Home » Sức khỏe, Tiêu Điểm » Người Trung Quốc tiêu dùng 3 triệu tấn dầu thải tái chế độc hại mỗi năm

Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng một trong 10 bữa ăn của người dân Trung Quốc trong các nhà hàng được nấu bằng dầu thải tái chế – là dầu đã được đổ xuống cống, múc ra, xử lý, và bán lại với giá thấp. Dầu thải tái chế có chứa hóa chất độc hại có thể gây ra các phản ứng có hại hoặc thậm chí là [gây] ung thư.

Thị trường dầu thải tái chế độc hại đạt 1,5 – 2 tỉ nhân dân tệ (220 tới 250 triệu đô-la Mỹ) mỗi năm ở Trung Quốc.

Ông Đông Bình , một giáo sư tại Đại học Bách khoa Vũ Hán, đã nghiên cứu vấn đề này trong 7 năm. Theo Nhật báo Thanh niên Trung Quốc, ông thấy rằng Trung Quốc đang tái chế ước tính 2 tới 3 triệu tấn dầu thải mỗi năm. Kết hợp các con số đó với ước tính 22,5 triệu tấn tổng số dầu thực vật và mỡ động vật tiêu thụ bởi người dân Trung Quốc mỗi năm, ước tính rằng 10% [trong số đó] là quay lại bàn ăn của người dân.

Nghiên cứu y học cho thấy một chế độ ăn uống thường xuyên có dầu tái chế có thể làm chậm phát triển, viêm ruột, sưng gan, tim, và thận. Một trong những chất hóa học chính trong dầu là aflatoxin, một chất gây ung thư mạnh độc gấp 100 lần so với asen.

Một ngành kinh doanh béo bở

Chín cựu sinh viên từ trường Cao đẳng Kỹ thuật và Khoa học Thực phẩm của Đại học Bách khoa Vũ Hán đã tiến hành một nghiên cứu về các hoạt động dầu thải tại Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc, và thấy rằng việc tái chế đã trở thành một ngành kinh doanh béo bở.

Nhà hàng loại bỏ dầu thải của họ, và bất cứ ai có thể lấy một xô đục, màu đỏ nhớt từ cống. Qua các quá trình đơn giản là lọc, đun nóng, lắng, và tách, các chất thải đục hôi thối [sẽ] trở thành dầu ăn trong. Một người có thể kiếm được 11 đô-la Mỹ mỗi xô và có thể làm được trung bình 4 xô mỗi ngày.

Lọc một tấn [dầu] chi phí hết 300 nhân dân tệ (43 đô-la Mỹ). Khi dầu thải tái chế bán tại thị trường trong nước, giá bán chỉ bằng khoảng một nửa dầu ăn bình thường. Như vậy, người tài chế có thể kiếm khoảng 10.000 nhân dân tệ (1.420 đô-la Mỹ) một tháng, bằng mức lương hậu hĩnh của một nhân viên văn phòng.

Văn hóa ẩm thực xào tạo ra rất nhiều dầu thải trong nhà hàng Trung Quốc. Các sinh viên ước tính rằng có hơn 60.000 nhà hàng và nhà cung cấp thực phẩm trong vùng Vũ Hán. Cùng với nhau, họ tạo ra khoảng 126.000 tấn dầu thải.

Các sinh viên cũng đã khảo sát các nhà hàng ở Vũ Hán. Họ thấy rằng một số cửa hàng ăn sáng có hai chậu dầu riêng biệt. Một chậu với nhãn là “dầu tốt” và chậu khác, mà không có nhãn, là “dầu vẩn đục”. Một bữa tiệc nướng đứng bên ngoài trường Đại học đặt dầu tái chế trong một chai nhựa. Nó trông quá vàng và có rất nhiều chất lắng.

Dầu tái chế đã tồn tại trong một thời gian dài tại Trung Quốc, nhưng trong quá khứ, nó chỉ được dùng để nuôi lợn. Trong 20 năm qua, nó đã bắt đầu xuất hiện trên bàn ăn của người dân.

Không có quy định hiện hành

Sau một số quy trình lọc nhất định như chưng cất , làm màu và loại bỏ mùi diễn ra, rất khó có thể nói dầu thải tái chế từ “dầu tốt” bởi bề ngoài của nó hay vị của nó. Những người kinh doanh thường xuyên trộn dầu tái chế với dầu tốt để làm cho nó thậm chí khó phân biệt hơn.

Giáo sư Hà nói rằng không có phương pháp duy nhất [nào] có thể có thẩm tra dầu thải từ các nguồn khác nhau. Khi một lượng nhỏ dầu thải được trộn lẫn với dầu tốt, các phương pháp truyền thống thường là không chính xác.

Ông tin rằng chìa khóa để dừng tái chế dầu thải nằm trong tay chính phủ và không phải là các phương pháp kiểm tra. Hiện nay, chưa có quy định về việc làm thế nào để xử lý và sử dụng chất thải nhà hàng mà đang tạo cơ hội cho sự nổi lên của một ngành công nghiệp đen khổng lồ.

Do đó theo ông Hà, có một thị trường dầu thải 1,5 – 2 tỉ nhân dân tệ (220 -250 triệu đô-la Mỹ) mỗi năm ở Trung Quốc.

“Chính phủ phải tập trung mua dầu thải của các nhà hàng và quan tâm đến nó để ngừng việc kinh doanh có hại này,” ông nói.

(Theo The Epoch Times)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc