Home » Thời nay, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Tây Du Ký – Phiên Bản năm 86 – Một hành trình gian khổ – một kỳ tích xứng danh
Một nhiếp ảnh gia, một chiếc máy quay trong 6 năm gian khổ ! Bộ phim “Tây Du Ký” phiên bản năm 86 không hổ thẹn là một tác phẩm kinh điển !

TDK 1

Một nhiếp ảnh gia, một chiếc máy quay, 25 tập phim được quay trong vòng 6 năm, đạo diễn còn bị đài truyền hình trung ương phê bình tại sao lại quay chậm như vậy !

Đằng sau bộ phim “Tây Du Ký” phiên bản năm 86 là những gian nan vất vả có ai biết được ?

Đây là bộ phim điện ảnh đặc biệt có kỹ xảo thô sơ nhất, được phát sóng tới hơn 2000 lần, nhưng mọi người từ già tới trẻ đều yêu thích, không hề bị nhàm chán. Nhưng nào ai biết đằng sau bộ phim là biết bao nhiêu câu chuyện gian khổ, giống như lịch trình đi “lấy kinh” thực sự vậy.

Bốn thày trò chụp ảnh cùng nhau, bạn có nhận ra ai với ai không ?

 TDK2

Đoàn làm phim với 1 nhiếp ảnh gia, 1 máy quay đã làm việc trong 6 năm, sau khi hoàn thành bộ phim trong 6 năm đã được phát đi hơn 2000 lần. Từ năm 1982-1988, 1998-1999 đã phát sóng tổng cộng 2 bộ: Tây Du Ký gồm 25 tập, phần tiếp theo gồm 16 tập.

Năm 82 quay được 3 tập phim, bắt đầu có tiếng tăm. Đạo diễn phim vì bị chỉ trích là đã đi du sơn ngoạn thủy, còn ra cả nước ngoài. Kỳ thực điều kiện làm việc của đoàn làm phim rất khó khăn, mỗi bữa cơm chỉ có 5 tệ, đến Quảng Châu kinh phí càng trở nên đắt đỏ hơn, mỗi đĩa bánh đã là 2,5 tệ mà chỉ được 6 cái, diễn viên nam ăn không đủ no, đạo diễn đã phải lấy tiền của mình ra để chi trả tiền ăn cho mọi người.

 TDK3

Để tìm được những khung cảnh phù hợp với kịch bản, đạo diễn Dương Khiết đã phải dẫn cả đoàn làm phim đi khắp cả nước, tổng cộng hơn 26 địa điểm để quay, đoàn làm phim rất nhiều lần gặp phải nguy hiểm, đạo diễn Dương Khiết có lần suýt chút nữa thì rơi xuống vực, 4 thày trò trong quá trình quay phim cũng nhiều lần suýt thì trượt chân rơi xuống. Ngay cả Bạch Long Mã cũng đã nhiều lần rơi vào tình cảnh nguy hiểm.

 TDK4

Đạo diễn phim Tây Du Ký với người quay phim kỳ thực là vợ chồng, hai người đã cùng nhau đi khắp trời nam bể bắc để quay Tây Du Ký trong vòng 6 năm, không có thời gian để chăm sóc đứa con gái nhỏ mới 12 tuổi. Bởi vì kinh phí cần tiết kiệm. Khi đu dây, diễn viên thường xuyên bị ngã, có một lần Sa Tăng với trọng lượng 85 kg đã ngã vào đầu người quay phim là Vương Sùng Thu, khiến ông ngất xỉu ngay tại hiện trường.

 TDK5

Đạo diễn Dương Khiết và Vương Sùng Thu tới Hồng Kông để học cách đu dây. Năm 82 khi mới quay Tây Du Ký, tổ quay phim thiếu người chỉ đạo, mọi người đều không biết những kỹ năng đó phải làm thế nào. Vương Sùng Thu đã nghĩ hết các cách nhưng vẫn thấy thiếu tính chân thực, may thay gặp được một người Hồng Kông mách cho cách đu dây. Nhưng anh ta lại không phải người trong nghề, vì vậy tổ làm phim lại phải đi Hồng Kông học cách đu dây, cuối cùng đã thành công.

 TDK6

Trong đoàn làm phim đều không phân biệt ai là vai chính ai là vai phụ, đãi ngộ của diễn viên chính so với những người khác đều như nhau, không có trợ cấp gì thêm, không có xe riêng, không có ưu đãi. Sau khi quay phim xong đều phải đẩy xe chở thiết bị và dụng cụ như mọi người.

 TDK7

Những năm đó, đu dây là một việc hết sức nguy hiểm, dây thừng thường dùng rất mảnh, phải rất mạo hiểm mới dám dùng, 4 thầy trò mỗi lần đu dây xong, đều cảm thấy hạnh phúc vì mình vẫn còn sống, đặc biệt là tôn ngộ không và trư bát giới, mỗi lần quay xong không có chỗ nào là không bị thương. Cả 4 thày trò đều đã từng bị ngã.

 TDK8

Ngày nay nói đến việc Tây Du Ký được quay trong 6 năm thì ai cũng công nhận. Nhưng đương thời, đặc biệt là 25 tập phim được quay trong 6 năm là việc không thể khác được. Chỉ có một chiếc máy quay, không thể đồng thời quay được nhiều góc độ một lúc, hiệu quả rất thấp. Khi tới Nhật Bản tham quan, đạo diễn còn bị lãnh đạo đài truyền hình trung ương phê bình rằng: chị xem Nhật Bản quay phim thật là nhanh. Dương Khiết trả lời: nếu tôi có được điều kiện máy quay như họ, với 5,6 chiếc máy quay, tôi còn có thể làm nhanh hơn họ !

 TDK9

Tây Du Ký tại đài truyền hình trung ương bị chịu nhiều tin đồn thị phi, vì vậy đài truyền hình trung ương đã thành lập nhóm điều tra. Qua điều tra phát hiện, hóa ra đoàn làm phim cực kỳ gian khổ, điều kiện kinh tế khó khăn, ngay cả những thiết bị quay phim cơ bản cũng không có. Lúc đó họ cũng rất muốn xin thêm một chiếc máy quay nữa. Nào ngờ khi đoàn làm phim quay trở lại đại truyền hình, tất cả đều biến đổi, đài truyền hình yêu cầu đoàn làm phim dừng việc quay Tây Du Ký lại, để quay một bộ phim khác là “Cái kết của chiếc đuôi”, lúc đó mới chỉ quay được gần 15 tập.

 

Dương Khiết và lãnh đạo đài truyền hình đã có nhiều lần tranh luận đàm phán với nhau, kết quả đài truyền hình công bố: Nếu chị có thể tự tìm được tiền, nhưng bắt buộc là tiền đi vay, không được là tiền đầu tư (vì động chạm đến vấn đề bản quyền của đài truyền hình), chúng tôi có thể cho chị tiếp tục hoàn thành Tây Du Ký.

 

Lý Hồng Xương vốn là phó chủ nhiệm biên tập Tây Du Ký, ông đã đóng 1 lúc 7 vai: ông lão đánh cá, hắc cốt tinh, quái vật nhiều mắt, dịch thừa, đại thần, người tiếp dẫn Phật Tổ, thương khách. Bởi vì đạo diễn phát hiện Lý Hồng Xương có kỹ năng diễn rất tốt, cho nên đã cho ông đóng vai rết tinh. Đương nhiên cũng có thể vì đạo diễn cảm kích Lý Hồng Xương vì ông đã mượn được 300 vạn từ bộ đường sắt, cứu “Tây Du Ký” khỏi nguy nan.

 

Tổng cộng có 3 người đóng vai Đường Tăng. Người đầu tiên là Uông Việt, ông quay được 3 tập, cảm thấy vai diễn này tính thử thách không cao, nên đã nhận hợp đồng điện ảnh khác, rồi rời khỏi đoàn làm phim. Từ Thiếu Hoa vốn được chọn diễn vai Tiểu Bạch Long, khi Uông Việt vừa rời đi, đạo diễn quyết định ông thay thế diễn vai Đường Tăng. Quay tới tập 9, sau khi thi đỗ đại học ông lại rời khỏi đoàn làm phim. Trong hoàn cảnh lo lắng vô cùng, đạo diễn đã vô tình gặp được Trì Trọng Thụy, lúc đó bà đã ngắm ông vào vai diễn Đường Tăng.

TDK10 

Uông Việt (người thủ vai Đường Tăng đầu tiên) trong “Tây Du Ký” tập “Hầu Vương sơ vấn thế” đã đóng vai một con bạch hầu.

 TDK11

Từ Thiếu Hoa một mình đóng 3 vai: Đường Tăng, cha Đường Tăng: Trần Quang Nhụy, Đông Hải Long Vương

 TDK12

Trì Trọng Thụy một mình đóng 4 vai: Đường Tăng, Tỉnh Long Vương (Trừ Yêu Ô Kê Quốc), Văn Thần Thiên Đình “Tứ Tham Vô Để Động”, Sa Tăng “Truyền Nghệ Ngọc Hoa Châu”

 TDK13

Rất it người biết rằng Hỏa Nhãn Kim Tinh của Tôn Ngộ Không kỳ thực là cận 6 độ, loạn thị 2 độ, ông đã giấu đoàn làm phim việc này, cho nên khi mới bắt đầu quay Tôn Ngộ Không thường đánh vào đầu của người khác, có khi chảy máu, dẫn đến không có ai tình nguyện đóng vai địch thủ của Tôn Ngộ Không. Đạo diễn cảm thấy rất tức giận, nhưng phát hiện Tôn Ngộ Không đánh võ đơn độc rất tốt. Lúc đó mới biết anh ta bị cận thị, nhưng việc đeo kính áp tròng thật không dễ chịu chút nào.

 TDK14

Lục Tiểu Linh Đồng rất được chiều chuộng ở nhà, hầu như không có kỹ năng sống. Thời gian đầu khi chọn vai, đạo diễn cảm thấy Lục Tiểu Linh Đồng rất nhạy cảm, không có cách nào khác Lục Tiểu Linh Đồng đã cam đoan rằng ông đã chịu nhiều gian khổ từ nhỏ. Lục Tiểu Linh Đồng (24 tuổi) vào đoàn làm phim là do Lão Hầu Vương “Lục Linh Đồng” Chương Tống Nghĩa (60 tuổi) gửi vào, khi người cha đổ nước cho con trai tắm, lúc đang xách hai tay bốn bình nước nóng thì ngay lập tức bị Dương Khiết chặn lại.

 

Diêm Hoài Lễ một mình đóng 9 vai: Sa Tăng, Ngưu Ma Vương (Tập 2 Quan Phong Bật Mã Ôn), Thiên Lý Nhãn, Thái Thượng Lão Quân (Đoạt Bảo Liên Hoa Động), Hòa Thượng, Lão già (Hầu Vương Sơ Vân Thế), Quyền Liêm đại tướng, Giám Thừa trông ngựa, Tây Hải Long Vương.

 TDK15

12 tháng 4 năm 2009. Diêm Hoài Lễ thủ vai Sa Tăng đã qua đời tại Bắc Kinh do bệnh phổi. Hưởng thọ 73 tuổi. Ngày 12 tháng 4 vừa vặn trùng với ngày sinh của Lục Tiểu Linh Đồng, từ đó trở đi, Lục Tiểu Linh Đồng không ăn mừng sinh nhật nữa.

 

Theo thẩm mỹ thời đó, trang phục của yêu tinh là quá hở hang, một vài diễn viên đã kháng nghị, nhưng đều vô dụng. Có mấy cô gái mới 15-16 tuổi đã khóc ở trong phòng, vì cảm thấy mình thật đáng thương. Khi bắt đầu quay, họ đều dùng áo choàng che lại. Đợi đến đoạn quay phần bụng (cảnh phun tơ từ lỗ rốn ở bụng, cuốn Đường Tăng lại) lại phải tìm con trai trong đoàn thay thế đóng nhện tinh để quay.

 TDK16

Diễn viên đóng vai Hồng Hài Nhi tên là Triệu Hân Bồi, là một bé trai sinh ngày 31 tháng 1 năm 1977 tại Bắc Kinh, Khi quay phim “Hồng Hài Nhi” là vai diễn không được mặc quần. Bé trai này cảm thấy rất xấu hổ, yêu cầu được mặc quần. Đạo diễn nói không được, Hồng Hài Nhi là không mặc quần. Từ đó, mỗi khi quay xong một cảnh, cậu ta lại chạy qua một góc để mặc quần.

 TDK17

Khi mới đầu quay không tìm được ngựa bạch, đành dùng ngựa đen thay thế, bôi lên một lớp sơn trắng, vì thế mỗi lần đi qua sông, nước sông đều thành màu trắng, khi ngựa từ dưới sông đi lên lại trở về màu đen. Buồn cười quá nhưng đó là niềm vui trong gian khổ, thử hỏi rằng ngày nay có thể trở lại được hiện thực đó không? chắc chắn là không, chỉ có thể còn lại …trên những tấm ảnh mà thôi. Cảm động biết bao. Vì điều kiện còn kém, nên mọi người thường xuyên bị ngã xuống sông, thế nhưng đã làm nên một kỳ tích.

 TDK18

Tiểu Đường Tăng có cặp mắt sáng trong Tây Du Ký – Thái Viễn Hàng đã trở thành tân lang của “Cận Tịch Cô Cô”. Ngày 24 tháng 7 năm 2013, ảnh cưới của Tiểu Đường Tăng trong Tây Du Ký và Cận Tịch Cô Cô (Thái Viễn Hàng và Tôn Thiến) đã bị hé lộ, ngày 4 tháng 8, họ chính thức làm lễ cưới, bắt đầu một cuộc sống vợ chồng của mối tình kéo dài 6 năm.

Một bên tai của Chư Bát Giới bị rơi ra. Mặc dù điều kiện thời đó có hạn, nhưng dưới sự chỉ đạo tài ba của đạo diễn Dương Khiết, những cảnh quay trong phiên bản Tây Du Ký năm 86 không hề thua kém những cảnh quay ở các phiên bản gần đây. Điều gì đã làm nên “Lịch sử”? đó chính là tâm huyết và trái tim của mỗi diễn viên, chứ không chỉ đơn thuần là kỹ thuật.

Nhạc cuối phim Tây Du Ký phiên bản năm 86

Phụ trách biên tập: Gia Cát Tạng Tạng

NTDTV, vietdaikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc