Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Hà Đồ Lạc Thư ẩn tàng bí mật tối cao của Đạo gia

Hà Đồ, Lạc Thư là những thượng cổ kỳ thư của Trung Quốc. Chu Dịch, Bát Quái đều được diễn hoá ra từ hai đồ hoạ trên. Cuối thế kỷ 20, có học giả đã phát hiện ra rằng trong hai đồ hoạ đó ẩn tàng mật mã của sinh mệnh.

Hà Đồ Lạc Thư bí ẩn

Tại phía đông của hồ Zurich ở Thụy Sĩ, có một tòa nhà nhỏ màu trắng. Đây là một tòa nhà hai tầng. Nó trông khá kín đáo, không có gì khác với các tòa nhà ven hồ, nhưng nó rất có lai lịch. Nó là Viện Jung do chính nhà tâm lý học Carl Jung thành lập. Năm 1985, một người phụ nữ Mỹ tên là Katya Walter đã tìm tới đây để học tập. Dù cô Katya tuổi còn trẻ nhưng đã có học vị tiến sỹ. Lĩnh vực nghiên cứu chính của cô là tâm lý học và vật lý lượng tử. Cô tới Viện Jung để làm tiếp bằng sau tiến sỹ, háo hức học tập những tinh hoa của bậc thầy về ngành tâm lý học tại đây, đồng thời nghiên cứu vật lý lượng tử có liên quan như thế nào với tâm lý học. Hai lĩnh vực này nghe tưởng chừng không có liên quan tới nhau.

Cô Katya đã nghiên cứu 5 năm nhưng vẫn không có tiến triển gì. Một hôm, cô buồn bã tới thư viện của trường để giết thời gian, bởi vì cô đang cân nhắc có nên đổi sang trường khác để làm nghiên cứu hay không. Cô tiện tay cầm lấy một cuốn sách rất mỏng ở trên giá. Trong sách có hai bức hình lập tức thu hút cô mạnh mẽ. Cô càng xem cuốn sách đó lại càng thấy say mê. Cô cảm thấy những chấm nhỏ trong bức hình này chứa nhiều bí ẩn. Vậy là cô tìm tới thầy hướng dẫn của mình để hỏi. Thấy giáo nói với cô rằng hai đồ họa đó có nguồn gốc từ phương Đông xa xưa, có quan hệ với Chu Dịch, Bát Quái. Hai đồ họa đó là Hà Đồ và Lạc Thư.

Khi nghe tới hai cái tên đó, cô Katya cảm thấy như có luồng điện chạy qua người, bằng trực giác cô cảm nhận rằng, chủ đề nghiên cứu của mình có thể đạt được bước đột phá từ những chấm nhỏ bí ẩn này. Rồi cô lặng lẽ thu xếp hành lý, tới giảng dạy tại đại học Tế Nam, Trung Quốc, để thuận tiện cho việc học và nghiên cứu về hai đồ hình phương Đông cổ xưa bí ẩn này.

Đề cập tới nguồn gốc của Hà Đồ, Lạc Thư, có khá nhiều phiên bản, trong bài viết này sẽ giới thiệu tới độc giả phiên bản phổ biến nhất.

Nguồn gốc của Hà Đồ, Lạc Thư

Tương truyền, vào thời đại Tam Hoàng, tức là thời đại của Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông, khi đó vẫn còn chưa có văn tự. Phục Hy ngước nhìn bầu trời, quan sát mặt đất, nhưng ông vẫn cảm thấy bản thân chưa hiểu được chìa khóa của những bí ẩn vũ trụ. Vì vậy, một hôm ông tới bên bờ sông Hoàng Hà gần huyện Mạnh Tân, tỉnh Hà Nam ngày nay để thư giãn, xung quanh cỏ xanh tươi tốt, chim hót líu lo. Đúng lúc tâm trí Phục Hy đang rất thảnh thơi, bất chợt một con long mã phi lên khỏi mặt nước sông Hoàng Hà. Long mã là một sinh vật hình rồng, có ngoại hình hơi giống ngựa một chút. Trong truyền thuyết, long mã là Thần thú mang điềm lành, chỉ người có đức hạnh mới có thể nhìn thấy long mã.

Khi nhìn thấy long mã, Phục Hy rất vui mừng, nhưng quan sát kỹ, ông thấy trên thân con long mã có hình vẽ gì đó rất kỳ diệu. Ông nhìn kỹ hơn, đầu não ông giống như bị một cú sốc điện cao thế 10.000 vôn, đột nhiên nhìn thấy mọi thứ rõ ràng, lập tức những ẩn đố trong tâm ông đều được giải khai. Phục Hy mau chóng chạy về nhà, vẽ lại hình vẽ vừa nhìn thấy trên thân long mã. Đây chính là Hà Đồ.

Hà đồ

Phục Hy mau chóng chạy về nhà, vẽ lại hình vẽ vừa nhìn thấy trên thân long mã. Đây chính là Hà Đồ (Ảnh chụp màn hình)

Đây là câu chuyện ‘long mã cõng họa đồ’. Chuyện kể rằng, từ họa đồ này, Phục Hy đã tham ngộ ra đạo lý âm dương của vũ trụ, và đã mở rộng ra Bát Quái. Tám quẻ ban đầu nhất lần lượt đối ứng là Càn – Thiên; Khôn – Địa; Chấn – Lôi; Tốn – Phong; Khảm – Thuỷ; Ly – Hoả; Cấn – Sơn; Đoài – Trạch. Vì vậy chúng được gọi là Phục Hy tiên thiên Bát quái.

Còn Lạc Thư xuất hiện vào thời đại muộn hơn nhiều. Đó là vào thời của Đại Vũ, khoảng từ 4.000 – 5000 năm trước. Nguồn gốc của câu chuyện là: một hôm Đại Vũ đang đo đất ở huyện Lạc Ninh, tỉnh Hà Nam ngày nay, bỗng xuất hiện một con rùa đen khổng lồ. Nó từ sông Lạc Thuỷ bò lên bờ, rồi từ từ bò đến bên chân Đại Vũ và dừng lại. Đại Vũ chăm chú nhìn, ông thấy trên mai con rùa đen có mờ mờ hiện lên đồ họa bí ẩn, rồi đồ họa ngày càng sáng lên và rõ nét hơn, trông giống như những ngôi sao trên bầu trời.

Đại Vũ trầm ngâm chăm chú nhìn đồ họa trên mai con rùa đen, ánh sáng đột ngột bừng lên, ông như tỉnh mộng, nhanh chóng đi về nơi ở, viết nhanh ra 9 yếu lĩnh lớn về an bang trị quốc, hay còn gọi là “Hồng Phạm Cửu Trù”. Bài viết này sau được đưa vào “Thượng thư” đời nhà Chu, ý nghĩa là văn thư được lưu truyền từ cổ xưa. Đồ họa hình chòm sao trên mai con rùa đen chính là Lạc Thư nổi tiếng.

Tuy nhiên, những câu chuyện trên đều là truyền thuyết để lại. Thực ra không ai biết được nguyên bản của Hà Đồ, Lạc Thư mà Phục Hy và Đại Vũ nhìn thấy như thế nào. Đồ họa mà ngày nay chúng ta thấy đều do Đạo nhân Trần Đoàn từ thời Ngũ Đại để lại. Thái cực đồ mà mọi người biết tới cũng là do ông truyền lại. Mọi người hợp hai đồ họa Hà Đồ, Lạc Thư lại cùng với nhau bởi vì trong “Chu dịch – Hệ từ truyện” có một đoạn gọi là “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, Thánh nhân tắc chi”. Câu này ý nghĩa là từ trong Hà Đồ Lạc Thư, Thánh nhân lĩnh ngộ ra được đạo lý cao thâm, từ đó mà tuân theo chúng.

Khi tới Trung Quốc, đầu tiên Katya học cách người Trung Quốc cổ xưa giải thích về Hà Đồ, Lạc Thư. Con người ngày nay cho rằng Hà Đồ và Lạc Thư là “hình vuông thần bí của vũ trụ”, là một nhánh của toán học. Còn cổ nhân Trung Quốc kết hợp chúng cùng với các yếu tố âm hương, ngũ hành, phương vị.

Hà đồ lạc thư

Con người ngày nay cho rằng Hà Đồ và Lạc Thư là “hình vuông thần bí của vũ trụ”, là một nhánh của toán học (Ảnh chụp màn hình)

Ví dụ như phương vị của hình trên là Nam trên Bắc dưới, Đông trái Tây phải, ngược với ngày nay. Đó là bởi vì thói quen ở Trung Quốc cổ đại là quay lưng về phía bắc và quay mặt về phía nam, đầu tiên phía nam sau đó phía bắc. Do đó Hà Đồ cũng theo hướng như thế. Bốn hình ảnh tương ứng với nó là hướng của bốn Thần thú: trước chim hồng tước (Chu tước), sau rùa đen (Huyền vũ), trái rồng xanh (Thanh long), phải hổ trắng (Bạch hổ). Còn đối ứng với ngũ hành là trước là Hoả, sau là Thuỷ, trái là Mộc, phải là Kim, trung tâm là yếu tố thứ 5 của ngũ hành – Thổ. Về hai chấm có màu sắc đen trắng, chấm trắng là Dương, đại biểu cho Trời; chấm đen là Âm, đại biểu cho Đất. Bằng cách đơn giản hóa này âm dương, ngũ hành, tứ phương, tứ tượng đều được thể hiện trên Hà Đồ. Katya thầm nghĩ những điều này nghe khá dễ hiểu, cô mong muốn nhanh chóng tìm hiểu thêm, nên sau buổi học cô lại tự tìm tòi. Cô bỗng phát hiện ra những chấm đen trắng trên đồ hoạ chia thành hai lớp trong và ngoài.

Khu vực ở giữa dường như cũng có hai lớp trong ngoài. Điều này có ý nghĩa gì? Katya băn khoăn tự hỏi tới mức đau đầu. Cô quay trở về căn hộ và nằm nghỉ trên ghế sofa rồi ngủ thiếp đi. Trong mơ cô nhìn thấy một cảnh tượng kỳ lạ.

Giấc mơ của Katya

Hà Đồ quay thuận chiều kim đồng hồ rồi đột nhiên dừng lại, lúc này, một chấm trắng ở phía dưới tầng bên trong đột nhiên biến thành một cốc nước, hai chấm đen ở phía trên tầng bên trong biến thành đốm lửa; ba chấm trắng ở vòng tròn bên trong bên trái biến thành một cái cây, bốn chấm đen ở vòng tròn bên trong bên phải biến thành những nén vàng; còn 5 điểm ở trung tâm biến thành trái đất. Lúc này, các dấu chấm bên ngoài mỗi vị trí đã trở thành một hình tròn, bao trọn lại tất cả những nước, cây, lửa, trái đất, vàng. Tới đây thì Katya chợt tỉnh khỏi giấc mơ. Cô nhận ra rằng các điểm ở lớp bên trong có thể sinh ra 5 nguyên tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ; còn các chấm ở lớp bên ngoài giúp ổn định những nguyên tố đó.

Hà đồ lạc thư

Cô nhận ra rằng các điểm ở lớp bên trong có thể sinh ra 5 nguyên tố kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ; còn các chấm ở lớp bên ngoài giúp ổn định những nguyên tố đó (Ảnh chụp màn hình)

Ngày hôm sau lên lớp học, thầy giáo giảng rằng các số ở lớp bên trong được gọi là “sinh số”, chính là chữ số sinh thành. Các số ở lớp bên ngoài là “thành số”, chính là có ý nghĩa thành tựu. Chúng trùng hợp với giấc mơ của Katya.

Giáo viên còn nhấn mạnh hai vấn đề khác. Thứ nhất, tổng số tất cả các chấm trắng đen là 55, hay còn gọi là số thiên địa. Thứ hai, tổng số các chấm trắng ở lớp trong là 1+3+ 5=9. Đây là số cực dương, là số dương lớn nhất. Tổng số các chấm đen ở lớp bên trong là 2+4=6. Đây là số cực âm, là số cực âm lớn nhất. Tổng của hai cực âm dương là 9+6=15. Con số 15 này lại trùng hợp với Lạc Thư. Bởi vì Lạc Thự còn có tên gọi là Cửu Cung Đồ. Tổng tất cả các điểm ở hàng ngang, hàng dọc và hàng chéo trên đồ hình này đều là 15.

Kinh dịch

Tổng tất cả các điểm ở hàng ngang, hàng dọc và hàng chéo trên đồ hình này đều là 15 (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi ở Trung Quốc một năm và nắm vững được các kiến thức cơ bản về “Chu Dịch”, “Hà Đồ”, “Lạc Thư”, Katya mau chóng quay trở lại học viện Jung để hoàn thành công việc sau tiến sỹ. Trở về Thụy Sỹ, tư duy của cô đã mở rộng rất nhiều. Mối quan hệ giữa tâm lý học và cơ học lượng tử lúc này đối với cô chỉ là trò trẻ con. Mối liên hệ giữa Đạo, sự sinh thành của vũ trụ và sinh mệnh trở thành chủ đề mới của Katya.

Phát hiện mới của Katya

Katya cho rằng Hà Đồ Lạc Thư là nguồn gốc của quẻ tượng. Quẻ tượng là sự mô phỏng toàn bộ quá trình của sinh mệnh từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, và DNA cũng tiết lộ mã hóa của quá trình sinh mệnh. Quẻ tượng và DNA là sự thể hiện bằng ngôn ngữ khác về cùng một sự việc. Phân tử DNA là do nguyên tử tạo thành. Các nguyên tử được vẽ dưới dạng các chấm và thành phần của Hà Đồ khá giống nhau. Vậy liệu phương thức tổ hợp của những nguyên tử này có mối quan hệ tương ứng nào đó với mô hình của những chấm đó trong Hà Đồ không? Katya chợt loé lên một ý tưởng. Cô nhớ lại những con số mà giáo viên Trung Quốc liên tục nhắc lại: 55, 9, 6, 15. Đầu tiên, cô đặt đồ hoạ ghép đôi ba-zơ của DNA và Hà Đồ cạnh nhau.

Đồ hoạ ghép đôi ba-zơ DNA (bên trái) và Hà Đồ (bên phải) (Ảnh chụp màn hình)

Đồ hoạ ghép đôi ba-zơ DNA (bên trái) và Hà Đồ (bên phải) (Ảnh chụp màn hình)

Sau đó cô bắt đầu đếm tổng số nguyên tử của các đơn vị DNA này, và chúng đúng là 55, hoàn toàn trùng với số thiên địa 55 của Hà Đồ. Phát hiện này như một cú hích lớn giúp cô thêm tự tin vào suy luận của mình. Nhưng công việc tiếp theo không hề dễ dàng. Cô đặt 4 đồ hoạ ghép DNA lần lượt vào trong 4 khu vực tương ứng với 4 hướng của Hà Đồ.

4 đồ hoạ ghép DNA lần lượt được đặt vào trong 4 khu vực tương ứng với 4 hướng của Hà Đồ (Ảnh chụp màn hình)

4 đồ hoạ ghép DNA lần lượt được đặt vào trong 4 khu vực tương ứng với 4 hướng của Hà Đồ (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng trung tâm Hà Đồ vẫn còn một khu vực, 4 phân tử làm sao có thể lấp đầy 5 chỗ? Đến đây Katya rất bối rối, suốt tuần lúc nào trong đầu cô cũng nghĩ về vấn đề này nhưng vẫn không có tiến triển. Một hôm trong lúc chán nản, Katya nằm trên giường, mệt mỏi nhìn thẳng vào hai đồ hoạ Hà Đồ và Lạc Thư đính trên tường trước mặt. Nhưng, lúc này một kỳ tích bất ngờ xảy ra. Cô chợt cảm thấy trước mắt xuất hiện hai cặp ba-zơ DNA, cô đếm có tổng cộng 5 nguyên tử hydro chịu trách nhiệm liên kết giữa A-T và G-C.

Năm nguyên tử hydro này được liên kết với 10 nguyên tử, và các bazơ liên kết chặt chẽ với nhau, đột nhiên các bazơ đập vào cô. Cô giật mình và bừng tỉnh dậy. Lúc này cô mới nhận ra đó là giấc mơ, cô choàng dậy và nhìn vào đồ hoạ Hà Đồ trên tường, chợt lĩnh ngộ ra rằng 5 nguyên tử hydro chẳng phải ứng với 5 chấm trắng ở trung tâm trong Hà Đồ sao. Mà 10 nguyên tử được 5 nguyên tử hydro liên kết, chẳng phải đối ứng với 10 chấm đen ở trung tâm của Hà Đồ sao. Tới lúc này, có một vấn đề khác xuất hiện trong tâm trí Katya. Số cực âm 9 và số cực âm 6 có xuất hiện trong bazơ của DNA không?

Trong sinh vật học, bazơ phân thành hai loại. Một loại gọi là A – purin; một loại gọi là B – pyrimidine. Cấu tạo vòng ở tâm A đúng 9 nguyên tử, và cấu tạo vòng ở tâm B đúng 6 nguyên tử, chúng đối ứng đúng với các số lớn nhất cực dương và lớn nhất cực âm 9 và 6. A và B tạo thành một cặp, cũng phù hợp đúng với đạo lý âm dương tương hợp.

Hơn nữa, khi Katya nhìn kỹ vào đồ hoạ Lạc Thư, bất chợt phát hiện trong đó ẩn chứa một chuỗi xoắn kép DNA quá rõ ràng.

Phương pháp là khi tuân theo thứ tự 1-3-5-7-9, dùng gạch đỏ kết nối tất cả các chỗ có chấm trắng lại với nhau:

Phương pháp là khi tuân theo thứ tự 1-3-5-7-9, dùng gạch đỏ kết nối tất cả các chỗ có chấm trắng lại với nhau (Ảnh chụp màn hình)

Phương pháp là khi tuân theo thứ tự 1-3-5-7-9, dùng gạch đỏ kết nối tất cả các chỗ có chấm trắng lại với nhau (Ảnh chụp màn hình)

Sau đó lại theo thứ tự 2-4-6-8 và dùng gạch xanh nối tát cả các chỗ có chấm đen lại với nhau:

Rồi cho Lạc Thư quay ngược chiều kim đồng hồ 45 độ, chúng ta sẽ thấy gạch xanh và đỏ cùng tạo nên một cấu trúc xoắn kép. Đây thực sự là một phát hiện thú vị.

Rồi cho Lạc Thư quay ngược chiều kim đồng hồ 45 độ, chúng ta sẽ thấy gạch xanh và đỏ cùng tạo nên một cấu trúc xoắn kép. Đây thực sự là một phát hiện thú vị.

Rồi cho Lạc Thư quay ngược chiều kim đồng hồ 45 độ, chúng ta sẽ thấy gạch xanh và đỏ cùng tạo nên một cấu trúc xoắn kép. Đây thực sự là một phát hiện thú vị.

Khi quay Lạc Thư ngược chiều kim đồng hồ 45 độ, chúng ta sẽ thấy gạch xanh và đỏ cùng tạo nên một cấu trúc xoắn kép (Ảnh chụp màn hình)

Khi quay Lạc Thư ngược chiều kim đồng hồ 45 độ, chúng ta sẽ thấy gạch xanh và đỏ cùng tạo nên một cấu trúc xoắn kép (Ảnh chụp màn hình)

Trải qua hơn 6 năm nghiên cứu, Katya đưa ra một kết luận rằng mật mã của sinh mệnh (DNA) cùng với Hà Đồ Lạc Thư, và “Chu Dịch” về sau là hai biến thể phân hình của hệ thống mật mã cao thâm hơn.

Cô Katya Walter (Ảnh chụp màn hình)

Cô Katya Walter (Ảnh chụp màn hình)

Và mật mã cao thâm hơn này rất có thể chính là “Đạo” ở trong vũ trụ. Katya cũng đưa ra một câu hỏi rất sâu sắc: vào hơn 5.000 năm trước, người Trung Quốc thời đó có thể có được đồ hoạ vũ trụ cao thâm như thế từ đâu? Phải chăng họ được truyền thừa từ nền văn mình tiền sử từ trước hay được trí huệ nào đó bên ngoài trái đất ban cấp cho?

Minh Thanh biên dịch từ Wenzhao

Theo ntdvn.net

 

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc