Home » Thế giới » Hồng Kông: Nghèo khổ gia tăng sau 13 năm trở về với Trung Quốc

Người nghèo sống trong 'nhà lồng' tại Hồng Kông (Ảnh: Secret China)

Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Kể từ đó, mức sống của người dân đã giảm xuống. Khoảng cách giàu nghèo đã trở nên lớn hơn. Số người sống trong nghèo khổ không ngừng tăng lên.

Theo cuộc khảo sát mới nhất của tổ chức Phúc lợi Xã hội tại Hồng Kông, trong năm 2009, có khoảng 1,196 triệu người sống trong nghèo khổ. Con số này trong năm 2010 đã tăng lên đến 1,26 triệu người, tương đương với 18% dân số, cao nhất trong lịch sử của Hồng Kông.

Mức nghèo khổ ở đây được định nghĩa là có thu nhập thấp hơn 50% so với mức thu nhập bình quân của thành phố. So với con số năm 2009, có thêm trên 64 ngàn người được xếp vào danh sách nghèo khổ trong năm 2010. Con số những người nghèo khổ đã tăng từ 420.000 năm 2001 lên đến 470.000 trong năm nay, tăng 11,9%.

Những người nhiều tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tỷ lệ nghèo khổ trong số những người nhiều tuổi ở mức báo động là 33,9%. Cứ ba người nhiều tuổi thì có một người có khó khăn để trở nên độc lập về tài chính. Tỷ lệ nghèo khổ ở độ tuổi từ 15-24 tuổi cũng đang tăng lên. Tỷ lệ đó là 15,9% trong năm 2001. Con số này đã leo lên đến 20,1% trong năm 2010. Những người ở độ tuổi 45-60 là thành phần lớn nhất trong số những người nghèo khổ. Con số năm 2001 là 227 ngàn người ở độ tuổi trung niên sống trong nghèo khổ, con số năm 2010 cho thấy một sự nhảy vọt 51%, lên đến 341 ngàn người.

Một vấn đề song song đang trở nên nghiêm trọng hơn là khoảng cách giàu nghèo. Thu nhập bình quân của những người giàu đã tăng từ 32.000 đô-la Hồng Kông năm 2001 lên đến 32.950 năm nay. Cùng lúc ấy thu nhập bình quân của người nghèo thì giảm từ 10.000 trong năm 2001 xuống còn 9.000 đô-la Hồng Kông trong năm nay. Người giàu có thu nhập cao gấp 3,7 lần so với thu nhập của người nghèo.

Fang Minsheng, giám đốc hành chính của tổ chức Phúc lợi Xã hội ở Hồng Kông, đã chỉ trích chính quyền trung ương về việc thiếu các chính sách chống nghèo khổ dài hạn. Chính quyền chỉ thực hiện những dự án lấy lòng tức thời ngắn hạn để cố gắng xoa dịu nhân dân và cố nâng cao mức sống. Những dự án như vậy thường có ít hoặc không có hiệu quả đối với những thường dân đang vật lộn để sinh tồn.

Ông Cai Haiwei, một viên chức khác của tổ chức Phúc lợi Xã hội, đã chỉ ra rằng trừ khi chính phủ chú ý tới cuộc khủng hoảng nghèo khổ đang tăng lên, số người dân Hồng Kông sống trong nghèo khổ sẽ tăng một cách chóng mặt lên đến 1,66 triệu người trong vòng 20 năm nữa.

Theo Secret China

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc