Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Tính khoa học của việc nhập hồn
Trừ tà đã có một tên gọi mới—liệu pháp trục xuất linh thể—và một vị trí trong các phòng khám bệnh tâm lý.

>> Bằng chứng sự tồn tại của nguyên thần

Ảnh một người phụ nữ đang bị thôi miên. (Shutterstock*)

Ảnh một người phụ nữ đang bị thôi miên. (Shutterstock*)

Khoa học hiện đại đặt nghi vấn đối với rất nhiều kiến thức mà nhân loại tích lũy được trong hàng thiên niên kỷ qua.

“Mỗi nền văn hóa và niềm tin tôn giáo trong lịch sử nhân loại đều có niềm tin truyền thống về hiện tượng nhập hồn theo cách này hay cách khác, kèm theo các nghi lễ tương ứng nhằm trục xuất hoặc trừ đi những thực thể linh hồn,” Tiến Sỹ Terence Palmer nói. Ông là một nhà tâm lý và là người đầu tiên ở Anh Quốc nhận được bằng Ph.D (tiến sỹ) chuyên ngành liệu pháp trục xuất linh thể.

Một số nhà tâm lý đang tìm về các phương pháp đã được phát triển bởi tổ tiên chúng ta nhằm giúp những bệnh nhân có các triệu chứng như bị nhập hồn.

Tiến sỹ William Baldwin (1939–2004) đã sáng lập nên khoa trục xuất linh thể và ông cũng dùng đến các phương pháp trị liệu hồi quy tiền kiếp (nhớ lại kiếp trước). Baldwin khá thận trọng khi đề cập đến việc ông có tin vào luân hồi hay không, nhưng ông nói rằng phương pháp trị liệu này thật sự có thể giúp bệnh nhân, và đó mới là điều quan trọng. 

Một chuyên gia về liệu pháp trục xuất linh thể, Tiến sỹ Alan Sanderson đã viết trong một bài báo có tựa đề Liệu Pháp Trục Xuất Linh Thể: Định nghĩa và những ích lợi đạt được (Spirit Release Therapy: What Is It and What Can It Achieve?): “Tôi muốn nhấn mạnh rằng khái niệm linh thể gắn lên thân người và phương pháp trục xuất linh thể không hề dựa vào niềm tin, như trong các niềm tin tôn giáo hay thuộc phạm trù huyền hoặc. Chúng hoàn toàn dựa vào các quan sát thực tế các trường hợp lâm sàng và phản ứng của người bệnh đối với các kỹ thuật điều trị chuẩn mực. Đây là một phương pháp khoa học, mặc dầu nó nghiên cứu những trải nghiệm chủ quan của đối tượng và nó không hạn cuộc vào cái khung của khoa học đương thời.” 

Tiến sỹ Palmer đã bình luận trong phần mở đầu một bài thuyết giảng có tựa đề Tính Khoa Học Của Sự Nhập Hồn (The Science of Spirit Possession) rằng: “Liệu pháp trục xuất linh thể (SRT) phải đứng uể oải giữa sự không tin của một xã hội thế tục thiên về duy vật và các trải nghiệm chủ quan của trường hợp nhập hồn: liệu trải nghiệm đó là triệu chứng của chứng rối loạn tâm thần, là biểu tượng cho một điều nào đó, hay sự kỳ vọng mang tính văn hóa xã hội hay là một biểu hiện trung thực.” 

Cận tâm lý học được coi là một môn khoa học giả tưởng, vì tiếp cân các hiện tượng bằng những phương pháp khoa học khác biệt mà không thể hoàn toàn giải thích được bằng khoa học thông thường. Dù phương pháp này có được nhìn nhận như thế nào đi chăng nữa, có vẻ như đây là một sự phục hưng trí tuệ của cổ nhân vốn rất hiệu quả trong nhiều trường hợp. 

Dưới đây là khảo sát về một số học giả đã tiếp cận với hiện tượng nhập hồn một cách khoa học, bao gồm cả những người đã được đề cập ở trên.

Frederick W.H. Myers

Frederick W.H. Myers (1843–1901) đã viết trong quyển sách của ông với tựa đề : “Nhân Cách Con Người và Sự Tồn Tại Của Nó Trong Những Cơ Thể Đã Chết” (Human Personality and Its Survival of Bodily Death) đã được xuất bản sau khi ông mất vào năm 1906 rằng: “Chủ linh hồn chứng minh được sự tồn tại của anh ta chủ yếu bằng cách mô phỏng lại – qua lời nói hoặc chữ viết – những sự việc mà thuộc về trí nhớ của chính anh ta chứ không phải từ trí nhớ vô thức.” 

Ông nhấn mạnh rằng chúng ta vẫn còn hiểu biết rất ít về não bộ con người; các nhà khoa học không có vốn hiểu biết chắc chắn về rất nhiều chức năng thông thường của não bộ, chưa nói đến các chức năng siêu thường (và điều này vẫn còn đúng cho đến ngày nay). Ông đã phát triển các lý thuyết về một dạng bức xạ hoăc năng lượng để giải thích về tác động ngoại cảm của một người đối với người khác. Ông đã cố gắng tìm hiểu mối tương quan giữa các trung tâm bộ nhớ và các khoảng trống trong trí nhớ của chúng ta, trong trải nghiệm của những người được cho là bị nhập hồn. 

Myers không nhận được bất kỳ sự đào tạo chính quy nào trong chuyên ngành tâm lý học và hầu hết các công trình nghiên cứu của ông đều dựa trên hai người gọi hồn mà ông làm việc cùng. Chính niềm tin mạnh mẽ của ông về một loại khoa học có thể lý giải đầy đủ hơn về ý thức của con người đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học sau này. Myers cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hiệu quả và tính xác thực hơn là nguồn gốc của ý tưởng. 

“Thay vì chất vấn một học thuyết bắt nguồn từ thời đại nào—với một giả định ngầm là càng tân thời bao nhiêu, thì càng đúng bấy nhiêu—thì bây giờ chúng ta nên hỏi về mức độ tương hợp của học thuyết ấy với một lượng lớn các bằng chứng đã xuất hiện trong thời gian gần đây, theo cách này hay cách khác, và với gần như tất cả các tín ngưỡng về một thế giới vô hình, đã được lưu truyền ít nhất là ở Phương Tây. 

“Theo cách thức này, lý thuyết về nhập hồn đã đưa ra một kết quả đáng kinh ngạc. Không thể nói rằng nó không tương đồng với bất kỳ bằng chứng xác thực nào của chúng ta. Chúng ta biết chắc rằng không gì có thể phủ nhận khả năng tồn tại của nó.

“Thậm chí còn hơn thế. Lý thuyết về nhập hồn thật sự có thể cung cấp cho chúng ta một phương pháp hiệu quả để điều chỉnh và giải thích rất nhiều các nhóm hiện tượng, nhưng chỉ khi chúng ta đồng ý với việc giải thích chúng theo một phương pháp mà thoạt đầu thì các giả định tưởng chừng như cực đoan.

Tiến Sỹ Terence Palmer

Luận án tiến sỹ của tiến sỹ Palmer đã khơi lại những nghiên cứu của Myers. Ông nhận định rằng Myers và những người khác đã cố gắng đưa các yếu tố tâm lý, cảm xúc, và tâm linh trong những trải nghiệm của con người vào phạm trù khoa học tự nhiên. 

“Đưa tất cả các trải nghiệm của con người vào trong một cái khung khoa học rộng lớn hơn là một viễn cảnh đáng sợ vì một vài lý do. Nhưng sợ hãi là căn nguyên của tất cả các khổ đau của loài người, và chỉ khi y học đặt sang một bên nỗi sợ hãi khi bị chứng minh là sai, thì điều trị y học mới đạt được hiệu quả, minh chứng qua việc họ chữa trị nỗi sợ hãi như thế nào,” Tiến sỹ Palmer viết.

Trong một bài thuyết giảng đã được ghi âm về luận văn này, ông tìm hiểu về các cách thức chúng ta nhận thức sự vật. Có thể là học hỏi từ người khác, sử dụng lôgic và suy luận, hay thông qua các trải nghiệm cá nhân. Ông lưu ý rằng thông qua các cách thức này, có một lượng lớn các bằng chứng về khả năng tồn tại của hiện tượng nhập hồn. 

Nguồn vốn tài trợ, ông nói, là một trong những trở ngại lớn cho những nghiên cứu khoa học chuyên sâu về hiện tượng nhập hồn. Ông nói rằng cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa về sự can thiệp của ngoại cảm từ xa. Nó có thể có hiệu quả hơn bất kỳ hiệu ứng giả dược hay tác động tâm lý nào từ hệ thống tín ngưỡng của người bệnh. 

Tiến sỹ Alan Sanderson

Tiến sỹ Sanderson đã hỏi trong một nghiên cứu của ông là “Đâu rồi các nghiên cứu để minh chứng cho những tuyên bố dị giáo này [về việc nhập hồn]?” 

Ông đã đưa ra ba lý do cho các nghiên cứu nhỏ lẻ trong lĩnh vực này. Đầu tiên, việc trục xuất linh hồn là một nghiên cứu dạng mới, mà đã được giảng dạy một cách có hệ thống và đã được áp dụng trong thực tiễn khoảng một thập kỷ qua. Thứ hai, vẫn còn rất nhiều rào cản do không ít những hồ nghi và quan niệm sai lầm. Thứ ba, rất khó để vận động tài trợ cho nghiên cứu.

Ông rất hy vọng rằng lĩnh vực này sẽ có tiến triển và từ nay về sau có nguồn tài trợ. Trong lúc chờ đợi, ông nói, “các trường hợp cá nhân sẽ có rất nhiều hữu ích.” Tiến sỹ Sanderson sử dụng các phương pháp phát triển bởi Tiến sỹ Baldwin để chữa trị chứng nhập hồn. Dưới đây là một bản tóm tắt sơ lược công trình nghiên cứu của Tiến sỹ Baldwin và một ví dụ miêu tả cách mà Tiến sỹ Sanderson sử dụng để giúp một người phụ nữ được cho là bị hồn ma của bố cô nhập vào.

Tiến Sỹ William Baldwin 

Tiến sỹ Baldwin đã phát triển một phương pháp giúp mọi người, theo cách nói thông thường, là trừ tà. Người ta tin rằng các trải nghiệm gây đau đớn đặc biệt có thể làm chủ ý thức của một người rút lui ra sau và cho phép các dạng hình thức tồn tại khác của ý thức chiếm hữu lấy cơ thể. 

Trong liệu pháp trục xuất linh hồn, bệnh nhân sẽ được thôi miên để dễ dàng để tiếp cận với ý thức khác trong tâm trí người đó. Các nhà trị liệu sẽ yêu cầu các thực thể đang chiếm hữu nhìn vào bên trong. Tiến sỹ Baldwin thống kê được rằng khoảng một nửa số bệnh nhân bị thôi miên kể lại rằng đã nhìn thấy các sợi dây mỏng màu bạc, như trong miêu tả của cuốn sách Ecclesiastes thuộc bộ sách Kinh Thánh của người Do Thái, là một sơi dây liên kết linh hồn của con người với cơ thể người đó, theo tác giả Kery Pobanz. 

Nhà trị liệu được cho là đã giúp các linh hồn giải quyết các vấn đề và vì vậy chúng sẽ không còn gây ra một ảnh hưởng tiêu cực lên bệnh nhân và đôi lúc nhà trị liệu thậm chí còn cầu xin sự hỗ trợ của thần thánh. 

Trường Hợp Nghiên Cứu Một Người Phụ Nữ Đa Nhân Cách của tiến sĩ Sanderson 

Pru, 46 tuổi, đã phải chịu đựng các vấn đề tâm lý kinh niên vì đã từng bị lạm dụng tình dục bởi chính người cha của cô khi cô vẫn còn là một đứa bé. Trong một buổi trị liệu với Tiến sỹ Sanderson, dưới trạng thái thôi miên, cô đã tự nhận mình là cha cô ta, ông Jason. Jason bắt đầu nổi nóng và đe dọa Tiến sỹ Sanderson. 

“Trong trạng thái thôi miên sâu, Jason đã đồng ý nhìn vào bên trong ông, và ông chỉ nhìn thấy bóng tối,” Tiến sỹ Sanderson viết. “Tôi cầu xin sự giúp đỡ của các thiên thần. Sử dụng các phác đồ trị liệu của Baldwin để đối phó với các linh hồn quỷ dữ, bóng tối dần rời đi. Sau đó, Jason trở nên dễ thuyết phục hơn. Ông đồng ý rời đi. Các thực thể phá hoại khác cũng phản ứng lại một cách tương tự.” 

Theo các nhà thực hành trục xuất linh hồn, không phải tất cả các linh hồn tìm thấy bên trong cơ thể một người đều là xấu. 

Pru đã viết một đoạn văn mô tả lại trải nghiệm của cô: “Phương pháp tâm linh này giúp tôi thoát khỏi chứng tuyệt vọng thường nhật tốt hơn bất kỳ những phương pháp trước đây”. Trong trạng thái thôi miên tôi thấy bản thân mình nói về các trải nghiệm hay địa điểm mà chắc chắn tôi chưa từng trải qua hay tới đó. Vậy, những linh hồn này, là một phần bị tách ra khỏi nhân cách của tôi, là ký ức của tổ tiên hay chỉ là những ký ức/sự tưởng tượng huyễn hoặc? Tôi rất nghi ngờ cách giải thích cuối cùng. Đã có những do dự, và cùng lúc cũng có những nhẹ nhõm, khi được nói chuyện, được thừa nhận, được tiếp xúc. Sự giải thoát khỏi bóng tối, ra ánh sáng và đến thế giới bên kia phải được trải nghiệm trực tiếp mới có thể tin được. Nó thật tuyệt vời và tôi vẫn cảm thấy kinh ngạc khi chứng kiên cảnh tượng những “thực thể” này biến mất và rời khỏi cơ thể tôi.

Tara MacIsaac

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc