Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Hệ thống giám sát người dân khổng lồ của Trung Quốc
Trung Quốc hiện là quốc gia với dân số đến hơn 1,3 tỷ người, vậy chính quyền đã dùng hệ thống nào để kiếm soát người dân?
Chính quyền Trung Quốc đang giám sát từng người dân, gồm cả những lãnh đạo cao nhất của nó. Để làm điều này, nó từng thông qua cái gọi là kế hoạch “tình báo lớn”, một chủ trương của Bộ Công an Trung Quốc. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

Chính quyền Trung Quốc đang giám sát từng người dân, gồm cả những lãnh đạo cao nhất của nó. Để làm điều này, nó từng thông qua cái gọi là kế hoạch “tình báo lớn”, một chủ trương của Bộ Công an Trung Quốc. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

Hệ thống giám sát người dân khổng lồ của Chính quyền Trung Quốc

Thời báo Đại Kỷ Nguyên phiên bản tiếng Anh đã tổng hợp 6 kiểu phương án mà ĐCS Trung Quốc dùng để kiểm soát người dân dưới chế độ của họ.

1. Kế hoạch tình báo lớn

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đang giám sát từng người dân, gồm cả những lãnh đạo cao nhất của nó. Để làm điều này, nó thông qua cái gọi là kế hoạch “tình báo lớn,” một chủ trương của Bộ Công an Trung Quốc.

Theo Boxun đưa tin, tác giả của kế hoạch này chính là ông Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Chính trị và Pháp luật, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc hiện đang sống trong nhà tù. Hệ thống này tiêu tốn khoảng 1000 tỷ Nhân dân tệ, mục đích để giám sát 1,3 tỷ người dân Trung Quốc Đại Lục.

Theo lời khai của ông Vương Lập Quân, cựu Trưởng Công an Trùng Khánh: Với hệ thống tình báo lớn, trong 12 phút có thể rà soát thông tin toàn bộ 1,3 tỷ dân khi tìm kiếm; trong 4 phút có thể tìm ra số người đang bỏ trốn trong cả nước; trong 3 phút rưỡi có thể tra ra số người điều khiển xe trên toàn quốc…

“Tình báo lớn” là kế hoạch giám sát kiểu mạng lưới. Nó dùng hệ thống camera được bố trí khắp nơi (xe công cộng, các góc đường, siêu thị…) để theo dõi mọi người.

Sau vụ án Vương Lập Quân và Bạc Hy Lai, Tạp chí “Kinh tế – Tài chính” từng cho biết, thành phố Trùng Khánh dưới thời Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân đã đạt được mục tiêu “bình ổn Trùng Khánh”, tốn khoảng hơn 20 tỷ Nhân dân tệ để xây dựng ra “hệ thống giám sát tiên tiến nhất thế giới” với khoảng 50 ngàn camera quan sát từng ngóc ngách của thành phố.

Từ Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đến nay, mọi người phát hiện camera đã được lắp đặt trên toàn hệ thống giao thông công cộng. Hệ thống camera có ở khắp nơi trên 676 thành phố ở Trung Quốc Đại Lục. Vào năm 2009, toàn thành phố Thâm Quyến có khoảng 800 ngàn camera, Quảng Châu có khoảng 250 ngàn camera, thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam có khoảng 310 ngàn camera; năm 2010, tại thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm có khoảng 60 ngàn camera; năm 2011, số camera ở Trường Sa khoảng 60 ngàn…

Tháng 10/2015, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố có khoảng 4300 cảnh sát thường xuyên theo dõi hệ thống camera của thành phố. Hệ thống này dùng để theo dõi những nhân sĩ hoạt động tôn giáo và nhà bất đồng chính kiến.

2. Hệ thống tín dụng xã hội

Chính quyền ĐCS Trung Quốc còn cho xây dựng hệ thống “tín dụng xã hội” để đánh giá tín dụng cá nhân. Hệ thống này giúp cho hành động bức hại những người có tư tưởng độc lập được nâng lên tầm cao mới. Nó thu thập thông tin và phân cấp của từng cá nhân, tác động đến sự nghiệp, chuyện mượn tiền và mua nhà của từng cá nhân.

Theo hệ thống này, nếu bạn bè và người thân của một người nào đó bị đánh giá thấp thì điểm số của người đó cũng bị hạ xuống. Điều này tạo sức mạnh trong việc thi hành những chính sách của ĐCS Trung Quốc.

3. Cảnh sát mạng Internet

Thanh tra viên của ĐCS Trung Quốc thường trực theo dõi các thảo luận bình phẩm trên mạng để gỡ bỏ những ngôn từ nhạy cảm, báo cáo cho chính quyền những động hướng khác thường của cư dân trên mạng. Nó sử dụng hệ thống “dư luận viên” khổng lồ (khoảng 500 ngàn dư luận viên) để tuyên truyền cho ĐCS Trung Quốc trên mạng Internet.

4. Giám sát ô tô

ĐCS Trung Quốc bố trí camera giám sát trên hệ thống giao thông công cộng và buộc các tài xế phải mang ID điện tử để theo dõi từng chiếc xe.

Giai đoạn đầu của kế hoạch này được làm thử nghiệm tại Thẩm Quyến. Theo đó sẽ có 200 ngàn ID điện tử cho xe buýt và tài xế xe buýt. Nếu kế hoạch này thuận lợi, hệ thống này sẽ được áp dụng cho tất cả các xe cá nhân trên toàn quốc.

Vào năm 2011, chính quyền ĐCS Trung Quốc từng làm điều này trên toàn hệ thống xe buýt 2 tầng từ Đại Lục cho đến Hồng Kông. Thiết bị này còn để nghe trộm những trao đổi nói chuyện của hành khách và nhận diện hành trình xe chạy.

5. Hacker xâm nhập điện thoại cầm tay và máy tính cá nhân

Trong phong trào dân chủ ở Hồng Kông năm 2014, nhiều điện thoại cầm tay và máy tính của người kháng nghị bị hacker tấn công. Hacker làm việc cho ĐCS Trung Quốc luôn dõi theo chặt chẽ những người đấu tranh dân chủ.

Giám đốc điều hành Michael Shaulov của Công ty An toàn di động Lacoon đã vạch trần thủ đoạn cho phép nhân viên chính phủ xâm nhập vào điện thoại cầm tay của từng cá nhân cùng việc gắn hệ thống camera, định vị GPS… là công cụ tuyệt vời cho hoạt động gián điệp.

Ngoài ra, các công ty Trung Quốc thường bán ra điện thoại di động có chứa virus và phần mềm gián điệp, theo đó các dữ liệu người dùng được truyền về Trung Quốc.

6. Dự đoán tội phạm

Chính quyền ĐCS Trung Quốc còn tìm cách thăm dò để “biết trước tội phạm”.

Theo Bloomberg, ĐCS Trung Quốc ra lệnh cho các nhà thầu lĩnh vực quốc phòng nhà nước – Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc – làm các phần mềm thu thập thông tin về nghề nghiệp, sở thích, mua sắm… của người dân. Theo Bloomberg, hệ thống định vị tội phạm mới này là chưa từng có, nó xâm phạm quyền riêng tư của người dân. ĐCS Trung Quốc cho rằng đây là cách để họ phòng ngừa khủng bố.

Tinh vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc