Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Giám đốc bệnh viện Trung Quốc tham gia hoạt động mổ cắp nội tạng đang bị điều tra
Giám đốc một bệnh viện ở tỉnh Cát Lâm, phía đông bắc của Trung Quốc, được cho là có tham gia vào hoạt động mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công, đang bị Cơ quan Kỷ luật của ĐCSTQ điều tra.
Cơ quan Kỷ luật của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang điều tra Vương Quan Quân, Giám đốc Bệnh viện Số 1 của Đại học Cát Lâm

Cơ quan Kỷ luật của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang điều tra Vương Quan Quân, Giám đốc Bệnh viện Số 1 của Đại học Cát Lâm

Vào ngày 3 tháng 8, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã ra thông báo về việc Vương Quan Quân (Wang Guanjun), Giám đốc Bệnh viện Số I của Đại học Cát Lâm, thành viên Ban thường vụ Đảng ủy Đại học Cát Lâm, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cát Lâm, kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học Y tế Norman Bethune của Đại học Cát Lâm, đang bị điều tra về: “các vi phạm nghiêm trọng về kỷ luật và pháp luật”.

Theo thời báo của nhà nước mang tên Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, ngoài Vương Quan Quân, có ít nhất 12 lãnh đạo các trường đại học bị Trung ương ĐCSTQ điều tra trong năm nay, một phần ba trong số đó là từ các trường đại học y tế.

Bài báo cho biết, 12 cuộc điều tra này là một phần của chiến dịch chống tham nhũng đang được truy quét trong ĐCSTQ và cuộc điều tra về Vương nhiều khả năng sẽ được tiến hành như một phần của chiến dịch này.

Tuy nhiên, báo Đại Kỷ Nguyên đã từng đưa ra nhiều trường hợp, trong đó mặc dù các tội danh “tham nhũng” là đúng tội, nhưng đó chỉ là một cái cớ cho một cuộc thanh trừng.

Vương giữ chức Giám đốc Bệnh viện Số I của Đại học Cát Lâm từ năm 2004.

Trang Minh Huệ Net (Minghui.org), một trang web chuyên đưa tin về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đã nhiều lần đưa tin việc Bệnh viện Cát Lâm tham gia vào hoạt động mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công trong thời gian mà Vương Quan Quân còn đương nhiệm.

Năm 1999, người đứng đầu ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch tiêu diệt môn tu luyện tinh thần cổ truyền của Trung Quốc là Pháp Luân Công. Theo Minh Huệ Net, hơn 3.700 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn hoặc bị lạm dụng. Hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và giam giữ bất hợp pháp.

Theo các nhà nghiên cứu, ngoài việc thường xuyên bị tra tấn và tẩy não, những học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ còn có khả năng là nạn nhân của hoạt động mổ cướp nội tạng sống. Hàng chục ngàn học viên được cho là đã bị giết để lấy nội tạng đem bán cho hoạt động cấy ghép tại Trung Quốc cũng như ở nước ngoài.

Tại cổng Bệnh viện Số I của Đại học Cát Lâm, có thể dễ thấy một tờ thông báo rằng Đại học Cát Lâm được công nhận là một trung tâm cấy ghép tạng, và nhận tài trợ cho các hoạt động này.

Vào tháng 6 năm 2006, Minghui.org đưa tin, theo các nguồn tin bên trong bệnh viện, có hơn 20 ca ghép tạng được thực hiện tại Bệnh viện Số I của Đại học Cát Lâm trong tháng 4 và tháng 5 năm 2006. Chỉ có hai trong số các ca có nội tạng được lấy từ các thành viên trong gia đình, còn những nội tạng khác là không rõ nguồn gốc.

Trong một báo cáo khác vào năm 2006, Minh Huệ Net cho biết từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2006, bệnh viện này đã thực hiện 7-8 ca ghép thận mỗi ngày.

Theo Minh Huệ, ông Phó Diệu Văn (Fu Yaowen), Giáo sư đồng thời là bác sĩ trưởng của Trung tâm Ghép tạng thuộc Bệnh viện Số I của Đại học Cát Lâm đã thực hiện cấy ghép nội tạng trong nhiều năm, với rất nhiều các nội tạng được cấy ghép là không rõ nguồn gốc.

Báo cáo cho biết, ông Phó chủ yếu dựa vào vợ mình là Tôn Tô Bình (Sun Suping), Giám đốc Tòa án Khu Phát triển Công nghệ Kinh tế thành phố Trường Xuân, để có được thông tin về nguồn cung cấp nội tạng từ các tù nhân.

Tại một trường hợp được đề cập trong báo cáo, một thành viên gia đình của bệnh nhân cho biết thời gian chờ nội tạng phù hợp từ người hiến tạng trẻ tuổi là rất ngắn.

Bệnh nhân này đã được điều trị bệnh tim tại Bệnh viện Số I của Đại học Cát Lâm vào tháng 2 năm 2006, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Tim mạch tỉnh Cát Lâm, để chờ nội tạng phù hợp cho việc cấy ghép.

Người nhà của bệnh nhân đã trao đổi với Minh Huệ rằng, nội tạng đầu tiên là từ một người đàn ông 40 tuổi, đã được tìm thấy trong vòng 18 ngày, nhưng không được sử dụng vì phát hiện rằng không phù hợp. Nội tạng thứ hai đến từ một người đàn ông 20 tuổi, được tìm thấy trong vòng 20 ngày.

Thời gian chờ đợi trung bình cho một trái tim để cấy ghép tại Hoa Kỳ là từ 6 tháng đến 3 năm.

Báo cáo cũng cho biết, các cảnh sát có vũ trang đã mang quả tim này đến bệnh viện trong một chiếc xe cảnh sát. Một trong những giáo sư thực hiện việc cấy ghép tạng là một giáo sư đã nghỉ hưu mang họ Lưu thuộc Bệnh viện Số I của Đại học Cát Lâm

Để góp thêm tiếng nói nhân đạo nhằm sớm chấm dứt tội ác diệt chủng tàn bạo này, quý vị có thể ký tên thỉnh nguyện gửi đến cho Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại địa chỉ sau:

http://dafoh.net/ky-ten-thinh-nguyen

Lu Chen

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc