Ngày 10 tháng 12, năm 1950, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền – một tuyên bố toàn cầu đầu tiên về các quyền mà mọi người dân đều được hưởng. Kể từ tuyên ngôn lịch sử này hơn nửa thế kỷ trước, ngày 10 tháng 12 hàng năm được đánh dấu là Ngày Nhân quyền Thế giới với các sự kiện toàn cầu tập trung vào các vấn đề vi phạm nhân quyền.
Năm nay, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các chính phủ, và các đệ tử Pháp Luân Công đã tổ chức nhiều sự kiện trong thời gian Ngày Nhân quyền Thế giới để lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, và nhằm kêu gọi kết thúc cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài 14 năm.
Các học viên Pháp Luân Công tổ chức họp báo trước trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York vào ngày 10 tháng 12, lên án cuộc đàn áp tàn bạo và nạn thu hoạch nội tạng sống của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
Công bố báo cáo mới của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong Ngày Nhân quyền Thế giới
Ông Uông Chí Viễn, một đại diện của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong – WOIPFG), tuyên bố phát hành Ấn bản Đặc biệt về Bằng chứng về ĐCSTQ thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, tại cuộc họp báo ngay trước Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. Báo cáo đưa ra chi tiết các bằng chứng về những vụ điều tra trường kỳ, bao gồm băng ghi âm điện thoại và lời khai của các nhân chứng.
Ấn bản Đặc biệt đã liệt kê 19 cuộc ghi âm điện thoại và các báo cáo điều tra khác. Trong một báo cáo, một viên công an tha hóa đã chứng kiến một cuộc thu hoạch nội tạng sống trong khi đang làm nhiệm vụ, đã mô tả toàn bộ quá trình mổ lấy tim của từ cơ thể của một học viên Pháp Luân Công còn sống.
Trong các cuộc điện đàm với những điều tra viên đóng giả làm những người muốn mua tạng, các bác sĩ tại trung tâm cấy ghép tạng ở Trung Quốc, từ Bắc tới Nam bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Đông, và Quảng Tây, thừa nhận rằng họ đã cấy ghép những nội tạng thu hoạch được từ học viên Pháp Luân Công và thậm chí còn bảo đảm có nguồn tạng để cấy ghép trong vòng từ một đến hai tuần.
Trần Cường, một đầu mối liên lạc để ghép thận ở Trung tâm Cấy ghép Tạng, Bệnh viện Quân y 307, Quận Phong Đài, Bắc Kinh, thừa nhận rằng việc buôn bán nội tạng có sự tham gia điều hành của các quan chức chính phủ, cảnh sát, và hệ thống nhà tù. Người này nói rằng có thể cung cấp các thông tin xác thực rằng các nội tạng được lấy từ học viên Pháp Luân Công. Một cảnh sát từ Tòa án hình sự Cẩm Châu nói thêm rằng nội tạng của học viên Pháp Luân Công có thể được thu hoạch tùy theo mức giá được đưa ra.
DAFOH: 1,5 triệu người nói “Không” với thu hoạch nội tạng
Một cuộc thỉnh nguyện toàn cầu được khởi xướng bởi DAFOH (Hiệp hội Bác sĩ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng) đã thu thập được hơn 1,5 triệu chữ ký từ hơn 50 quốc gia và bốn châu lục từ tháng 07 đến tháng 11 năm 2013. Cuộc thỉnh nguyện đã kêu gọi Liên Hợp Quốc hành động nhằm chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. DAFOH đã trao các chữ ký này cho trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva vào ngày 09 tháng 12 và tổ chức một buổi họp báo công bố kết quả vào Ngày Nhân quyền Thế giới 10 tháng 12.
Lời kêu gọi từ Bắc Cực lên án cuộc đàn áp
Các đệ tử Pháp Luân Công đã thắp nến tưởng niệm ở Rovaniemi, Phần Lan, vào Ngày Nhân quyền Thế giới để phản đối cuộc đàn áp của ĐCSTQ và kêu gọi chấm dứt hành vi thu hoạch nội tạng sống dã man từ tù nhân lương tâm vô tội.
Các đệ tử Pháp Luân Công thu thập chữ ký ở Rovaniemi, Phần Lan, nhằm chấm dứt cuộc đàn áp
Rovaniemi nằm trên cùng Bắc Cực. Vào lúc 2 giờ 30 chiều, trời đã tối và nhiệt độ là âm 30 độ C vào ngày 10 tháng 12. Có nhiều đám đông tụ tập ở khu trung tâm nhân dịp Lễ hội Forest Week. Khách du lịch rất vui khi nhận được những tờ rơi giới thiệu về Pháp Luân Công, và rất nhiều cư dân địa phương đã ký tên thỉnh nguyện.
Người dân Đức lên án cuộc đàn áp
Hàng ngày đều có hàng trăm chuyến xe khách từ Anh quốc, Pháp, Hà Lan và Bỉ tới Đại Thánh đường Cologne, Đức. Tại điểm du lịch nổi tiếng này gần đây có nhiều học viên Pháp Luân Công đến thu thập chữ ký cho cuộc thỉnh nguyện, vốn được khởi xướng bởi Hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR/IGFM), kêu gọi ngay tập tức phóng thích ông Lữ Khai Lợi, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Rất nhiều khách du lịch và dân địa phương đã hưởng ứng ký tên, cũng như chống lại việc thu hoạch nội tạng sống.
Người dân Đức ký tên thỉnh nguyện kêu gọi phóng thích ông Lữ Khai Lợi và lên án nạn thu hoạch nội tạng sống
Trong kiến nghị có giải thích rằng ông Lữ Khai Lợi, một luật sư ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 2000. Kể từ đó, ông đã bị cầm tù trong trại lao động cưỡng bức và chịu đựng sự tra tấn. Ông Lữ bị kết án 10 năm tù vào năm 2006. Ông bị giam giữ ở nhà tù Dinh Khẩu và sau này bị chuyển sang nhà tù Bàn Cẩm.
Ông Lữ đã bị sốc điện vài tiếng trong một ngày và luôn bị thương ở khắp người. Bây giờ ông bị liệt và mất cảm giác sau khi một đốt sống lưng bị gãy. Ông bị đưa tới nhà tù Cẩm Châu vào tháng 05 năm 2012. Bạn bè và gia đình không được tới thăm bởi vì ông đã từ chối không từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công.
Một nhóm du khách đến từ Pháp đã ký tên sau khi hiểu sự thật. Họ đã bị chấn động khi biết rằng chính quyền ĐCSTQ liên can tới vụ thu hoạch nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm.
Những thanh niên kêu gọi phóng thích ông Lữ Khai Lợi, người đang bị cầm tù ở Trung Quốc vì niềm tin của mình
Các học viên Pháp Luân Công ở Malaysia vạch trần tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ
Các học viên Pháp Luân Công ở Malaysia đã phản đối một cách ôn hòa việc thu hoạch nội tạng sống ngay trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 10 tháng 12 năm 2013.
Các học viên ở Malaysia phản đối thu hoạch nội tạng sống vào ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ngày Nhân quyền Thế giới
Họ đã ủng hộ chiến dịch thu thập chữ kí của DAFOH và thu thập hơn 69.000 chữ ký ở Malaysia, bao gồm cả chữ ký của 480 bác sĩ, 227 luật sư và 15 Nghị viên Quốc hội.
Chủ tịch Yang Sheng của Trung tâm Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã hy vọng rằng các chính phủ sẽ thông qua điều luật cấm du lịch ghép tạng phi pháp tới Trung Quốc. Ông nói: “Bộ Y tế Malaysia đã chấm dứt việc cung cấp các loại thuốc ức chế miễn dịch cho các bệnh nhân đã nhận phẫu thuật ghép tạng từ nước ngoài, như là một bước ngăn chặn việc buôn bán nội tạng. Đó là một việc làm đúng.”
Các học viên Pháp Luân Công cũng chấp nhận lời mời tham gia Dạ tiệc Từ thiện của các Thổ dân được tổ chức bởi Hội Luật sư Malaysia. Các học viên đã cung cấp thông tin cho hơn 700 luật sư về tội ác của ĐCSTQ thu hoạch nội tạng sống. Buổi thuyết trình được đón nhận nồng nhiệt và các khách mời đã đánh giá cao việc các học viên đã cho họ biết sự thật về nạn diệt chủng đang diễn ra ở Trung Quốc. Rất nhiều người đã rất kinh hoàng trước tội tác và lấy nhiều tài liệu để chia sẻ cho người khác.
Sự kiện tại Hội Luật sư Malaysia đã có tác dụng tích cực đối với các luật sư
Cuộc đàn áp vẫn đang tiếp diễn
Mặc dù ít được đề cập đến trên mặt báo, nhưng cuộc đàn áp lên các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn tới ngày nay ở Trung Quốc. Học viên Vương Huy Liên đã nói rằng đồng nghiệp trước đây của cô, là cô Diêu Thường Lệ, đã bị bắt vào tháng 07 năm 2013 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Cô Diêu bị giam giữ ở Trại tạm giam Trường Xuân và đang đối mặt với án tù. Xa Bình Bình, một cựu sinh viên xuất sắc của Trường Đại học Sư phạm Đông Bắc, đã bị công an bắt đi ngay trước cửa nhà vào tháng 10 năm 2013. Anh bị tra tấn bức thực và mạng sống của anh đang bị đe dọa.
Chừng nào cuộc bức hại còn tiếp diễn, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn còn đối diện với đe dọa cầm tù, thu hoạch nội tạng sống, tra tấn, và bức tử.
Cô Vương, từng là giảng viên ở Trường Đại học Sư phạm Đông Bắc, đã phát biểu tại buổi họp báo ở New York vào ngày 10 tháng 12: “Tôi bị bắt giữ phi pháp vào tháng 03 năm 2004, và nhiều lần bị lấy máu khi ở trại lao động. Máu được lấy để đem đi xét nghiệm. Thực ra, ĐCSTQ vẫn đang bức hại để loại bỏ Pháp Luân Công. Thu hoạch nội tạng sống là một phần của chính sách tàn bạo để tiêu diệt các học viên.”
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!