Home » Thế giới » Ukraine ồ ạt bán công nghệ quân sự cho Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Kiev đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự, mà đúng hơn là “bán tống bán tháo” công nghệ quân sự Liên Xô cho Trung Quốc.

Xu hướng này còn được thể hiện cả trong lĩnh vực công nghệ vũ khí trang bị hải quân, máy bay quân sự và chế tạo động cơ.

Đó là vì hai lý do: một là, Trung Quốc nay đã không thể nhận được từ Nga cái mà họ từng dễ dàng nhận được trước đây, trong khi nhu cầu du nhập công nghệ cao vẫn cao như cũ; và hai là, Bắc Kinh có khả năng chi trả, còn Kiev lại cần tiền.

Kiev không phải láng giềng của Trung Quốc nên việc Trung Quốc gia tăng nhanh sức mạnh quân sự chẳng phải là vấn đề đối với họ.

Xin điểm lại một số hợp tác trong lĩnh vực vũ khí trang bị không quân:

Trung Quốc đang hợp tác với hãng Antonov tiến hành hàng loạt chương trình hợp tác: thiết kế máy bay chở khách phản lực tầm khu vực ARJ 21, hiện đại hóa máy bay vận tải Y8. Bắc Kinh quan tâm đến cả các máy bay An-148 và An-158, sửa chữa các máy bay An-12, An-24, An-26, An-30 mà họ hiện có.

Hai năm trước, hãng ANTK Antonov và Trung Quốc đã ký “Biên bản về việc hỗ trợ Trung Quốc phát triển các máy bay vận tải quân sự hạng nặng”. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Ukraine, Trung Quốc đang xây dựng một hầm khí động lớn để thử nghiệm các máy bay vận tải quân sự hạng nặng. Đây sẽ là phòng thí nghiệm khí động lớn nhất Trung Quốc.

Bắc Kinh dự định với sự giúp đỡ của Ukraine sẽ sản xuất một loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng nội địa. Ukraine đang hợp tác với Trung Quốc trong chương trình chế tạo máy bay huấn luyện chiến đấu mới của Trung Quốc L-15. Theo hợp đồng, năm 2011-2012, Kiev sẽ chuyển giao cho Trung Quốc lô đầu tiên động cơ sản xuất loạt AI-222-25F dành cho L-15. Cũng có khả năng sẽ có các đơn đặt hàng mới và hợp tác hai bên sản xuất các động cơ này.

Tàu sân bay Thi Lang đang trong quá trình nâng cấp hoàn thiện.

Hợp tác trong lĩnh vực trang bị hải quân:

Công ty quốc doanh trách xuất khẩu vũ khí Ukraine (Ukrsetexport) đang tích tham gia chương trình đóng tàu sân bay nội địa của Trung Quốc và phát triển trang thiết bị mới cho tàu sân bay Thi Lang (tàu Varyag sửa chữa và nâng cấp).

Mặc dù ban đầu, tàu này được mua từ Ukraine (nó được đóng ở Nilolayev) với lý do giả mạo là làm casino, cuối cùng nó sẽ trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với chức năng chính là tàu huấn luyện với khả năng chiến đấu nhất định.

Rõ ràng là Trung Quốc đã có được toàn bộ tài liệu kỹ thuật – thiết kế con tàu này. Vậy là Liên Xô lại là “cha đẻ” của hạm đội tàu sân bay Trung Quốc.

Cái tên Trung Quốc của nó có tính tượng trưng cao – Thi Lang, tên vị đô đốc vào năm 1861 đã thống nhất đảo Đài Loan với Hoa lục. Dĩ nhiên là chính quyền Đài Loan chẳng vui vẻ gì với những thông tin đó.

Thi Lang sẽ được trang bị các động cơ Ukraine. Họ đã chuyển giao công nghệ sản xuất turbine khí DN80 cho phía Trung Quốc. Nhà máy Harbin sẽ là cơ sở chủ yếu ở Trung Quốc sản xuất động cơ cho tàu quân sự.

Tàu sân bay Thi Lang sẽ được trang bị các tiêm kích trên hạm J-15 Cá mập bay được chế tạo dựa trên mẫu chế thử Su-33 của Nga mà Bắc Kinh mua được từ Kiev vào năm 2005.

Tiêm kích trên hạm J-15.

Trên cơ sở tổ hợp mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA của Ukraine, Trung Quốc đã xây dựng được một tổ hợp huấn luyện phi công tàu sân bay.

Một mô hình tàu sân bay đủ kích thước bằng bê tông với đường băng cất/hạ cánh và tháp chỉ huy đã được xây dựng cách không xa thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Hai trung tâm tương tự nữa đang được xây dựng ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây – chúng bắt đầu được khởi công vào năm 2010.

Kiev sẽ bán cho Trung Quốc 4 (theo các nguồn khác là 2) tàu đổ bộ đệm khí Zubr, 2 chiếc đóng ở Ukraine, 2 chiếc ở Trung Quốc với sự tham gia của các chuyên gia đóng tàu Ukraine. Phía Trung Quốc muốn học cách thiết kế các tàu kiểu như Zubr. Trên các tàu này sẽ lắp đặt vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực do Trung Quốc sản xuất.

theo baodatviet

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc