Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » ‘Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN’
 

Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này.

Xe bọc thép mà cha con ông Trần Quốc Hải đóng mới cho quân đội Campuchia

Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.

Ông Hải cũng là người từng chế tạo máy bay trực thăng và nhiều máy móc công nghiệp mà báo chí Việt Nam từng phản ánh. Tuy nhiên ông nói ở Việt Nam, đam mê của ông không được khuyến khích.

Ông Trần Quốc Hải: Xe bọc thép ở các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) thì đại đa số là dùng xe của Liên Xô cũ, nhiều xe đã trong tình trạng hỏng hóc.

Những xe này cũng không phù hợp với địa hình và điều kiện địa phương nên các tướng lĩnh Campuchia họ muốn có một loại xe phù hợp hơn.

Người Campuchia họ biết là tôi có năng lực, chế tạo máy bay rồi máy móc công nghiệp nên họ mời tôi sang, Trước hết là sửa máy nông nghiệp, sau đó thấy xe bọc thép Liên Xô chế tạo hỏng rất nhiều họ yêu cầu mình khắc phục.

Khắc phục được 11 chiếc thì họ biết mình có năng lực rồi nên họ bàn làm sao chế tạo xe bọc thép mới để không phụ thuộc vào nước ngoài.

Tới nay thì tôi cũng mới chỉ bắt đầu chế tạo hoàn toàn một chiếc xe bọc thép phù hợp với điều kiện Đông Dương.

Campuchia họ đang muốn xây dựng nhà máy để chế tạo 100 chiếc, thay thế cho loại xe của Liên Xô đã không còn phù hợp nữa.

Hiện tôi mới chỉ chế loại xe sáu bánh, họ yêu cầu chế xe tám bánh.

BBC: Thế ở Việt Nam, giới chức quân đội họ có tiếp cận ông và đề nghị ông làm việc cho họ không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Chưa nghe thấy ai đề nghị gì cả.

BBC: Trước kia ông đã từng chế tạo cả trực thăng, rồi máy móc, báo chí cũng đã viết nhiều về ông. Vậy mà chính quyền tỉnh và trung ương không tiếp cận ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Cũng có tiếp cận, rồi thưởng bằng khen. Thế nhưng cơ chế của Việt Nam nó rất là ngộ.

Họ [giới chức Việt Nam] nói: “Anh chế (tạo) rất giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa”

Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học.

Ở Việt Nam, người làm được thì họ không công nhận, người chưa làm được gì thì công nhận.

Khi làm trực thăng thì họ nói thế này: thứ nhất là không phù hợp. Thứ hai là Việt Nam không có đủ trình độ để chế tạo máy bay. Tôi cũng tranh luận với họ, nhưng họ cũng không muốn tranh luận ra ngô ra khoai.

Tôi nói ở châu Âu người ta làm máy bay từ cách đây cả trăm năm, Việt Nam không lẽ thua họ? Tôi tự hào là người Việt Nam chứ.

Họ cũng im lặng không tranh luận, nhưng về họ viết văn bản. Họ nói: “Anh chế rất là là giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa”.

BBC: Như vậy, ông không có dự án gì ở Việt Nam ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Các dự án lớn thì cần quy hoạch của chính phủ. Không có kế hoạch của chính phủ, một mình mình thì không làm gì được.

BBC: Vừa rồi, ông được Campuchia vinh danh phải không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Họ tặng tôi huy chương Đại tướng quân, do Quốc vương Sihamoni ký lệnh và Thủ tướng Hun Sen trao tặng. Họ cũng đối xử với tôi như cấp tướng. Sống, sinh hoạt bên Campuchia họ cho tôi hưởng tiêu chuẩn cấp tướng.

BBC: Ông có ý định sống và làm việc bên Campuchia không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Chuyển sang sống hẳn bên đó thì tôi chưa có ý định, nhưng người Campuchia rất thân thiện và tạo điều kiện cho tôi thực hiện những đam mê của tôi nên tới đây chắc tôi sẽ tiếp tục hợp tác với họ.

Khoa học không có biên giới, nơi nào họ cần mình, họ coi trọng mình thì mình đến phục vụ cho họ. Đơn giản thế thôi.

Theo BBC


6 ý kiến dành cho “‘Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN’”

  1. khai ô ô 13/11/2014

    Không phải hôm nay mới có những chuyện này mà đã có quá nhiều dòng chất xám Việt chảy ra nước ngoài từ sau năm 1975 rồi.
    những nhân tài ở trong nước cũng như ở hải ngoại vốn chịu nhiều kỳ thị.
    Ở trong nước Họ chỉ biết im lặng , khi ra nước ngoài Họ được trân trọng và sự thật là họ không muốn về Nước nữa.
    Sự thay đổi của xã hội phải đến từ sự đột phá quyền dân chủ chứ không phải trông mong từ sự nhượng bộ, thay đổi ý thức hệ của một chế độ độc tài nào đó!

    Reply
  2. giang 13/11/2014

    Thứ nhất là vì tâm đố kị, ta đây nhà khoa học có bằng cấp không làm được thì hà cớ gì tên vô danh này làm được. Dẹp hết
    Thứ hai là cái kiểu để dân ngu thì dễ lừa hơn đó mà.Mọi sự tiến bộ đều phải theo 1 đường vạch sẵn, trật ray là không được.

    Reply
  3. mini 14/11/2014

    Cứ thế này thì Campot họ lấy hết người tài và nhanh chóng bỏ lại VN đằng sau. Dù sao họ cũng là một nước dân chủ. Biết làm sao! Khi ở VN CS còn thống trị.

    Reply
  4. Giả như Edison mà sống ở Việt Nam, và giả như hiện nay Việt Nam vẫn còn thắp đèn dầu thì:

    Edison đã phát minh ra bóng đèn nhưng không được công nhận, vì thế ông ta đi bán bóng đèn dạo. Thế nhưng, vẫn sợ. Sợ bị lập biên bản và cuối cùng ông cũng bị một thạc sĩ áo xanh lôi vào giảng dạy:

    TS: Anh biết vì sao tui gọi anh lên đây không?

    Edison: Ơ không ạ

    TS: Vì việc bán bóng đèn dạo ấy là chưa được phép.

    Thứ nhất, anh mới học có lớp 3 à, chưa có bất kỳ bằng cấp nào về cơ khí, thậm chí đại học cũng không, nên chưa có quyền phát minh, sáng chế. Tui đây được đào tạo đã có bằng thạc sĩ, về cấu tạo của đèn dầu thì thấy bóng đèn này chúc ngược đầu mà sáng thì phi lý quá, là mê tín, là không phù hợp với khoa học hiện tại của VN ta. Tui là tui nhân nhượng với anh rồi đấy nhé, có thằng đi sứ nước ngoài về trình diện tổng bí thư, nói là ở nước ngoài họ có bóng đèn chúc ngược xuống phát sáng mà không cần dầu, thế là bị chém ngay. Phải biết rằng “các thế lực thù địch” luôn tìm cách chống phá nước ta rõ chưa? Nói bóng đèn không cần dầu phát sáng, chẳng phải thừa nhận thế lực siêu nhiên sao? Là mê tín, mê tín. “Các Black hands” luôn tìm cách lợi dụng “tôn giáo” và siêu nhiên để phá rối cậu hiểu chưa hả?

    Edison: Ơ nhưng rõ ràng nó sáng được cơ mà, ở nước ngoài cũng vậy, ông ra đó mà xem.

    TS: Tui chưa nói hết. Nó sáng hay không cũng chả cần biết, nhưng Thứ hai là: cậu chưa được cấp phép bởi Cục hay Bộ Khoa học và công nghệ gì đó? Phải có giấy phép mới được làm, rõ chưa. Tất cả phải theo một đường lối, định hướng, quy hoạch, không được trật đường ray. Chúng ta phải đi theo “ánh sáng thời đại” của triết học “ánh sáng, tiên tiến”, định hướng về đường lối và tư tưởng rõ chửa?

    TS (tiếp): Thứ ba, là anh chưa được cấp phép kinh doanh mà đẩy đi bán dạo rồi, một cái vậy là tui phạt cả trăm nghìn đó… Ký vào biên bản này đi và nộp phạt.

    Edison: Rõ ràng là nó sáng mà, để tui chứng minh và lập luận cho ông xem.

    TS: Tui không cần biết, cậu mới có học lớp 3 lên mặt dạy đời tui đó à. Tui là có bằng thạc sĩ đấy nhé. Mọi thứ phải được định hướng theo đường lối, chỉ thị và quán triệt tư tưởng theo triết học “ánh sáng thời đại” rõ chưa. Bóng đèn mà không có dầu là phi lý, mà mê tín, là tôn giáo. Là một trò ảo thuật của “nước ngoài” để lợi dụng lòng tin của người dân để chống phá rõ chửa?

    Edison (bực quá, thốt lên): you’re foolish and ignorant

    TS: Cậu nói tiếng dân tộc gì đấy hả.

    Edison (trố mắt ngạc nhiên, nhưng chợt hiểu): Tự nghĩ, thạc sĩ là phải thông thạo ngoại ngữ cơ mà, à thì ra, ….

    Edison: Thôi tui về đây, không cãi với ông nữa,… Bỏ đi

    TS ở đó gọi đàn em tới. Thằng này khó dạy bảo quá, áp dụng chiến lược “vòng tròn và tụ điểm” đi.

    Đàn em: Dạ, em mới vô ngành chưa biết ạ.

    TS: Dân dã cho hiểu nhé, cái đèn dầu cháy là cần có không khí, cần có 02, thằng này sống thì có người thân của nó, bạn bè của nó, hàng xóm của nó. Nếu rút hết O2 thì đèn dầu tắt. Bởi vậy, mày phải thông báo với “Đoàn Thanh niên XYZ”, “Hội phụ nữ ZYX”, “Tổ dân phố XZY” là phải quán triệt tư tưởng cho quần chúng, là việc làm đó là sai trái, là chưa được cấp phép, nó là một thằng mới học lớp 3 mà thôi, nó mê tín, nhận tiền của nước ngoài, rõ chửa? Thêm mắm dặm muối, bảo mấy thẳng dư luận viên trà trộn vô chợ, xung quanh nhà để tạo tin đồn. Mày hiểu chứ? Cái này là truyền thống từ thời “cải cách ruộng đất” và nhiều nhiều “cải cách tùm lum tùm la” của chúng ta đấy.

    Đàn em: Dạ, em hiểu. (Thằng này đã từng đi nước ngoài, ngồi tự nghĩ. Cái đó là áp dụng cho đèn dầu, còn thằng này là đèn tròn. Mà đèn tròn ở giữa là chân không cơ mà? Khó hiểu nhể, thôi kệ …)

    Đoạn kết chưa viết, ….

    Reply
  5. Tang yến 16/11/2014

    Mọi suy nghí( nghiên cứu) hay hành động ( thực hiện lao động sáng tạo) mà không có trong nghị quyết của đảng thì bị ngăn chặn và nếu quyết tâm làm thì họ tuyên truyền là người đó mắc bệnh thần kinh.Khi nghiên cứu và thực hiện có kết quả thì phải nói : Dưới sự lãnh đạo và định hướng của nghị quyết của đảng tôi đã thực hiện được.
    Trong thực tế đảng chẳng nghĩ được cái gì cụ thể vì đảng trên cao còn mải suy nghĩ tranh quyền cố vị, tham nhũng. đảng dưới thấp còn mải rình nghe lén xem nhân dân bàn tán suy nghĩ chống đối đảng như thế nào để ngăn chăn hoặc bắt giam! Điều 258 trong bộ luật hình sự là thể hiện đúng cái tư duy của đảng.Hai lúa tư làm ra sản phẩm và sản phẩm ấy may mà trong bộ luật hình sự chưa qui định đại thể là” Vật phẩm dân tư làm không có trong nghị quyết của đảng là biểu hiện chông nhà nước” Nếu không Hai Lúa sẽ bị bắt giam rồi.

    Reply

Ý kiến bạn đọc