Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Miêu tả tra tấn của một luật sư cho thấy ĐCSTQ bất chấp luật pháp
Luật sư về quyền công dân của Trung Quốc Cao Trí Thịnh, người đã bị mất tích không liên lạc được từ tháng 2 năm 2009, đã nói về phòng tra tấn hôm thứ 2. Hôm 10 tháng Giêng, hãng tin AP đã đăng một bài báo mà họ đã giữ kín trong 8 tháng, trong đó ông Cao mô tả sự đối xử tàn ác mà ông đã phải chịu trong tay của các nhân viên an ninh Trung Quốc – hay nói đúng hơn là những tên côn đồ, mặc dù sự khác nhau ở Trung Quốc thường là không rõ ràng.

Luật sư Nhân quyền Trung Quốc, Cao Trí Thịnh (The Epoch Times)

Ông đã trả lời phỏng vấn của AP hồi tháng 4 ở một quán trà ở Bắc Kinh, khi các nhân viên an ninh đứng chờ ngay bên ngoài. Những người xử lý ông đã cho phép ông nói chuyện với báo chí, rõ ràng là để làm dịu đi những e ngại của cộng đồng quốc tế về việc ông đang bị đối xử như thế nào. Nỗi e ngại được giảm bớt đã biến thành nỗi sợ hãi sâu sắc hôm qua, khi những người ủng hộ ông đọc những gì ông kể.

“Trong 48 tiếng đồng hồ, cuộc sống của tôi như ngàn cân treo sợi tóc,” ông nói, giọng run run, theo AP. “Mức độ tàn bạo đó là không có cách nào tả được.”

Sau khi bị bắt hồi tháng 2 năm 2009, ông đã bị giam trong một phòng bịt kín có đèn bật sáng suốt 24h/ngày và bị cho ăn bắp cải thối. Hồi tháng 4, ông bị trói bằng thắt lưng và bị bịt mặt bằng khăn ướt, làm cho ông cảm thấy rằng ông đang bị từ từ ngạt thở.

Sự tra tấn khủng khiếp nhất mà ông phải chịu là vào tháng 9 năm 2009, bao gồm bị trói bằng túi ni-lông và bị đánh bằng súng lục. Cuộc sống của ông như ngàn cân treo sợi tóc trong 48 giờ đó, ông nói. Ông từ chối mô tả chi tiết việc lạm dụng, nhưng nói rằng nó còn khủng khiếp hơn tra tấn năm 2007, được mô tả chi tiết trực tiếp ở trên mạng. Trong 50 ngày bị bắt giam đó năm 2007, những kẻ giam giữ ông đánh đập ông tàn nhẫn, xuyên tăm vào bộ phận sinh dục ông, sốc điện bộ phận sinh dục bằng dùi cui điện, và dí thuốc lá đang cháy vào gần mắt ông trong nhiều giờ mỗi lần.

Ông Cao đầu tiên bị ĐCSTQ nhằm vào hồi cuối năm 2006, sau khi gửi các bức thư ngỏ đến hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, lên án điều mà ông gọi là cuộc đàn áp “tàn nhẫn” đối với các học viên Pháp Luân Công. Vào khoảng thời gian đó, ông đã chính thức từ bỏ tư cách thành viên ĐCSTQ của mình, mà ông gọi là “vô nhân tính, bất công và tà ác.” Ông nói đó là ngày tự hào nhất của đời ông.

Vào cuối năm 2007, ông gửi một bức thư ngỏ đến Quốc hội Mỹ bày tỏ những cảm xúc tương tự. Kể từ đó ông đã liên tục vào ra nơi bị giam giữ ngoài vòng pháp luật – và chủ yếu là ở trong đó. Sau mội khoảng thời gian tạm hoãn xung quanh Thế vận hội 2008, ông đã lại bị bắt lại lần cuối cùng vào tháng 2 năm 2009, một tháng sau khi vợ và các con ông trốn khỏi Trung Quốc.

Trong 14 tháng kể từ đó, cho đến cuộc phỏng vấn của AP vào tháng 4 năm 2010, các cơ quan an ninh đã giấu ông ở trong các nhà trọ, nông trại, căn hộ, và nhà tù tạm ở các nơi khác nhau tại Trung Quốc, bao gồm cả ở tỉnh cực tây xa xôi Tân Cương. AP đã quyết định công bố tài liệu này sau khi không nghe được tin gì từ ông Cao trong vòng 8 tháng.

Không có pháp quyền

Đã có lần ông Cao hỏi tại sao họ không đưa thẳng ông vào tù. Câu trả lời mà ông nhận được nói lên rất nhiều điều. “Ông vào tù hả, đừng có mơ. Ông không xứng đáng được vào tù. Bất cứ lúc nào chúng tôi muốn ông biến mất, thì ông sẽ biến mất,” một nhân viên an ninh bảo ông, theo AP.

Việc thiếu vắng mọi hình thức pháp quyền là một trong những đặc điểm nổi cộm nhất của trường hợp ông Cao – mặc dù về khía cạnh này ông Cao không chỉ là người duy nhất phải chịu như vậy. Đó là cách làm của ĐCSTQ khi xử lý những người mà họ gọi là “kẻ thù của nhân dân.”

Điều này là rõ ràng trong việc Đảng đối xử với nhóm người mà ban đầu ông Cao viết về trong 3 bức thư ngỏ, mà vì thế ông bị bức hại: Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là cuộc đàn áp tôn giáo lớn nhất trên thế giới, và nó được ĐCSTQ thực hiện theo cách của Mao Trạch Đông, không cần đến luật pháp.

Điều này được nêu bật lên bởi Jerome Cohen, giáo sư về pháp luật của Trung Quốc tại trường đại học New York University, trong một bài ông viết sau khi đọc một hồi ký khác của một người Trung Quốc bị bức hại, Teng Biao, một giáo sư luật mà những gì ông đã nếm trải với các nhân viên an ninh Trung Quốc đã được tờ Tạp chí Phố Wall đăng tuần trước.

Trong bức thư của mình, ông Teng kể lại việc người hỏi cung ông gào lên dọa ông rằng họ sẽ đối xử với ông như một kẻ thù. Khi ông Teng hỏi là như thế nào, người hỏi cung trả lời “như đối với Pháp Luân Công”.

Đáp lại bức thư của ông Teng, ông Cohen lưu ý rằng việc không tuân theo các biện pháp luật pháp có thể được lần ngược trở lại trong bài phát biểu của Mao Trạch Đông năm 1957 “Bàn về việc xử lý một cách đúng đắn các mâu thuẫn trong nhân dân.” Mao nói rằng quan trọng là phải phân biệt giữa các loại “mâu thuẫn” khi xử lý với những người vi phạm: mâu thuẫn “giữa nhân dân với nhau” và mâu thuẫn “giữa kẻ thù và chúng ta”. Loại thứ nhất có thể được xử lý bằng cách mà được chính quyền Trung Quốc coi là hợp pháp, trong đó các cơ quan pháp luật phục vụ theo ý muốn của Đảng và không có một sự bảo vệ nào thường thấy ở các nước dân chủ phương tây. Loại thứ hai bị đánh bại một cách tàn nhẫn.

Nhưng đây không chỉ là một tuyên bố theo chủ nghĩa Mao-ít: nó đi vào tim của chế độ cộng sản ở Trung Quốc và những nơi khác nữa. ĐCSTQ, mặc dù công khai vứt bỏ nhiều cái bẫy của ý thức hệ cộng sản cuồng tín, vẫn thống trị nước này nghiêm ngặt theo chủ nghĩa Lênin-nít. Lê-nin coi nhà nước như một lực lượng tàn bạo, cơ quan của bạo chính mà một giai cấp sử dụng để đàn áp các giai cấp khác. Trong việc định nghĩa vai trò của nhà nước theo cách bạo lực nhất mà ông ta có thể tập trung kiểm soát, ông ta chỉ nói rằng: “Nhà nước là một câu lạc bộ.”

Theo Theepochtimes


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc