Home » Sức khỏe » Nghệ thuật trị bệnh hàng ngàn năm tuổi

Phỏng vấn Bác sĩ Hồ Nãi Văn

Bản thảo sớm nhất về y học Trung Quốc truyền thống (Trung Y) có thể tìm thấy trong cuốn sách y học kinh điển “Thần Nông Bản Thảo Kinh”. “Hoàng Đế Nội Kinh” cũng miêu tả rất toàn diện về các phương pháp chẩn đoán và trị bệnh, bao gồm cả thuật châm cứu.

Đắp thảo dược Trung Quốc lên các huyệt châm cứu. (China Photos/Getty Images)

Trung Y rất khác so với phương pháp y học đối chứng dựa trên khoa học ở phương Tây. Bác sĩ nổi tiếng người Đài Loan, ông Hồ Nãi Văn đã giải thích về những triết lý cơ bản của Trung Y trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Đại Kỷ Nguyên.

Hồ Nãi Văn bắt đầu công việc nghiên cứu của mình với y học đối chứng phương Tây và đã hoàn thành hơn 10 năm nghiên cứu trong ngành này. Hai mươi năm trước, ông đã quyết định dành hết sự nghiệp của mình cho Trung Y. Ông là một trong số ít các bác sĩ trên thế giới thành công trong việc điều trị u ác tính bằng Trung Y. Thông qua nghiên cứu “Hoàng Đế Nội Kinh”, ông đã phát hiện ra các phương pháp từng được sử dụng để điều trị bệnh SARS. Ông có được sự thành công trong điều trị y khoa nhờ kiến thức sâu sắc về Trung Y.

Đại Kỷ Nguyên: Điều gì khiến ông chuyển sang Trung Y?

Hồ Nãi Văn: Trong khi nghiên cứu, tôi đã đọc về mối liên hệ giữa thần kinh học và thuật châm cứu. Tôi muốn làm sâu thêm hiểu biết về châm cứu, và [trong khi nghiên cứu] cuối cùng tôi đã tình cờ đọc được các tài liệu về chữa trị nhiều căn bệnh bằng châm cứu. Niềm khát khao khoa học đã ngốn hết thời gian của tôi. Tôi cần học thêm về châm cứu và đã quyết định nghiên cứu nó sâu hơn. Qua những nghiên cứu này, tôi trở nên quen thuộc với những điều cơ bản của Trung Y, và tôi đã vô cùng say mê nó kể từ đó.

Đại Kỷ Nguyên: Tạo sao người ta thường bị cảm lạnh khi chuyển mùa?

Hồ Nãi Văn: Đúng vậy. Nhiều người bị cảm lạnh trong những thời gian này. Một người có thể sống sót qua một mùa đông lạnh giá mà không bị cảm lạnh, nhưng khi mùa xuân tới, anh ta đột nhiên bị ốm. Theo Trung Y, đây là do chưa thích nghi được với mùa mới. Mùa xuân là thời gian khi mọi thứ bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Mùa hè là thời gian chúng sinh sôi. Mùa thu là thời điểm thu hoạch, và mùa đông là thời gian nghỉ ngơi.

Mùa đông là thời gian trong năm cần tránh làm việc nặng nhọc và căng thẳng ở mức tối đa, bảo vệ bản thân mình khỏi bị lạnh, và ngủ nhiều nhất có thể. Bằng cách điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày theo mùa, người ta có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch, và có thể hướng về phía trước để tận hưởng sự chuyển mùa một cách khỏe mạnh.

Đại Kỷ Nguyên: Trung Y có lời khuyên gì… về điều trị rát da và dị ứng?

Hồ Nãi Văn: Ngày nay, ngày càng nhiều người phàn nàn về rát da và dị ứng. Một nguyên nhân có thể quy cho thức ăn, những thứ mà cơ thể không chịu được. Những thực phẩm như vậy gây ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô rát, hoặc tróc vảy. Ngay cả với những người bình thường vẫn miễn nhiễm với dị ứng cũng phàn nàn về sự gia tăng ngứa ngáy ở nhiều vùng khác nhau, và khi gãi, những chỗ này trở nên đỏ và sưng tấy.

Trung Y cũng coi những những triệu chứng này là do không thể thích ứng với các mùa. Sự thiếu khả năng điều chỉnh theo mùa như vậy đang tăng lên vì người ta ngày càng nghĩ ra nhiều cách nhân tạo để thay đổi môi trường.

Ngoài ra: Nó xuất hiện do chuyển từ chỗ ở quá nóng sang phòng điều hòa. Cơ thể người không thể thích ứng với những thay đổi đột ngột như vậy. Lò sưởi và điều hòa mang lại sự thoải mái nhất định. Nhưng lạm dụng quá mức hay sử dụng sai những công nghệ này có thể khiến cơ thể mệt mỏi, và gây rát da.

Đại Kỷ Nguyên: Cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn.

Hồ Nãi Văn: Không có gì. Tôi rất vui vì được phỏng vấn.

Bác sĩ Benjamin Kong từ Thụy Điển và Bác sĩ Xiu Zhou từ Đức là những biên tập viên chính cho Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc.

Chú thích của Người biên tập: Y học đối chứng hiện là hình thức Tây Y phổ biến nhất, là phương pháp trị bệnh căn bản dựa trên dược phẩm.

China Research Group

(Theo The Epoch Times)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc