nghiep

Vợ chồng Trương Mãnh Nghiệp chụp trước lúc ông Trương mất (Ảnh do bà La Mộ Loan cung cấp cho NTDTV)

Sau 10 năm giữ chức Tổng Bí Thư, năm 2012 Hồ Cẩm Đào hết nhiệm kỳ và bàn giao lại cho Tập Cận Bình.

Tập Cận Bình không muốn lại theo vết xe đổ của Hồ Cẩm Đào, ông ta hiểu rằng muốn thực sự điều hành đất nước thì chỉ có cách chặt đứt vây cánh của Giang Trạch Dân mà thôi.

(Từ trái sang phải) Tổng Bí Thư Tập Cận Bình cùng người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đến dự lễ chào mừng ngày Quốc Khánh, kỷ niệm ngày thành lập Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lần thứ 65 tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ngày 30/9/2014, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li/Getty Images)

(Từ trái sang phải) Tổng Bí Thư Tập Cận Bình cùng người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đến dự lễ chào mừng ngày Quốc Khánh, kỷ niệm ngày thành lập Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lần thứ 65 tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ngày 30/9/2014, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li/Getty Images)

Qua phân tích, Tập Cận Bình đã phát hiện ra 3 điểm yếu được xem là tử huyệt của Giang Trạch Dân, và ông ta đã chọn cách chống tham nhũng để diệt hết vây cánh của Giang, vấn đề này đã được nói rõ trang bài  (Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ của ĐCS Trung Quốc)

Khi Tập Cận Bình giương cao ngon cờ chống tham nhũng, phe cánh của Giang Trạch Dân lần lượt ngồi tù. Nhưng kẻ trước đây tác oai tác quái, ức hiếp của Hồ Cẩm Đào như Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh, đám tướng tá của Quách Bá Hùng lần lượt ngồi tù. Từ Tài Kậu thì chết thê thảm trong tù, Giang Trạch Dân hiện bị mất hết tay chân, bị người dân Trung Quốc khởi kiện đòi đưa y ra trước pháp luật vì những tội ác mà Giang đã phạm phải.

Lúc này đây hẳn rằng Hồ Cẩm Đào rất hả lòng hả dạ, chờ đợi vụ xử con hổ cuối cùng là Giang Trạch Dân

2/ Cựu chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch

Nếu như Hồ Cẩm Đào phải khuất phục trước uy quyền của Giang Trạch Dân, thì ngược lại ông Kiều Thạch được xem là một người dũng cảm, không sợ cường quyền, sẵng sàng nói lời chính trực vì thế mà làm mếch lòng Giang Trạch Dân.

Ảnh minh họa

Giang Trạch Dân, thủ tướng Lý Bằng và chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch

Năm 1997 khi Pháp Luân Công phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc do lợi ích sức khỏe mà môn khí công này mang lại, người truyền người, tâm truyền tâm, ngay cả các kênh truyền thông và báo chí  toàn Trung Quốc cũng thường xuyên ca ngợi môn tập này, điều này khiến tâm đố kỵ của Giang Trạch Dân dâng cao, ông ta chỉ muốn tư tưởng của Đảng là duy nhất chi phối người dân, vì thế mà luôn muốn tiêu diệt Pháp Luân Công.

Năm 1997 Bộ Công an bí mật tiến hành xâm nhập vào Pháp Luân Công nhằm tìm ra chứng cớ để khép môn này vào tà giáo hay một lý do nào đấy để có lý do giải tán môn này. Thế nhưng tất cả các điều tra đều chung một kết luận  “Không có bằng chứng nào chứng tỏ như vậy từ trước tới nay”

Ngày 21/7/1998 Văn phòng số 1 của Bộ Công an Trung Quốc phát hành tài liệu (1998) số 555 với tựa đề “Chú ý về điều tra Pháp Luân Công” cùng lời tuyên bố Pháp Luân Công là một tà giáo, tất cả các điều tra viên phải tìm ra được bằng chứng nhằm chứng minh lời tuyên bố trên.

Tức là Bộ Công an cho ra kết luận trước, rồi mới tìm chứng cớ chứng minh cho kết luận trên. Tất cả các biện pháp nghiệp vụ đều được tận dụng tối đa như trà trộn vào các học viên , nghe lén điện thoại, theo dõi các tình nguyện viên, khám nhà bất ngờ, tịch thu vật dụng cá nhân để điều tra. Thế nhưng cuộc điều tra vẫn không đưa ra được một bằng chứng, kết quả gì.

Nhiều người trong cuộc hiểu rằng Giang Trạch Dân muốn đàn áp Pháp Luân Công không chỉ bởi sự đố kỵ, mà còn muốn nâng cao vị thế của các nhân mình thông qua việc đàn áp này.

Chủ tịch Quốc hội là Kiều Thạch thời điểm đó thì lại nghe rất nhiều người dân cũng như truyền thông nói nhiều về lợi ích do Pháp Luân Công mang lại, điều này trái ngược với tuyên bố của Giang Trạch Dân.

Vì thế khi chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch kết thúc nhậm kỳ ngày 15/3/1998, đã lập một nhóm điều tra  về Pháp Luân Công sâu rộng các nơi và đưa ra kết luận thẳng thắn “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra, trước khi kết thúc bản điều tra ông còn nhấn mạnh lời cảnh báo “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”, câu kết luận này đánh thẳng vào tâm địa như muốn trêu ngươi Giang Trạch Dân.

Bản báo cáo điều tra của Kiều Thạch khiến cho Giang Trạch Dân tức đến nghiến răng nghiến lợi mà chưa thể làm gì, bởi ông Kiều Thạch vừa kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch Quốc hội, đồng thời ông cũng rất có uy tín trong giới lãnh đạo lâu năm.

Những năm về hưu, cựu chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch luôn bị Giang Trạch Dân gây khó khăn cho cuộc sống của mình.

Thế nhưng từ lúc Tập Cận Bình lên nắm chức vị Tổng Bí Thư, đã quyết định chặt hết vây cánh của Giang Trạch Dân thông qua chiến dịch chống tham nhũng, Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng do Vương Kỳ Sơn làm Bí Thư  chịu trách nhiệm  thực hiện chiến dịch mà. Mà Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng này trước đây vốn đặt dưới sự quản lý của Kiều Thạch.

Cơ quan này đã truy bắt hàng ngàn quan chức lớn nhỏ thuộc tay chân Gang Trạch Dân. Bản thân Giang Trạch Dân bị người dân khởi kiện khắp nơi vì tội ác của y, đến tháng 9/2015 thống kê cho thấy 550.000 người khắp châu Á kiện Giang, trong đó riêng Trung Quốc là 185.000 người, và số người kiện vẫn tiếp tục tăng cao.

Từ khi ông Tập Cận Bình ban hành chính sách “Có án phải lập, có tố phải nhận”, thực thi bắt đầu từ ngày 1/5, Viện Kiểm sát Tối cao đã liên tục phải thụ lý đơn kiện Giang Trạch Dân

Giữa lúc đó vào ngày 14/6 cựu chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch qua đời, ông ra đi khi mà đám đàn em Giang Trạch Dân đều ngồi tù, Làn sóng khởi kiện Giang ngày một dâng cao hơn, hẳn rằng ông đã mỉm cười mãn nguyện.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc