Home » Chia sẻ, Tiêu Điểm » 9 Vụ Mất Tích Máy Bay Chở Khách Chưa Có Lời Giải
Việc tìm kiếm máy bay Malaysia Airlines Flight 370 (MH370), chiếc máy bay bị mất tích trong vùng không phận giữa Malaysia và Việt Nam vào ngày 08 tháng Ba lúc 02:40, giờ địa phương, vẫn đang tiếp diễn.

may bay mat tich

Nếu việc tìm kiếm chiếc Boeing 777-200ER không mang lại kết quả, thì đây cũng không phải là chiếc máy bay đầu tiên biến mất hoàn toàn không để lại chút vết tích nào. 

Dưới đây là 9 chuyến bay hành khách mất tích ở đâu đó mà cho đến ngày nay vẫn là một bí ẩn. 

1. Hawaii Clipper (Pan Am), 28 tháng Bảy, 1938 

Số hiệu phi cơ: Martin M-130 (NC14714) 

Số hành khách:: 6 

Phi hành đoàn: 9 

Hawaii Clipper, chiếc thủy phi cơ Martin bay từ Guam vượt Thái Bình Dương đến Phillippines. 

Máy bay rời Guam lúc 6:00 tối – giờ CST, liên lạc lần cuối vào lúc 10:03 – giờ CST. 

Phi công báo cáo qua sóng vô tuyến rằng ông đang ở vị trí cách bờ biển Philippines 565 dặm, và đã bay qua “lớp mây và vùng không khí nhiễu loạn ở mức độ vừa phải.” 

Người ta phát hiện thấy một “vết dầu loang” trên mặt biển nơi chiếc máy bay được cho là đã mất tích, điều này giống một cách kỳ lạ với trường hợp của hãng hàng không Malaysia hiện nay. 

Việc tìm kiếm chứng tỏ là vô vọng và kết thúc vào ngày 5 tháng Tám, 1938.

Sự mất tích của Hawaii Clipper là vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất của tuyến đường bay qua Thái Bình Dương vào thời điểm đó. 

Có một trang web chuyên thông tin về vụ máy bay mất tích này. 

2. Hannibal (Imperial Airways ), ngày 01 tháng Ba, 1940

Loại máy bay: Handley Page HP.42E (G-AAGX)

Hành khách: 4

Phi hành đoàn: 4

Hannibal khởi hành từ sân bay Jiwani, Pakistan, và điểm đến là Sân bay Sharjah, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE).

Chiếc máy bay biến mất không để lại dấu vết gì trên Vịnh Oman. 

Thông báo phát thanh cuối cùng gửi đi khi máy bay đã đi được 40 dặm trên biển là: “… OS ….” 

Kỳ lạ ở chỗ thông tin nhận được dường như không phải tín hiệu báo nguy, mà là một gợi ý nào đó.

Vào ngày 21 Tháng Ba, 1940, người ta thông báo chấm dứt cuộc tìm kiếm.

Một tấm màn bí ẩn bao phủ xung quanh vụ mất tích của Hannibal. Chiếc máy bay này vận chuyển thành viên quân đội và nhân sự cấp cao của chính phủ, đã biến mất vào thời điểm mở màn thế chiến II, do đó trở thành tiêu điểm chính cho thuyết âm mưu thời chiến.

Ngoài ra còn có một trang web dành riêng cho sự biến mất của chiếc máy bay này.

3. G-AGLX (British Overseas Airways Corporation), 23 tháng Ba, 1946

Avro 691 Lancastrian 1 giống với chiếc máy bay bị mất tích. (Wikimedia Commons)

Loại máy bay: Avro 691 Lancastrian 1

Hành khách: 5

Phi hành đoàn: 5

Chiếc G-AGLX, được điều hành bởi Qantas, khởi hành từ Colombo, Sri Lanka, hướng đến sân bay Cocos Islands, Quần đảo Cocos (Keeling).

Chiếc máy bay đã biến mất khi đang trên đường tới Úc.

4. Star Tiger (British South American Airways), 30 tháng Một, 1948

Loại máy bay: Avro 688 Tudor 1 (G-AHNP)

Hành Khách: 25

Phi hành đoàn: 6

Star Tiger cất cánh vào ngày 28 tháng Một, 1948 từ Santa Maria – sân bay Vila do Porto, Azores, Bồ Đào Nha và đang bay tới sân bay Bermuda – Kindley Field NAS ( NWU ), Bermuda.

Máy bay đã khởi hành từ London một ngày trước đó, nhưng dừng lại ở Bồ Đào Nha vì hệ thống sưởi ấm của cabin và la bàn của máy bay cần được sửa chữa.

Chỉ ngay trước khi Star Tiger tiến vào không phận của Bermuda, hệ thống phát sóng vô tuyến của máy bay phát tín hiệu lúc 3:15 am – giờ GMT cho thấy chiếc máy bay đang ở vị trí 72 độ .

Một cuộc tìm kiếm được huy động vào thời điểm máy bay biến mất trong vùng Bermuda và những nỗ lực tìm kiếm thất bại thì một cuộc điều tra chính thức bắt đầu. 

Bộ Hàng không Dân dụng Anh kết luận trong báo cáo của họ: “Đây thực sự là một câu chuyện khó hiểu chưa từng thấy.” 

“Điều gì đã xảy ra trong vụ mất tích sẽ mãi là câu hỏi không có giải đáp, và số phận của Star Tiger vẫn là một bí ẩn chưa được làm rõ.” 

Năm 2009, nhà báo Tom Mangold giải thích rằng “lỗi kỹ thuật nghiêm trọng” có thể đã khiến máy bay rơi.

Sự biến mất của Star Tiger là vụ tai nạn máy bay tồi tệ nhất trên tuyến bay Đại Tây Dương vào thời điểm đó .

5. DC-3 (Airborne Transport), 28 tháng Mười Hai, 1948

Loại máy bay: Douglas DC-3DST-144 (NC16002)

Hành khách: 29

Phi hành đoàn: 3 

Chiếc máy bay khởi hành từ Sân bay San Juan-Isla Grande, Puerto Rico, đến sân bay quốc tế Miami, Florida, Mỹ. 

Tin hiệu liên lạc vô tuyến cuối cùng đã được các phi công truyền đi lúc 4:13 sáng – giờ ET hướng đến New Orleans. Thông tin cho thấy chuyến bay ở vị trí 50 dặm tính từ phía Nam của Miami. 

Không tìm thấy được vết tích nào của DC-3

Tương tự như vụ Star Tiger, trường hợp biến mất bí ẩn này đã góp phần làm nên truyền kì tam giác Bermuda.

Tam giác Bermuda là một khu vực tam giác nổi tiếng bao quanh bởi Miami, Florida, San Juan, Puerto Rico và đảo Bermuda.

Nhiều máy bay đã biến mất trong vùng Tam giác này, khiến Bermuda trở thành điểm đến lý tưởng cho những điều tra viên và học giả quan tâm đến những điều huyền bí và người ngoài hành tinh. 

6. Star Ariel (British South American Airways), 17 tháng Một, 1949

 

Loại máy bay: Avro 688 Tudor 4B (G-AGRE) 

Hành khách: 13

Phi hành đoàn: 7 

Chỉ một năm sau vụ mất tích của Star Tiger và DC-3, Tam giác Bermuda kinh hoàng lại bắt đi một nạn nhân mới.

Star Ariel khởi hành từ Bermuda Air Terminal, Bermuda, và đang trên đường đến sân bay Kingston, Jamaica.

Liên lạc vô tuyến cuối cùng từ Star Ariel tới Bermuda được thực hiện lúc 9:42 sáng – giờ ET, thông báo cho bộ phận kiểm soát không lưu rằng máy bay đã đi qua 30 độ Bắc, và rằng các phi công đã được chuyển đổi tần số truyền tải. 

Sự biến mất bí ẩn của máy bay đặc biệt ly kì vì thời tiết ngày hôm đó tốt, trời quang mây ở độ cao 10.000 feet, và cũng không có nhiễu loạn không khí. 

Chánh Thanh tra Tai nạn Anh, Air Commodore Vernon Brown kết luận rằng: “Do thiếu bằng chứng vì không tìm thấy xác máy bay, nên nguyên nhân của vụ tai nạn chưa được làm rõ.” 

7. DC-4 (Canadian Pacific Air Lines), 21 tháng Bảy, 1951 

 

Loại máy bay:: Douglas C-54A-10-DC (CF-CPC) 

Hành khách: 31 

Phi hành đoàn: 6 

C-54 đang trên đường đi đến Anchorage-Elmendorf AFB, AK, Hoa Kỳ, từ sân bay quốc tế Vancouver, BC, Canada. 

Một thông báo được truyền đi lúc 6:53 PT khi máy bay đang bay ở không phận Cape Spencer ở British Columbia. Người ta không nghe thấy gì sau đó. 

Không quân Hoa Kỳ và Không quân Hoàng gia Canada đã tiến hành tìm kiếm trên phạm vi rộng, nhưng không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của chiếc máy bay. 

8. DC-3 (Gulf Aviation), 10 tháng Bảy, 1960

 

Loại máy bay: Douglas C-47-DL (VT-DGS) 

Hành khách: 13 

Phi hành đoàn: 3 

DC-3 khởi hành từ Sân bay Doha, Qatar, đến Sân bay Sharjah, UAE.

Thông tin liên lạc vô tuyến cuối cùng đã được truyền đến bộ phận kiểm soát không lưu Sharjah lúc 06:05 – giờ GMT, nhưng Sharjah chưa từng nhận được tín hiệu.

Phi công của máy bay de Heron Havilland, người cũng dự kiến ​​hạ cánh tại Sharjah, nghe được tín hiệu truyền đi từ DC-3 đến bộ phận điều khiển giao thông của sân bay. 

Máy bay de Heron Havilland hạ cánh tại Sharjah. Còn DC-3 thì biến mất. 

Tầm nhìn kém và gió xuôi chiều mạnh được đề xuất là nguyên nhân chính đáng gây ra vụ tai nạn. 

9. Chuyến bay 6715 Merpati Nusantara Airlines, 10 tháng Một, 1995  

Loại máy bay: de Havilland Canada DHC-6 Twin Otter 300 (PK-NUK)

Hành khách: 10 

Phi hành đoàn: 4. 

Máy bay Twin Otter khởi hành từ Sân Bay Bima đến Sân Bay Ruteng ở Indonesia. 

Máy bay mất tích trong điều kiện thời tiết xấu. 

Không tìm thấy mảnh vỡ trôi nổi trên biển của chiếc máy bay.

Larry Ong

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề:

01 ý kiến dành cho “9 Vụ Mất Tích Máy Bay Chở Khách Chưa Có Lời Giải”

  1. Huy mc 14/03/2014

    Bay trên biển, nhìn trên mặt biển thì thấy được cái gì ? Tốn công tốn của mà thôi. Tại sao khi thấy điểm nào khả nghi không cho thợ lặn xuống , hoặc cho thả camera thuỷ âm để xem dưới biển có gì không ? Điều bất cập của VN là thấy vật thể gì đó thì máy bay không vớt ngay, mà lại chụp ảnh rồi gửi về để “phán” qua ảnh rồi mới cử tàu đi tìm vật thể đó…tôi thấy vô cùng bất cập cách tìm kiếm cứu nạn của VN. Nhiệt tình với hoạn nạn của nước bạn là tốt, nhưng phải làm sao không lãng phí sức người sức của.

    Reply

Ý kiến bạn đọc