Home » Thế giới » Quan ngại gia tăng về vấn đề thu hoạch nội tạng khi Tập Cận Bình thăm Châu Âu
Henri Malosse, chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu, phát biểu tại một hội nghị tổ chức bởi một tổ chức phi chính phủ tại Brussels. Đại diện Trung Quốc phản ứng giận dữ khi họ phát hiện mục đích của buổi diễn đàn. (Ảnh: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Âu)

Henri Malosse, chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu, phát biểu tại một hội nghị tổ chức bởi một tổ chức phi chính phủ tại Brussels. Đại diện Trung Quốc phản ứng giận dữ khi họ phát hiện mục đích của buổi diễn đàn. (Ảnh: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Âu)

Một tổ chức tại Châu Âu đang cố gắng đưa vấn nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc lên  vị trí hàng đầu trong lịch trình làm việc của Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình trong chuyến thăm châu Âu.

Vị Tổng bí thư đã đặt chân tới châu Âu vào ngày 22 tháng Ba, gặp mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama vào 24 tháng Ba và hiện đang tiến hành các cuộc tọa đàm với nhiều quan chức châu Âu và đại diện từ các chính phủ, trong số đó có ông Herman Van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng châu Âu.

Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Âu cho biết kế hoạch của họ là “chào đón” Tập Cận Bình tới châu Âu bằng một diễn đàn vào ngày 19 tháng Ba, khẳng định rằng chế độ Trung Cộng sử dụng nội tạng “từ những tù nhân lương tâm, những tù nhân bị kết án tử hình, và các nhóm người thiểu số, để buôn bán tại Trung Quốc hoặc bên ngoài Trung Quốc. Hành vi này là một nỗi sỉ nhục lớn đối với nhân loại và cần phải chấm dứt ngay lập tức”.

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với Đại Kỷ Nguyên, Chủ tịch EESC Henri Malosse, cho rằng mục đích của hoạt động trên là “làm tăng nhận thức của công chúng đối với một hoạt động mà chúng tôi cho là không thể chấp nhận được”. EESC là một tổ chức phi chính phủ lớn đóng vai trò là cơ quan tham vấn của Liên minh Châu Âu.

Ông cho biết thêm: “Đó là điều mà người ta chỉ có thể tưởng tưởng là việc của 50 năm trước đây, nhưng nó đang xảy ra ngay hôm nay, một hành vi vô nhân tính của giới cầm quyền Trung Quốc”.

Malosse đã thuyết phục Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, ngài Van Rompuy; nói rằng ông hi vọng ngài Rompuy sẽ nêu vấn đề này với Tập Cận Bình trong cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo.

Diễn đàn EESC được tiến hành với ngôn ngữ Nga, Ý, Slovakia và nhiều ngôn ngữ khác ở châu Âu.

Phái đoàn Trung Quốc tại Liên minh châu Âu đã phát hiện ra kế hoạch này. “Họ tỏ ra cực kỳ nghiêm trọng và vô cùng giận dữ khi chúng tôi tổ chức buổi hội nghị”, Malosse cho biết, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức buổi diễn đàn.

Mối quan tâm lớn nhất từ cộng đồng quốc tế về vấn đề thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc là các dẫn chứng liên quan đến hành vi tử hình tù nhân lương tri để cướp đi nội tạng của họ. Trong kịch bản này, các bệnh viện quân đội và hệ thống trại giam bắt tay với nhau để mổ cướp nội tạng từ những cá nhân còn sống, họ là những người không vi phạm bất kỳ một tội ác nào mà Thế giới công nhận. Hệ thống này đã bí mật giết chết họ để thu hoạch nội tạng cho mục đích lợi nhuận. Hành vi ngoài vòng pháp luật này đã xảy ra tại Trung Quốc từ năm 2000, và, cho dù thu hút chú ý của công luận quốc tế, hành vi này được cho là vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc.

Các học viên Pháp Luân Công – một môn tu luyện tinh thần truyền thống, đã gần như là mục tiêu duy nhất của hành vi phi nhân tính này trong nhiều năm. Một báo cáo năm 2006 của hai nhà nghiên cứu Canada đã kết luận rằng khoảng 41.500 nội tạng cấy ghép rất có thể là từ các học viên Pháp Luân Công bị bí mật giết chết. Những nhà nghiên cứu sau đó đã cập nhật con số ước tính này lên thêm tới hàng chục nghìn người. Các học viên Pháp Luân Công hoàn toàn là những công dân lương thiện, chỉ vì không chịu từ bỏ niền tin vào nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của mình mà bị bắt giữ bất hợp pháp, riêng việc việc bắt giữ họ đã là sai trái rồi

Mối lo ngại toàn cầu về việc cấy ghép nội tạng vẫn đang tiếp diễn tại Trung Quốc tiếp tục dấy lên khi Hoàng Khiết Phu, giám đốc Ủy ban Hiến tặng và Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc – một cơ quan phối hợp chính sách cấy ghép nội tạng trong nước, đã thay đổi hoàn toàn quan điểm chính thức vốn có từ lâu đời về việc sử dụng nội tạng tù nhân.

Phát biểu với các cơ quan truyền thông Trung Quốc, ông Hoàng nói rằng “các cơ quan tư pháp và sở y tế địa phương nên liên kết với nhau, đồng thời cho phép những tù nhân chịu án tử hình tình nguyện hiến tặng nội tạng và được bổ sung vào hệ thống phân bổ nội tạng trên máy vi tính”.

Thành viên gia đình của tù nhân nếu ủng hộ việc thu hoạch nội tạng sẽ được bồi thường tài chính, ông Hoàng nói thêm.

Việc phát triển này là trái ngược với quan điểm của chính quyền Trung Quốc từ năm 2006, khi hứa sẽ cải cách và cuối cùng là hoàn toàn loại bỏ việc sử dụng nội tạng từ các tù nhân tử hình.

Sự đảo ngược bất ngờ này khiến các nhóm cấy ghép quốc tế định mức lại việc cộng tác và hỗ trợ đối với những cải cách mà chính quyền Trung Quốc đã hứa hẹn trong thời gian dài.

Malosse, Chủ tịch tổ chức Phi chính phủ Châu Âu, cho rằng động thái này là “một sự phát triển vô nhân tính đáng buồn”. Dùng cám dỗ tài lợi để thuyết phục người thân quyến cung cấp nội tạng người nhà chính là “một sự tống tiền”, ông nói.

“Đây là việc khai thác thương mại về con người. Nếu ngày mai tôi chết do tai nạn xe hơi và tôi quyết định hiến tặng nội tạng cho một người khác, tôi nghĩ đây là một việc làm rất cao thượng cho mọi người. Nhưng lấy nội tạng từ tử tù, và mua sự chấp thuận của họ bằng tiền, thì thậm chí là tồi tệ hơn bao giờ hết. Điều đó là vô nhân tính – là điều tàn ác của chế độ Trung Cộng”.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc