Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Chuyên gia cấy ghép tạng từ chối lời mời của Trung Quốc

Bác sĩ Eric J. Goldberg. (Robin Kemker/The Epoch Times)

TORRANCE, California— Bác sĩ Eric J. Goldberg đã nghiên cứu các cáo buộc về thu hoạch nội tạng từ khi tham dự một hội nghị về ghép tạng ở Boston vào năm 2006.  Ông là giám đốc nghiên cứu y tế của một công ty nghiên cứu lâm sàng quốc tế lớn.

BS Goldberg đã thảo luận và trả lời các câu hỏi hôm 22 tháng 12 về các vấn đề thu hoạch và cấy ghép tạng ở Trung Quốc với BS Dana Churchill, người đại diện Nam California của tổ chức Bác sĩ chống thu hoạch nội tạng bất hợp pháp.  Đó là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi các bác sĩ y khoa để thông báo cho cộng đồng y học và công chúng những kết quả điều tra nạn thu hoạch nội tạng vô đạo đức và bấp hợp pháp.  Tổ chức phi lợi nhuận này là đơn vị tổ chức của buổi thảo luận và cuộc họp báo.

BS Goldberg tốt nghiệp Trường Đại học Temple University ở Philadelphia. Ông hành nghề ở Florida và cũng là một thành viên của khoa và phó giáo sư. Ông đã chuyên về cấy ghép gan và thận trong hơn 25 năm và hiện đang chỉ đạo các thử nghiệm lâm sàng trên khắp thế giới liên quan đến cấy ghép và các loại thuốc chống đào thải.

Công ty của BS Goldberg, một công ty dược lớn ở British Isles, đã nhân được một lời mời thực hiện các thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng ở Trung Quốc.  Sau khi cân nhắc tình trạng cấy ghép hiện thời ở Trung Quốc, ông không chỉ từ chối lời đề nghị đó, mà còn thuyết phục công ty mình tìm một nước khác để thực hiện việc nghiên cứu.  Ông đã đề nghị không tiết lộ tên của công ty mình khi ông phát biểu với tư cách cá nhân.

BS Goldberg nói rằng ông có một số vấn đề với việc thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc.  “Điều này đến từ cảm giác của tôi với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật cấy ghép và một nhà nghiên cứu lâm sàng.  Tôi bắt đầu nhận thức được một số thực tế đáng ngờ ở Trung Quốc trong khi tham dự một Hội nghị Ghép tạng ở Boston năm 2006.”

Thảo luận về cấy ghép tạng

BS Goldberg đã thảo luận về các thử nghiệm lâm sàng cho việc thử nghiệm thuốc dùng trong cấy ghép và các thay đổi về thủ tục quốc tế liên quan đến việc làm những nghiên cứu này ở nước ngoài.

“Chúng tôi đang thấy một thay đổi lớn về nơi chúng tôi thử nghiệm các loại thuốc dùng trong cấy ghép từ Bắc Mỹ sang phương Đông, bao gồm các nước khu vực Balkan, Ấn Độ và Trung Quốc.  Do dân số ở những nước này rất đông và mức độ tinh vi của phẫu thuật cấy ghép đã đi từ Thời kỳ Đen tối đến một trình độ khá tiên tiến trong vài năm qua, hiện giờ họ đã ngang bằng với phương Tây,” BS Goldberg nói.  “Cũng vậy, chúng tôi có thể thử nghiệm các loại thuốc mới với ít các hạn chế của chính phủ hơn.”

Ông tiếp tục thảo luận rằng việc này có thể rất có vấn đề, vì những yêu cầu đối với việc thử nghiệm không chặt chẽ như [ở phương Tây] và có thể khiến những kết quả thử nghiệm có các khe hở mà có thể không hoàn toàn giải thích được cho các tác dụng ngược có thể có khi các loại thuốc đó được bán ra thị trường.

So sánh thời gian chờ ghép tạng ở nhiều nước khác nhau, BS Goldberg nói, “Du lịch ghép tạng là con đường này ở Mỹ, nếu bạn nằm trong danh sách cấy ghép để chờ có được hiến gan, có một khả năng 85% là một bệnh nhân trong danh sách chờ sẽ chết [vì thiếu tạng hiến].”  Ở Trung Quốc, lấy ví dụ, “Tôi có mọi lý do để tin rằng Trung Quốc là một trong những nơi mà người Mỹ có thể đến để ghép tạng.  Ngay hiện nay, một người đang phải chạy thận nhân tạo và chờ hiến tạng sẽ phải chờ 3-5 năm ở Mỹ.  Nếu bạn liên hệ với Trung Quốc, thời gian chờ trung bình là một tuần.”

BS Goldberg được hỏi cần phải có bao nhiêu cơ thể để cung cấp một ngân hàng hiến tạng có thể cung cấp thời gian đợi chỉ 1 tuần hoặc thậm chí 1 tháng.  “Sẽ cần có khoảng hàng nghìn hàng nghìn người hiến tạng, hơn 100.000 người.  Thời gian chờ gan ở Mỹ có thể lên đến 7 năm.  Ở Trung Quốc, thời gian chờ là 1 tháng.”

“Vấn đề ở Trung Quốc là số ca ghép tạng đến từ các tử tù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các ca cấy ghép.  Các con số đơn giản là không khớp nhau.” [Nói đến việc cần có hàng chục ngàn người để có một sự phù hợp tạng nhanh như vậy.]

Ghép tạng là một việc kinh doanh béo bở

BS Goldberg tiếp tục, “Hãy nhìn vào những con số này: 62.000 đô-la cho việc ghép thận, 130.000 – 160.000 đô-la cho việc ghép gan và tim, và 30.000 đô-la cho việc cấy giác mạc. Có nhiều người bị giết chết ở Trung Quốc. Ở cấp độ nghiên cứu của tôi, động lực chính của họ [chính quyền Trung Quốc] là tiền.”

“Đã có các thay đổi trong việc cung cấp quỹ cho các bệnh viện ở Trung Quốc khoảng 10 năm trước, vào khoảng thời gian mà có một sự gia tăng đột biến các ca ghép tạng ở Trung Quốc.  Ghép tạng thật là béo bở.”

Pháp Luân Công trở thành mục tiêu

Ông nói rằng sau khi đọc tất cả các tài liệu viết bởi hai ông David Matas và David Kilgour, ông xác định rằng các cáo buộc là đúng.  “Tại sao Pháp Luân Công lại trở thành mục tiêu?  Theo hai ông Matas và Kilgour, họ đã bị tuyên bố là ‘kẻ thù của nhà nước’ và những người không phải là công dân không có quyền gì cả, vì vậy họ có thể được dùng cho bất cứ mục đích nào mà nhà nước coi là phù hợp về mặt kinh tế.  Có khoảng 70 đến 100 triệu học viên Pháp Luân Công và hàng chục ngàn người bị giam giữ ở khắp Trung Quốc trong các trại lao động và nhà tù.  Họ không được xét xử một cách hợp pháp và không có đại diện pháp luật.  Họ là nhóm người duy nhất bị khám sức khỏe thường xuyên và bị phân loại mô tế bào trong khi bị giam.”

Nói về những gì xảy ra sau khi thủ tục thu hoạch tạng được hoàn thành, ông nói, “Nghe thật kinh khủng, kỹ thuật viên gây mê tắt máy thở và nạn nhân chết.  Thi thể sau đó bị đưa đến lò thiêu xác, theo các cuộc phỏng vấn mà hai ông Kilgour và Matas đã ghi chép lại.”

BS Goldberg nói, “Vấn đề mà tôi có là nếu quả thực điều này không tiếp diễn, chính quyền Trung Quốc phải có phận sự giải thích với thế giới là làm thế nào mà họ có thể có đủ người để cung cấp cho việc cấy ghép trong 1 tuần hay 1 tháng.”

Ông nhắc đến rằng một sự hội tụ có vẻ như éo le đang diễn ra “giữa khoa học, luật pháp, và chính trị ở Trung Quốc.  Đó là Miền Tây Hoang dã ở Trung Quốc.  Đó là biên giới.  Tôi nghĩ rằng việc đi đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [để nghiên cứu liên quan đến ghép tạng] là một ý tưởng tồi hiện nay.”

Vì các khía cạnh khoa học là đáng nghi, và nguồn tạng là đáng nghi, công ty đã nhất trí với đánh giá của ông về tình hình này và đồng ý không thử nghiệm ở Trung Quốc.

BS Goldberg nói rằng ông nói với tất cả các công ty mà ông làm việc với rằng họ không nên làm việc với Trung Quốc, và cho đến nay ông đã thành công trong việc thuyết phục nhiều công ty. Ông nói thêm rằng, “Việc giết người để lấy nội tạng rõ ràng là có cùng một quy mô như việc thảm sát người Do Thái trong Thế chiến II và nhiều cuộc diệt chủng khác.”

Robin Kemker
(Theo The Epoch Times)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc