Home » Thế giới » Hồ sơ Panama tiết lộ sự giàu có của gia tộc Giả Khánh Lâm
Nhiều quan chức Trung Quốc có tên trong hồ sơ Panama, một trong những quan tham được nhắc đến nhiều nhất là Giả Khánh Lâm.

>> Hồ sơ Panama: Cháu ngoại Ủy viên Bộ Chính trị TQ sở hữu biệt thự hơn 1.000 tỷ đồng ở Hồng Kông

>> Hồ sơ Panama liên quan đến nhiều quan to Trung Quốc

>> Trung Quốc kiểm duyệt tài liệu Panama papers vì liên quan đến người nhà Tập Cận Bình

Con rể ông Giả Khánh Lâm là Lý Bác Đàm, cháu ngoại là Lý Tố Đan thành lập nhiều công ty ở nước ngoài. Riêng cô con gái Giả Tường thì lấy tên khác là Lâm Thanh để hoạt động kinh doanh tại Hồng Kông.

Con rể ông Giả Khánh Lâm là Lý Bác Đàm, cháu ngoại là Lý Tố Đan thành lập nhiều công ty ở nước ngoài. Riêng cô con gái Giả Tường thì lấy tên khác là Lâm Thanh để hoạt động kinh doanh tại Hồng Kông.

Trung Quốc đã chặn các từ khóa liên quan đến hồ sơ Panama.

Gần đây, nhiều cơ quan truyền thông Hồng Kông đưa tin, “Hồ sơ Panama” đã hé lộ thêm thông tin về gia tộc Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Theo đó con rể ông này là Lý Bác Đàm, cháu ngoại là Lý Tố Đan thành lập nhiều công ty ở nước ngoài. Riêng cô con gái Giả Tường thì lấy tên khác là Lâm Thanh để hoạt động kinh doanh tại Hồng Kông.

“Hồ sơ Panama” về gia tộc Giả Khánh Lâm

Tối ngày 3/5, nhiều cơ quan truyền thông Hồng Kông đồng loạt đưa tin, “Hồ sơ Panama” tiết lộ thêm thông tin về gia tộc Giả Khánh Lâm, con gái Trương Hiểu Yên của ông Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ và con dâu Giả Lập Thanh của công Ủy viên Lưu Vân Sơn.

Theo thông tin, con rể Lý Bác Đàm của Giả Khánh Lâm là người sáng lập kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Đầu tư Chiêu Đức ở Bắc Kinh. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ, bất động sản và quảng cáo. Ngoài ra, Lý Bác Đàm còn thành lập nhiều công ty khác ở Hồng Kông.

Theo tờ “Hồng Kông 01” đưa tin, vào tháng 9/2000, ông Lý Bác Đàm đã nhờ Công ty Luật Mossack Fonseca thành lập Công ty Phát triển Phong Thành (Fung Shing Development Limited) với duy nhất một cổ đông. Tháng 10/2011, Lâm Thanh (Lam Ching Joanna, tên khác của Giả Tường, con gái Giả Khánh Lâm) đã ký hai tờ séc của Ngân hàng HSBC trị giá 4.680 Đô la Hồng Kông (13,45 triệu Việt Nam) cho luật sư Mosak Von Sydow, đồng thời nộp phí thành lập cho Công ty Phát triển Phong Thành và một công ty khác có tên là Công ty Quốc tế Việt Sơn (Yue Shan International Limited). Năm 2013, Lâm Thanh lại thanh toán số tiền 12.246 Đô la Hồng Kông cho hai công ty kể trên, phí thanh toán lần này không được tiết lộ.

Theo thông tin, Lý Bác Đàm đã nhiều năm liền hợp tác cùng một người phụ nữ tên Lâm Thanh để giúp ký chi phiếu thường niên cho công ty ở nước ngoài của Lý Bác Đàm. Theo thông tin xác minh, Lâm Thanh chính là Giả Tường, con gái của Giả Khánh Lâm, đã dùng tên giả này để hoạt động kinh doanh ở Hồng Kông.

Theo hồ sơ Panama, vào đầu thập niên 90, Lý Bác Đàm đã mở một số công ty ở Hồng Kông với cổ đông và thành viên Hội đồng quản trị là Lam Ching Joanna, tức Lâm Thanh, họ khai báo cùng một địa chỉ nơi ở. Theo thời gian, cái tên Lâm Thanh dần dần biến mất. Những năm gần đây đã có thông tin chỉ ra việc dùng tên Lâm Thanh này, và có ít nhất 3 lần Lý Bác Đàm và Lâm Thanh khai báo chung địa chỉ. Theo Hồ sơ Panama, Lâm Thanh đã giúp Lý Bác Đàm nộp phí thường niên cho công ty BVI, thông tin đã chứng minh Giả Tường dùng tên Lâm Thanh trong hoạt động kinh doanh ở Hồng Kông.

Đầu thập niên 90 (thế kỷ trước), công ty của Lý Bác Đàm đã đầu tư kinh doanh bất động sản ở Hồng Kông trong nhiều hạng mục (khu dân cư, tòa nhà văn phòng và cửa hàng), từ đây có thể thấy gia đình Giả Khánh Lâm giàu có đến mức nào. Tháng 12/1993, vợ chồng Lý Bác Đàm từng mua văn phòng ở Trung tâm Lippo, sau đó 7 tháng bán lại kiếm lời được 20 triệu Đô la Hồng Kông.

Theo thông tin, Lý Tố Đan, con gái của Lý Bác Đàm và Lâm Thanh, cháu ngoại Giả Khánh Lâm, vào năm 23 tuổi đã bỏ ra 387 triệu Đô la Hồng Kông mua lại một phần tòa nhà Opus Hồng Kông gây chấn động dư luận Hồng Kông. Hồ sơ Panama cho biết, ngay từ khi còn là sinh viên đại học, Lý Tố Đan đã sở hữu hai công ty ở nước ngoài.

Vào đầu tháng Tư vừa qua, “Liên minh Phóng viên Điều tra quốc tế” (ICIJ) tiết lộ, vào năm 2010 khi Lý Tố Đan học ở Stanford (Mỹ) đã mua lại toàn bộ cổ phần Công ty Thương mại Harvest Sun (Harvest Sun Trading Limited). Cùng năm, Lý Tố Đan lại mua lại Công ty Đầu tư Xinsheng BVI (Xin Sheng Investments BVI).

Ngoài ra, vợ của Giả Khánh Lâm, bà Lâm Ấu Phương vào đầu thập niên 90 (thế kỷ trước) đã cùng một thương nhân Macao tên Nghiêm Diên Linh mở công ty kinh doanh quần áo xuất khẩu và hàng điện tử, sau phát triển tới Hồng Kông. Vào năm 1994 họ cùng nhau mở Công ty Đầu tư Bảo Thành (Hồng Kông), đến năm 1996 lại cùng mở Trung tâm thương mại Sydney (Hồng Kông).

Giả Khánh Lâm là tâm phúc của Giang Trạch Dân

Giả Khánh Lâm là một trong những tâm phúc của cựu thủ lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) Giang Trạch Dân. Trước đây đã xảy ra vụ ông Lại Xương Tinh, thủ phạm chính trong vụ án buôn lậu của công ty Yuanhua gây chấn động dư luận đã được chính quyền Canada thả về Trung Quốc tháng 7/2011. Đây được xem là vụ án buôn lậu lớn nhất kể từ khi ĐCS Trung Quốc xây dựng chính quyền năm 1949. Theo thông tin, kể từ năm 1996, trong thời gian 5 năm buôn lậu, tập đoàn Yuanhua đã thu về 83 tỷ Đô la Hồng Kông (khoảng 10.748 tỷ Đô la Mỹ). Vụ án này liên quan đến nhiều tâm phúc của Giang Trạch Dân, trong đó có ông Thư ký Chính trị Cổ Đình An cùng hai thư ký khác và ông Giả Khánh. Ở Canada, ông Lại Xương Tinh từng khai báo đã được sự giúp đỡ của ông Cổ Đình An và Giả Khánh Lâm mới có thể buôn lậu số lượng dầu mỏ khổng lồ như thế.

Nhờ có Giang Trạch Dân bao che, Giả Khánh Lâm không những không bị điều tra mà còn không ngừng thăng tiến, được Giang đưa vào vị trí quyền lực tối cao trong hệ thống quyền lực ĐCS Trung Quốc. Để đánh ông Bí thư Trần Hy Đồng của thành phố Bắc Kinh, năm 1996 Giả Khánh Lâm được ông Giang điều làm Phó Bí thư thành phố Bắc Kinh, sau lên làm Thị trưởng, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh. Năm 2002 ông Giả được ông Giang đưa vào Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nhậm chức Chủ tịch Chính hiệp trong hai khóa 10 và 11 (từ năm 2003 – 2013).

Vai trò của Giả Khánh Lâm trong vụ án tập đoàn Yuanhua hiện vẫn chưa được đưa ra ánh sáng.

Ngoài ra, kể từ sau khi ông Giang phát động đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, Giả Khánh Lâm luôn tích cực tham gia. Năm 2002, ông Giả được đề bạt làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, sau làm Chủ tịch Chính hiệp, đã lợi dụng quyền lực trong tay để bức hại Pháp Luân Công.

Theo thông báo của Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công ngày 1/1/2015 về vấn đề “Truy cứu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công của Giả Khánh Lâm”, trong thời gian Giả Khánh Lâm làm Bí thư Thành ủy Bắc Kinh đã biến Bắc Kinh thành một trong những thành phố bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất cả nước. Trong thời gian 15 năm, có 250 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh bị hại chết, nhưng trong đó có hơn 100 người bị hại chết chỉ trong vòng hai năm khi Giả Khánh Lâm làm Bí thư Thành ủy.

Tháng 11/2009, tòa án quốc gia ở Tây Ban Nha đã ghi nhận tội trạng của các Giả Khánh Lâm, Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai và Ngô Quan Chính, với tội danh chống lại loài người.

Tinh Vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc