Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Lên tiếng phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài 11 năm

Trong 11 năm qua, những người tập Pháp Luân Công ôn hòa (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã bị đàn áp ở Trung Quốc và trong 11 năm qua, những người ở trong và ngoài Trung Quốc đã cố gắng chấm dứt cuộc đàn áp này. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc đàn áp vào ngày 20/7/1999 với ý định “tiêu diệt tận gốc” môn tập này trong vòng 3 tháng.

Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã thường xuyên bị bắt giam, tẩy não, cưỡng bức lao động, tra tấn và chết.  Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng trăm ngàn học viên đã bị bỏ tù và 3.383 người được xác nhận là đã chết do bị ngược đãi.  Hàng nghìn người nữa bị nghi là đã bị giết chết do bị mổ cướp nội tạng.  Do việc phong tỏa thông tin về các vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công, phạm vi đầy đủ của cuộc đàn áp vẫn còn chưa được biết rõ.

Pháp Luân Công, dựa trên các nguyên tắc đạo đức Chân Thiện Nhẫn và bao gồm việc tập thiền.  Các học viên Pháp Luân Công đã không im lặng chấp nhận cố gắng của chính quyền nhằm tiêu diệt môn rèn luyện tinh thần này.

Thông qua các hành động bất tuân lệnh dân sự, các học viên ở Trung Quốc đã tìm cách nói với các quan chức chính quyền và nhân dân Trung Quốc về Pháp Luân Công và rằng cuộc đàn áp là sai trái và phải chấm dứt.

Ở bên ngoài Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công đã được các quan chức chính phủ, những người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ, luật sư, và dân thường tham gia kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp.

Thời báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) đã phỏng vấn một số trong số những người đã đi đầu trong việc phản đối cuộc đàn áp đối với môn tập ôn hòa này, hỏi rằng họ đang làm những việc gì và tại sao họ lại làm các việc đó.

(Ming Chen/The Epoch Times)

Edward McMillan-Scott Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu

Ông Edward McMillan-Scott trực tiếp biết về cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công khi ông đang đến thăm những người lãnh đạo Trung Quốc năm 2006.  Trong chuyến thăm đó, ông cũng đã gặp mặt những người đã trực tiếp phải chịu cuộc đàn áp của ĐCSTQ.

“Sau khi tôi rời Bắc Kinh, tất cả những người mà tôi đã tiếp xúc với đều đã bị bắt, bị bỏ tù, và trong một số trường hợp, bị tra tấn,” ông McMillan-Scott nói.  Ông đã có một lời thệ nguyện là sẽ “duy trì chiến dịch của mình vì cải cách, dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc” cho đến khi đạt được mục tiêu.

“Tôi nghĩ điều thực sự quan trong đối với mọi người là hiểu được những gì đang thực sự diễn ra ở Trung Quốc – các trại tù, cải tạo lao động, lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, tra tấn.  Đó là Trung Quốc trên thực tế,” ông nói.  “Điều tồi tệ nhất mà họ làm là chọn ra một nhóm người hoàn toàn vô tội [các học viên Pháp Luân Công] và tra tấn họ cho đến chết, và việc này phải chấm dứt.”

Ông McMillan-Scott đã chia sẻ niềm tin của mình rằng chế độ đang cầm quyền tại Trung Quốc sẽ sớm bị “quét đi” và bị thay thế bằng một nền dân chủ.  Ông nói, “Chúng tôi đang thiết lập các cơ chế mà có thể trừng phạt những người đang làm các việc tra tấn, những người đang đàn áp nhân dân Trung Quốc, những người đang vi phạm nhân quyền, và đang thực hiện các chiến dịch diệt chủng đối với một số bộ phận nhân dân.  Chúng tôi đang theo dõi.”

(Matas/The Epoch Times)

David Matas – Luật sư [nhân quyền] quốc tế

Trong vai trò của một luật sư về nhập cư và người tị nạn, và một người ủng hộ nhân quyền, ông David Matas là một tiếng nói mạnh mẽ phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ông đã tiến thêm một bước nữa trong sự nghiệp hoạt động nhân quyền của mình qua việc điều tra mà ông và Nghị sĩ Canada đã nghỉ hưu David Kilgour đã thực hiện đối với việc chính quyền Trung Quốc mổ lấy và bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn đang sống.  Kết quả cuộc điều tra của họ đã được xuất bản trong cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu: Giết hại Pháp Luân Công để lấy nội tạng” và cả hai ông đều được để cử giải Nobel Hòa bình cho công việc của họ điều tra tội ác thu hoạch nội tạng này.

Ông Matas đã truy tìm những tên tội phạm Đức Quốc xã, chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi, và đấu tranh với chế độ độc tài ở Nam Mỹ, nhưng đã coi tội ác cưỡng bức mổ lấy nội tạng của các học viên Pháp Luân Công là một trong những tập trung chính của mình.  “Hồi đó, tôi đang tham gia vào các cuộc đấu tranh nhân quyền đó, tất cả đều trông rất nản lòng như cuộc đàn áp Pháp Luân Công hiện thời,” ông nói.

“Điều mà bạn đang phải đối mặt là một chế độ độc tài, và chế độ độc tài theo quan điểm của tôi là rất mong manh,” ông Matas nói.

Mặc dù bản thân ông không phải là một học viên Pháp Luân Công, ông nói rằng môn tập này đại diện cho truyền thống của các tín ngưỡng Trung Quốc cổ truyền.  “Vì vậy tầm quan trọng của Pháp Luân Công đối với Trung Quốc [là], đó là Trung Quốc thực sự,” ông nói.

Ông Matas nói việc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc là chìa khóa để chấm dứt các cuộc đàn áp đối với những nhóm người khác ở Trung Quốc: “Quan điểm của tôi là nếu bạn chấm dứt được cuộc đàn áp này, thì bạn sẽ chấm dứt được tất cả các cuộc đàn áp.”

(The Epoch Times)

David Kilgour – Nghị sĩ Canada đã nghỉ hưu

Ngài David Kilgour nói lần đầu tiên ông biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công là vào năm 2001, khi ông đi ngang qua các cuộc biểu tình ở Parliament Hill (Khu vực trụ sở của Nghị viện Canada) – hồi đó ông là Thứ trưởng Ngoại giao Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Cuốn sách mà ông là đồng tác giả với ông David Matas, “Thu hoạch đẫm máu: Giết hại Pháp Luân Công để lấy nội tạng”, bao gồm những mô tả của 52 bằng chứng về tội ác này.  “Từ những gì mà chúng tôi được nghe chúng tôi đã mất hết tinh thần khi kết luận rằng việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng đang diễn ra,” ông nói.

Những kết quả điều tra đã thúc đẩy ông Kilgour hành động.  Ông đã đến hơn 60 nước, nơi ông nói về việc buôn bán nội tạng của ĐCSTQ và thảo luận với những người lãnh đạo chính phủ về cuộc đàn áp này.  Ông và ông Matas đã làm công việc này trên cơ sở tự nguyện.  “Chúng tôi sẽ dừng việc đi và nói chuyện này vào giây phút mà cuộc đàn áp dừng lại,” ông nói.

“Chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc, chúng tôi vẫn tiếp tục bởi vì chúng tôi tin rằng chúng tôi đang tiến tới,” ông Kilgour nói.  “Chúng tôi muốn ngăn trở Bắc Kinh để chấm dứt việc giết người để kiếm lời kinh khủng này.”

(Ảnh do Samuel Zhou cung cấp)

Samuel Zhou – Phó Giám đốc Liên minh Tự do Internet Toàn cầu

Phó Giám đốc Liên minh Tự do Internet Toàn cầu (GIFC), ông Samuel Zhou là một giảng viên thuộc biên chế giảng dạy môn khoa học máy tính tại trường Đại học Pennsylvania khi cuộc đàn áp nổ ra. Là một học viên Pháp Luân Công, ông đã từ bỏ vị trí đòi hỏi nhiều thời gian của mình để có thể dành hết tâm sức chống lại cuộc đàn áp. Hiện tại ông đang giảng dạy tại trường Đại học Rutgers.

“Bức Vạn lý hỏa thành” của ĐCSTQ phong tỏa và kiểm duyệt các thông tin trên mạng Internet. Người dân Trung Quốc gặp phải khó khăn khi gửi thông tin ra nước ngoài hoặc tìm hiểu sự thật về chính quyền, bao gồm cả những chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ.

GIFC đã có một ảnh hưởng quan trọng trong việc đột phá bức tường lửa này và mang tự do thông tin đến với người dân Trung Quốc. Phần mềm của GIFC đã cho phép hàng triệu người dân Trung Quốc vượt qua sự phong tỏa và cũng giúp hàng triệu người ở những quốc gia áp bức khác tiếp cận với thông tin tự do.

Ông Zhou nói rằng rất nhiều người tham gia giúp đỡ truyền rộng sự tự do truy cập thông tin trực tuyến, nhưng ông “không thể tiết lộ danh tính của họ vì lý do an toàn”. Ông nói thêm rằng một trong những kỹ sư trưởng của họ, Tiến sĩ Li Yuan đã bị đặc vụ Trung Quốc tấn công hồi năm 2006.

Theo ông Zhou, nhiều người làm việc tại GIFC từng là những sinh viên đã trải qua Cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và bây giờ lại trải qua cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

“Tôi hy vọng rằng, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để dòng chảy thông tin tự do vào Trung Quốc, chính quyền cộng sản Trung Quốc sẽ không còn có thể thao túng tư tưởng của người dân thêm nữa, và nó có thể mang lại những thay đổi tích cực trong xã hội Trung Quốc, và sẽ dẫn đến việc chấm dứt cuộc đàn áp ở Trung Quốc”, ông Zhou nói.

(Ben Taylor/The Epoch Times)

Ethan Gutmann – Nhà phân tích nghiên cứu và tác giả dành được nhiều giải thưởng

Nhà phân tích nghiên cứu và tác giả dành được nhiều giải thưởng, Ethan Gutmann nói rằng ông không coi mình là một nhà hoạt động, vì ông tập trung vào “vạch trần” hơn là “phản đối” ĐCSTQ.

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Bắc Kinh, ông Gutmann đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát vây bắt. Ông đã ghi chép lại những chứng kiến đó trong cuốn sách của mình : “Losing the New China: A Story of American Commerce, Desire and Betrayal” (Thua thiệt trong Trung Quốc mới: Câu chuyện về Thương mại, Ham muốn và Phản bội của một người Mỹ), và kể từ đó ông đã phỏng vấn hơn 50 người sống sót qua các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.

Ông Gutmann đã đăng trên một vài tờ báo các bài viết về việc mổ cắp nội tạng, giám sát trên toàn cầu, và các chiến dịch xuyên tạc thông tin của chính quyền đối với Pháp Luân Công. Hiện ông đang viết một cuốn sách mà ông hy vọng là sẽ “đóng vai trò như lịch sử dứt khoát về cuộc xung đột giữa ĐCSTQ và Pháp Luân Công”. Ông nói thêm: “Nghiên cứu của tôi chưa bao giờ có ai phản biện được”.

Ông Gutmann nói rằng ông muốn nghiên cứu của mình sẽ mang lại “một sự chấm dứt việc phủ nhận” về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

“Cuộc đàn áp này là bước đi đầu tiên”, ông Gutmann nói. “Nếu đường đạn hiện tại của Trung Quốc tiếp diễn, chiến tranh toàn cầu sẽ trở thành có thể. Nhưng nếu Pháp Luân Công được khôi phục trong một Trung Quốc dân chủ, như một câu tục ngữ Trung Quốc đầy ẩn ý: “Khi những người anh em cùng đồng thuận, thế giới sẽ biến thành vàng.”

(Ảnh do Terri Marsh cung cấp)

Terri Marsh – Giám đốc điều hành của Tổ chức Luật Nhân quyền

Với học vị tiến sỹ chuyên ngành ngôn ngữ và văn học Hy Lạp – La Mã cổ đại và là một giảng viên chính thức, Giám đốc điều hành Tổ chức Luật Nhân quyền (HRLF), Terri Marsh đã từng đi trên một con đường rất khác với con đường mà bà đi hôm nay. Nhưng suy nghĩ muốn tạo nên một sự khác biệt bằng cách bảo vệ nhân quyền đã khiến bà từ bỏ vị trí giảng dạy của mình để theo học trường Luật và cuối cùng góp sức thành lập HRLF.

“Tổ chức Luật Nhân quyền là một nhóm nhỏ các luật sư làm việc để bắt những kẻ thủ phạm chính trong chiến dịch đàn áp rộng khắp đối với những người tin theo Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”, bà Marsh nói.

Năm 2002, HRLF đã kiện Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ra trước Tòa án Liên bang Mỹ. Vụ kiện này đã đặt nền móng cho khoảng 50 vụ kiện tại nhiều nước khác trong những năm sau đó.

Tháng 11 năm 2009, một tòa án ở Tây Ban Nha, hồi đáp một vụ kiện của HRLF đối với Giang Trạch Dân, cùng các quan chức cao cấp của ĐCSTQ là Bạc Hy Lai, La Cán và những người khác, đã truy tố những bị đơn này với các tội danh tra tấn và đàn áp. Nếu bất cứ ai trong số những bị đơn này đặt chân đến một nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha thì phải bị bắt giam và áp giải về Tây Ban Nha để bị xét xử vì các tội ác chống lại loài người.

(Lisa Fan/The Epoch Times)

Lao Wan – Giám đốc, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Những hoạt động bên trong và hệ thống của cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ là một chủ đề u tối. Tuy nhiên, nhiều việc làm đã được thực hiện ở bên ngoài Trung Quốc để đưa những bí mật đen tối của chính quyền cộng sản này ra ánh sáng.

Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã xuất bản các báo cáo sâu rộng, trong đó nêu chi tiết về việc ĐCSTQ đã tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công như thế nào.

Lao Wan, Giám đốc của WOIPFG, tin rằng công việc này là trách nhiệm của cuộc đời ông, là “sứ mệnh” của ông. Qua một phiên dịch tiếng Trung Quốc, ông đã chia sẻ niềm tin của mình, rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công “là một cuộc đàn áp đối với những con người tốt bụng nhất trên thế giới; chống lại lương tri”.

Một phần trong mục tiêu của WOIPFG là thu thập các bằng chứng chống lại chính quyền và những người có liên quan trong cuộc đàn áp. “Chúng tôi đã chuẩn bị các bằng chứng và các nhân chứng để đưa những kẻ đàn áp này ra trước công lý”, ông Wan nói.

Ông Wan nói rằng WOIPFG đã gọi cho các nhân viên Phòng 610 của chính quyền, một tổ chức giống như Gestapo do ĐCSTQ thành lập để đàn áp Pháp Luân Công, những người sẵn sàng tiết lộ thông tin để “chuộc lại tội lỗi của mình”. Ông nói rằng kinh nghiệm của ông khi gọi điện tới Trung Quốc là giống như “người tốt nhìn thấy hy vọng, còn người xấu thì sợ hãi”.

(Adler/The Epoch Times)

Alan Adler – Giám đốc Tổ chức Những người bạn của Pháp Luân Công

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn đang làm đau đầu Alan Adler, Giám đốc của tổ chức nhân quyền Những người bạn của Pháp Luân Công (FoFG). Theo ông Adler, cuộc đàn áp này “đã bất chấp lô-gíc thông thường, khi một thế lực chính trị lựa chọn đàn áp chính những người dân của mình, những người mà trong cuộc sống hàng ngày, hết sức chân thành, lương thiện và khoan dung”.

Ông nói rằng khi cuộc đàn áp mới bắt đầu, ông nghĩ rằng nó sẽ sớm kết thúc sau khi chính quyền của ĐCSTQ hiểu rõ hơn về Pháp Luân Đại Pháp. “Đầu tiên tôi đến giải thích cho các viên chức của chính phủ Hoa Kỳ rằng chắc hẳn đã có một sự hiểu lầm, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp đơn giản chỉ là một môn rèn luyện tinh thần lành mạnh, và tôi biết rõ điều đó”, ông Adler nói. “Nhưng lúc ấy, tôi đâu ngờ rằng, một thập kỷ sau tôi vẫn đang phải tiếp tục làm công việc đó”.

Ông nói rằng ông đã thay đổi qua công việc giảng giải cho công chúng về cuộc đàn áp. “Tôi đã hiểu sự bất công trên thế giới này, và tôi cảm thông sâu sắc với những người đang bị đàn áp ở Trung Quốc”, ông Adler nói. “Tôi khó có thể hình dung được cuộc sống của họ ra sao, điều gì đã xảy ra với gia đình và bản thân họ, và tôi chỉ hy vọng rằng nó sẽ sớm kết thúc”.

(Gary Feuerberg/ The Epoch Times)

Levi Browde – Giám đốc điều hành Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp

Trong những giai đoạn đầu của cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Levi Browde, Giám đốc điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI), nói nó chủ yếu là một vấn đề cá nhân. “Tôi trông thấy mọi người làm những việc giống như tôi, những việc hết sức nhân từ và hòa ái, và họ bị tra tấn vì điều đó. Tôi thậm chí cảm thấy như là đang chứng kiến bạn bè, cha mẹ và anh em của mình bị tra tấn và bỏ tù vì điều đó”, ông Browde nói.

Khi cuộc đàn áp tiếp diễn, và ông đã biết được nhiều hơn về ĐCSTQ và lý do tại sao họ tiến hành các chiến dịch đàn áp, ông Browde nói rằng giờ đây ông nhìn điều này “từ một góc độ rộng hơn nhiều”. Ông nói: “Các vấn đề lớn hơn rất nhiều, sự bất công lớn hơn rất nhiều, sự hủy hoại đang diễn ra này không chỉ là cho các cá nhân, mà còn cho toàn bộ cơ cấu của một xã hội”.

Là một tổ chức nhân quyền, FDI thu thập và tổng hợp các thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đồng thời làm việc với các tổ chức phi chính phủ, các chính phủ, và các cơ quan truyền thông để mang thông tin đến với công chúng.

FDI cũng liên lạc với các cá nhân bên trong Trung Quốc, những người có thể truyền các thông tin và bằng chứng về cuộc đàn áp. Theo ông Browde, đây là một công việc nhạy cảm, và việc giữ an toàn cho những người họ liên lạc là ưu tiên hàng đầu. “Nó phải được làm hết sức cẩn thận, và đó là điều khiến một phần của việc này rất khó khăn”, ông nói. “Bản thân các tổ chức nhân quyền và truyền thông cũng gặp phải những khó khăn”.

(Joshua Philipp/The Epoch Times)

David Gao – Chủ tịch, Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Toàn cầu

David Gao từng là giáo sư đại học trẻ nhất của Trung Quốc tại trường Đại học Công nghệ Quảng Châu. Những phát minh khoa học của ông đã hai lần dành được những giải thưởng quốc gia, nhưng danh tiếng ấy cũng khiến ông bị chú ý trong cuộc đàn áp. Cảnh sát đã tới để bắt ông Gao vào ngày 20/7/1999, nhưng ông đã cố gắng thoát được sang Mỹ.

Ông Gao bây giờ là chủ tịch của Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Toàn cầu. Tổ chức tình nguyện này được thành lập để mang tới cho người dân Trung Quốc một kênh để rút khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Ngày nay, các trung tâm “Thoái Đảng” trên toàn thế giới xử lý hơn 50.000 yêu cầu thoái xuất khỏi ĐCSTQ mỗi ngày. Các yêu cầu được gửi đến từ bên trong Trung Quốc và các cộng đồng người Hoa tại hải ngoại; các yêu cầu được gửi đến qua Internet, điện thoại, fax, và trực tiếp đến gửi.

Sau nhiều năm của những phong trào chính trị như Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ đã phá hủy nền văn hóa, các giá trị đạo đức và tín ngưỡng truyền thống, những thứ đã từng là nền tảng của Trung Quốc. Ông Gao nói rằng những chiến dịch này đã khiến cho nhiều người “không dám lên tiếng” và tạo ra một quan niệm rằng nếu ĐCSTQ đã nói điều gì, thì tất cả mọi người đều phải làm theo.

Ông Gao tin rằng việc vạch trần bản chất của ĐCSTQ là điều cần thiết để chấm dứt các cuộc bức hại của đảng đối với người dân Trung Quốc. Ông Gao nói rằng phong trào thoái Đảng đại diện cho sự thức tỉnh đạo đức ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang tiến đến “thấy được điều gì là thực sự tốt và điều gì là thực sự xấu” – văn hoá truyền thống, nhân quyền, và nhân tính là gì”, ông Gao nói.

Edward McMillan Scott được phỏng vấn bởi Lixin Yang của NTDTV. Thông tin thêm bởi Matthew Little.

Joshua Philipp

(Theo The Epoch Times)


01 ý kiến dành cho “Lên tiếng phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài 11 năm”

  1. Vo Thanh Luan 16/03/2011

    Bao ve nhan quyen . Bao ve nhan quyen .

    Reply

Ý kiến bạn đọc