Home » Thế giới » Cuộc đấu đá quyền lực ở Bắc Kinh báo trước sự chấm hết của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Khi cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, Vương Lập Quân, chạy trốn để toàn mạng hôm 6 tháng 2 tới Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đuổi theo ông này với 70 xe cảnh sát và xe bọc thép, dấu hiệu đầu tiên xuất hiện về một cuộc đấu đá quyền lực đang nổ ra ở các cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một ngày mới đến với Trung Quốc. (Photos.com)

Từ đó thế giới đã có được một cái nhìn về việc ban lãnh đạo ĐCSTQ hoạt động sau hậu trường như thế nào. Thế giới cũng đã có được cơ hội để hiểu về việc cơ quan quyền lực và khổng lồ của ĐCSTQ có tên Ban Chính trị và Luật pháp (BCTLP) đã vi phạm luật pháp mà nó được giao nhiệm vụ bảo vệ như thế nào.

Đồng thời, cuộc đấu đá nội bộ đằng sau các bức tường đỏ ở Trung Nam Hải, tổng hành dinh của ban lãnh đạo ĐCSTQ, đã tập trung sự chú ý lên chương tối tăm nhất trong lịch sử của Trung Quốc ngày nay: cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc đàn áp này hiện được coi là vấn đề cốt lõi đằng sau những cuộc đấu đá đang diễn ra ở cấp cao nhất của ĐCSTQ.

Hoạt động ở ngoài vòng pháp luật

Sau khi lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ lúc bấy giờ Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông này đã thấy rằng việc duy trì chiến dịch đặc trưng của mình là rất khó vì nó không được mọi người ủng hộ và vô lý ngay cả ở bề mặt. Thay vì thay đổi đường lối, Giang Trạch Dân đã lựa chọn việc tiếp tục chèo lái cuộc đàn áp bằng cách ngày càng cấp nhiều quyền lực cho BCTLP.

Trước thời Giang Trạch Dân, BCTLP chủ yếu phụ trách tình báo nội địa, công an, an toàn của những người lãnh đạo ĐCSTQ, cải tạo lao động, tư pháp, kiểm sát, và các hệ thống pháp luật hay thực thi pháp luật.

Dưới thời Giang Trạch Dân, quyền lực của BCTLP đã được phóng đại lên vô hạn. Bí thư BCTLP được thăng cấp lên làm một Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị – bao gồm 9 người điều hành ĐCSTQ – và được trao quyền sử dụng các nguồn lực của Tòa án Tối cao, Viện kiểm sát Tối cao, Bộ công an, Ban tuyên truyền, Bộ ngoại giao, và các cơ quan khác ở nhiều cấp khác nhau.

Đồng thời, BCTLP đã bành trướng Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, cấp cho nó khả năng tranh đấu với quân đội. Như bình luận viên Wang Hua của Epoch Times đã diễn giải, BCTLP đã trở thành trung tâm quyền lực thứ 2 của ĐCSTQ.

Khi cựu Bí thư BCTLP Kiều Thạch còn tại vị, ông này chỉ sử dụng lực lượng cảnh sát vũ trang có duy nhất một lần trong hơn 10 năm, và lực lượng cảnh sát vũ trang trực thuộc lực lượng cảnh sát.

Khi Chu Vĩnh Khang, người được Giang Trạch Dân tin cậy, lên nắm quyền, ông này đã sử dụng lực lượng cảnh sát vũ trang 15 lần trong một năm, và quy mô của các hành động của cảnh sát vũ trang ngày một lớn hơn. Từ việc cưỡng chế phá hủy nhà dân cho đến kiểm tra an ninh tại các cuộc họp, cảnh sát vũ trang trở nên được sử dụng thường xuyên hơn. Khi quyền lực của BCTLP bành trướng, nó đã chứng tỏ là có thể hoàn toàn bất chấp pháp luật.

Giang Trạch Dân lo sợ rằng những tội ác của mình trong việc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp một ngày nào đó sẽ bị trừng phạt, và vì vậy ông này chỉ tin cậy những người phạm cùng tội ác như mình. Ông biết rằng các quan chức thực thi cuộc đàn áp này sẽ không bao giờ có thể bắt mình phải giải thích [cho những tội ác đó] mà không làm cho chính họ cũng bị liên lụy theo.

Các quy định và chính sách đã bị phớt lờ, và Giang Trạch Dân đã dùng quyền lực của mình để đưa những trợ thủ được tin cậy và cũng là những đồng phạm của mình vào các cấp cao nhất của Đảng để họ có thể trực tiếp kiểm soát hệ thống luật pháp và duy trì cuộc đàn áp.

Đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, Giang Trạch Dân ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Quy mô của cuộc đàn áp này, lượng nguồn lực được sử dụng, mức độ nghiêm trọng, và sự tàn bạo của các thủ đoạn được dùng – tất cả đều chưa có tiền lệ.

Tuy nhiên, Giang Trạch Dân chỉ có thể đẩy chiến dịch điên rồ của mình về phía trước bằng cách lừa dối cả nước. Sử dụng khả năng kiểm soát mọi thông tin của ĐCSTQ và làm xã hội ngập trong những tuyên truyền, Giang Trạch Dân đã tạo ra những lời dối trá bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp. Đặc biệt là có hai lừa dối đóng vai trò then chốt, “1.400 trường hợp” và vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn.

Tuyên truyền

Bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ tuyên bố rằng Pháp Luân Đại Pháp đã gây ra cái chết của 1.400 người thông qua tự tử, giết người, nghiện rượu, dùng ma túy, không sử dụng điều trị y tế, bị bệnh tâm thần v.v… Lời dối trá này được truyền rộng khi cuộc đàn áp được phát động và là bước mở màn trong một nỗ lực để khiến nhân dân Trung Quốc phản cảm với môn tập luyện tinh thần truyền thống, ôn hòa này.

Chính quyền đã sử dụng đe dọa và hối lộ để bịa đặt ra các trường hợp; nói rằng cái chết của nhiều người không tập Pháp Luân Đại Pháp là do môn tập này gây ra; dùng các bệnh nhân ở bệnh viện tâm thần không tập Pháp Luân Đại Pháp làm ví dụ cho các cáo buộc về hậu quả của Pháp Luân Đại Pháp; hứa giảm các chi phí y tế để hối lộ các bệnh nhân để họ đổ tội cho Pháp Luân Đại Pháp đã làm họ mắc bệnh; và kể cả một số học viên Pháp Luân Đại Pháp bị tra tấn đến chết vào trong số 1.400 trường hợp đó.

Bất chấp các nỗ lực của Giang Trạch Dân, cuộc đàn áp vẫn không được nhân dân Trung Quốc ủng hộ, khiến cho khó có thể duy trì được. Bộ An ninh Quốc gia, theo lệnh của Bí thư Ban Chính trị-Luật pháp Trung ương La Cán, đã bày đặt ra một sự dối trá táo tợn đến mức mà mọi người phải tin đó là thật – không có một người bình thường nào lại có thể tin rằng người ta lại có thể sử dụng người khác theo cách này.

Ngày 23 tháng 1 năm 2001, có 5 người tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Trong số đó có một người mẹ, Lưu Xuân Linh và cô con gái 12 tuổi, Liu Tư Ảnh. Trong vòng một giờ đồng hồ sau sự kiện đó, [Truyền hình Trung ương Trung Quốc] CCTV bắt đầu phát đi cảnh “tự thiêu” này. Đoạn phim nói rằng Liu Chunling đang bị cháy đến chết. Cảnh đó được phát đi liên tục trên CCTV, cùng với các bản tin theo sau, bao gồm một cuộc phỏng vấn bên giường bệnh với cô con gái Liu Siying quấn băng đầy người.

Cảnh dàn dựng này tập trung vào hình ảnh của Pháp Luân Đại Pháp đã hằn trong tâm trí của người dân Trung Quốc bằng 1.400 trường hợp. Đoạn phim dường như cho thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang tự tử và thành ra đang giết chết con mình. Giang Trạch Dân muốn giết chết sự thông cảm kiên định của công chúng đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và thậm chí còn khiến công chúng bắt đầu ghét các học viên.

Công chúng bị dội bom liên tục bằng đoạn phim tự thiêu và các bản tin theo sau đó. Một phân tích cẩn thận về đoạn phim này đã cho thấy hàng trăm tình tiết sơ hở trong câu chuyện mà Giang Trạch Dân và La Cán bịa ra.

Gộp lại với nhau, những tình tiết sơ hở này chứng tỏ rằng sự kiện đó là một trò lừa đảo. Lấy ví dụ, chân dung trong đoạn phim của một người đàn ông được xác định là “Vương Tiến Đông”. Anh ta được quay phim với quần áo đang cháy, nhưng tóc của anh ta lại không bị cháy, mặc dù tóc của người là rất dễ cháy. Ở giữa hai đùi của anh ta có một chai nhựa Sprite được nói là có chứa xăng, thế nhưng ngọn lửa được quay là đang bao trùm anh ta lại không làm chảy cái chai đó, không làm đen nhãn trên chai, hay làm bùng cháy xăng trong đó. Một phân tích giọng nói trong đoạn phim về cảnh tự thiêu đã cho thấy rằng có 3 diễn viên khác nhau đã được sử dụng để đóng vai Vương Tiến Đông trong các đoạn phỏng vấn.

Cuộc đàn áp tàn bạo

Để làm cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ bỏ tín ngưỡng của mình vào Chân, Thiện và Nhẫn – các nguyên tắc đạo đức cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp, cảnh sát của chính quyền Trung Quốc đã sử dụng hơn 40 kiểu tra tấn.

Kiểu tra tấn nào do cảnh sát sử dụng cũng đều vượt quá những gì mà cơ thể con người có thể chịu được. Nhiều người gọi các trại cải tạo lao động và trại giam là “địa ngục” hay “hang quỷ”. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở đó thường xuyên bị cấm không cho ngủ nhiều ngày mỗi lần, bị đánh đập tàn bạo, bị giật bằng dùi cui điện, bị lạm dụng tình dục, và bị bức thực – là nguyên nhân chết vì bị tra tấn phổ biến nhất. Nhiều người bị tiêm các loại thuốc hủy diệt hệ thần kinh trung ương.

Cưỡng bức mổ lấy nội tạng của những người đang sống

Vào năm 2006, luật sư nhân quyền Canada và cũng là người chuyên đi truy lùng những tên Quốc xã, David Matas và cựu thứ trưởng ngoại giao Canada (phụ trách Châu Á – Thái Bình Dương) và cũng là công tố viên hoàng gia David Kilgour đã được Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công mời tiến hành một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc rằng chính quyền Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn đang sống.

Hai ông Kilgour và Matas đã phát hiện ra rằng trong khoảng thời gian 6 năm từ 2000 đến 2005, đã có 41.500 ca phẫu thuật ghép tạng diễn ra ở Trung Quốc mà chính quyền nước này không thể cung cấp nguồn tạng.

Họ đã kết luận rằng, “Chúng tôi tin rằng đã có và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay việc chiếm đoạt nội tạng trên quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp. … Nhiều người thuộc một tổ chức tự nguyện ôn hòa bị Chủ tịch Giang [Trạch Dân] biến thành bất hợp pháp 8 năm trước đây bởi vì ông ấy nghĩ rằng nó có thể đe dọa sự thống lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên thực tế đã bị những người hành nghề y tử hình để lấy nội tạng của họ.”

Cuộc đàn áp được ‘xuất khẩu’ sang phương Tây

Ông Trần Dụng Lâm, cựu nhân viên lãnh sự quán phụ trách về các vấn đề chính trị của Tổng Lãnh sự quán Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Sydney, Australia, hồi tháng 7 năm 2005 đã điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm đàn áp các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở bên ngoài Trung Quốc.

“Cuộc chiến nhằm vào Pháp Luân Đại Pháp là một trong những nhiệm vụ chính của các cơ quan ngoại giao Trung Quốc tại hải ngoại,” ông Trần nói. “Vấn đề Pháp Luân Đại Pháp là công việc ưu tiên của Lãnh sự quán, và nó là một công việc thường nhật, dài hạn.”

Chiến dịch nhằm vào Pháp Luân Đại Pháp này đe dọa nền pháp quyền ở các xã hội tự do.

Rối loạn, khủng bố và ô nhục

Cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho Trung Quốc sụp đổ ở bên trong và ô nhục ở nước ngoài.

Những nỗ lực tiến hành cuộc đàn áp ở Trung Quốc đã làm biến dị hệ thống pháp luật của nước này. Khủng bố và tham nhũng thống trị đất nước vì quyền lợi của một phe phái trong ĐCSTQ.

Cuộc đàn áp đã bành trướng quyền lực của các quan chức, và họ bắt đầu sử dụng quyền lực mới của họ để tước đoạt của cải của nhân dân, gây nên các làn sóng tham nhũng. Những bất bình có ở khắp mọi nơi, và những người giàu và các quan chức bị nhiều người ghét.

Nhà khoa học chính trị Murray Scot Tanner ước tính rằng có 120.000 cuộc biểu tình ở Trung Quốc trong năm 2008. Giáo sư Xie Yielang thuộc Đại học Bắc Kinh, dẫn chứng các số liệu của BCTLP, nói rằng có 230.000 cuộc biểu tình trong năm 2009. Số cuộc biểu tình đang tăng lên nhanh chóng mỗi năm.

Trong khi đó, các quan chức đang chuyển của cải và gia đình của họ ra khỏi Trung Quốc, chuẩn bị để trốn thoát trước khi con thuyền nhà nước chìm xuống.

Cuộc đàn áp này đặt một gánh nặng không thể chịu đựng được lên nền tài chính quốc gia. Trong những ngày đầu của cuộc đàn áp, Giang Trạch Dân đã huy động một lượng tương đương với 1/4 GDP để đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Vào ngày 5 tháng 3, ngân sách để “duy trì sự ổn định” được công bố là 701,8 tỷ nhân dân tệ (111,3 tỷ đô-la Mỹ), lớn hơn ngân sách quốc phòng là 670,2 tỷ nhân dân tệ (106,3 tỷ đô-la Mỹ).

Những hành động của BCTLP đã giễu cợt Hồ Cầm Đào và Ôn Gia Bảo khi nói về một “xã hội hài hòa” và do tầm ảnh hưởng của BCTLP, hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo thậm chí gặp phải khó khăn trong việc để tiếng nói của mình được nghe thấy ở bên ngoài Trung Nam Hải.

Việc chuyển hóa BCTLP của Giang Trạch Dân là nền tảng cho mưu đồ lớn của Bạc Hy Lai nhằm chiếm lấy quyền thống trị ĐCSTQ. BCTLP là một thanh gươm treo bằng sợi tóc ở trên đầu tất cả các quan chức khác của ĐCSTQ. Nó có thể đâm xuống bất cứ ai trong số họ, bao gồm cả hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, vào bất cứ lúc nào.

Trong cộng đồng quốc tế, cuộc đàn áp này đã hủy hoại nặng nề hình ảnh của nhà nước Trung Quốc. Ban lãnh đạo Bắc Kinh bị cộng đồng quốc tế lên án nặng nề, và các đám đông biểu tình phản đối ở mọi nơi mà các quan chức cao cấp đến thăm. Những người liên quan sâu vào cuộc đàn áp bị kiện vì tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người – Bạc Hy Lai đã bị kiện ở 12 nước.

Cơ hội lịch sử hiếm có

Trong khi mang tai họa đến Trung Quốc, cuộc đàn áp đã thất bại và sẽ sớm kết thúc. Lời thề của Giang Trạch Dân vào tháng 7 năm 1999 là “tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp trong 3 tháng” đã chứng tỏ là quá nhiều lời trống rỗng.

Hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc vẫn kiên định tin vào Chân, Thiện và Nhẫn. Bất chấp cuộc đàn áp tàn bạo, họ vẫn tiếp tục giải thích với công chúng một cách ôn hòa và lý trí Pháp Luân Đại Pháp là gì và bị đàn áp như thế nào.

“Có những người lãnh đạo có đạo đức và lòng dũng cảm để làm những điều đúng đắn sẽ giúp khôi phục lại niềm tin của nhân dân và ổn định xã hội.”

Bất chấp việc ĐCSTQ phong tỏa ngặt nghèo tin tức và mạng Internet ở Trung Quốc, những sự thật về 1.400 trường hợp, vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn, và nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn đang sống hiện đang lan tỏa rộng khắp ở Trung Quốc lục địa.

Việc đấu đá nội bộ hiện nay đã buộc hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo phải lựa chọn. Hoặc là họ sẽ chiến thắng phe do Chu Vĩnh Khang dẫn đầu, hoặc là họ sẽ mất quyền lực và có thể là mất cả mạng sống của mình nữa.

Trong sự lựa chọn này có một cơ hội lớn và rõ ràng. Nếu họ và các quan chức cao cấp khác sử dụng quyền lực của mình để làm việc tốt; công bố những sự thật về những tội ác của Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, và La Cán; và chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, thì họ sẽ giúp khôi phục lại tình trạng bình thường cho xã hội Trung Quốc.

Điều này sẽ tốt cho quốc gia và cho nhân dân. Có những người lãnh đạo có đạo đức và lòng dũng cảm để làm những điều đúng đắn sẽ giúp khôi phục lại niềm tin của nhân dân và ổn định xã hội. Hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ được mọi người biết ơn.

Một cơ hội lịch sử như vậy sẽ không bao giờ có lại một lần nữa.

Nếu hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo bỏ lỡ cơ hội của họ và tiếp tục thờ ơ, thì tội ác không thể biện hộ nhất này – cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp – sẽ ám ảnh họ trong hối hận mãi mãi.

Một nền móng mới

Hơn 100 triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, các thành viên gia đình họ, và hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đang thức tỉnh trước sự tà ác của ĐCSTQ và sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp tạo thành nền móng ổn định nhất cho xã hội Trung Quốc.

Một số lượng người lớn như vậy cũng phản ánh ý chí của công chúng muốn một sự cải cách hòa bình trong chế độ chính trị của Trung Quốc. Hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo không có cách nào để ngăn được ĐCSTQ khỏi kết thúc, dù là họ có cố gắng như thế nào. Nhưng họ có một cơ hội để cứu chính bản thân mình và vô số các quan chức của ĐCSTQ khỏi những bất hạnh mà sẽ đi kèm với sự sụp đổ của Đảng. Tất cả đều phụ thuộc vào việc họ sẽ làm như thế nào đối với cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Đại Pháp và những kẻ tội phạm phải chịu trách nhiệm trong cuộc đàn áp đó.

Toàn dân tộc sẽ tìm thấy một con đường mới hướng đến tương lai của mình. Miễn là nhân dân Trung Quốc lấy lại các giá trị đạo đức truyền thống của mình, thì xã hội nhất định sẽ ổn định hơn. Một Trung Quốc mới với những con người tốt bụng sẽ không bao giờ tan rã và rơi vào hỗn loạn.

Công lý sẽ được thực thi

Khi Liên Xô sụp đổ, nhân dân toàn thế giới đã sốc.

ĐCSTQ đã giết chết hơn 80 triệu người Trung Quốc và đàn áp hàng trăm triệu người. Nó vẫn đang đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Đại Pháp tốt bụng. Với sự gia tăng liên tục về tần suất các cuộc biểu tình và với hơn 100 triệu người đã từ bỏ mọi mối liên hệ với ĐCSTQ, tất cả mọi người đều có thể thấy rằng sự tan rã của ĐCSTQ là không thể tránh được – và đang đến sớm.

Mọi người cả ở trong và ngoài Trung Quốc cần chuẩn bị.

Công lý có những cánh tay dài. Những thủ phạm chính – Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, La Cán và những kẻ khác – sẽ bị đưa ra trước công lý, và những tội ác của họ sẽ bị vạch trần. Việc đưa những thủ phạm chính ra công lý và trừng phạt tất cả những kẻ tội phạm có liên quan là một bước cần thiết sau khi cuộc đàn áp chấm dứt.

Những tấm gương của Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai có thể giúp các quan chức này nhận ra rằng những tội ác của họ sẽ sớm hay muộn cũng bị vạch trần, hoặc là bởi những người có lương tâm, hoặc là bởi các quan chức cộng sản khác trong cuộc đấu đá quyền lực.

Ngay khi các quan chức cảm thấy sự an toàn của cá nhân họ bị đe dọa trong cuộc đấu đá nội bộ, thì họ sẽ hành động như Vương Lập Quân và sẽ đem các bằng chứng chống lại các đồng phạm khác ra ánh sáng.

theepochtimes


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc