Home » Kinh doanh » Con đường vươn đến thành công của lãnh tụ giới kinh doanh Nhật (Phần 4)

Khi Inamori Kazuo về già ông đã chọn con đường vào tĩnh lặng vào chùa nghiên cứu Phật Pháp. Lúc này c 2 công ty của ôn đều đã rất lớn mạnh và đều thành công ty đầu ngành của Nhật Bản.

Đ làm được điều này, ông vẫn hay chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Sống với chính mình, làm điều đúng đắn một cách đúng đắn theo đúng nghĩa con người”.

>> Con đường vươn đến thành công của lãnh tụ giới kinh doanh Nhật (Phần 1)

>> Con đường vươn đến thành công của lãnh tụ giới kinh doanh Nhật (Phần 2)

>> Con đường vươn đến thành công của lãnh tụ giới kinh doanh Nhật (Phần 3)

Kazuo

Inamori Kazuo phát biểu tại “giải tưởng Kyoto”. (Ảnh từ japantimes.co.jp)

Ông xây dựng công ty chính trực, không dối trá, lừa lọc. Ông yêu cầu lãnh đạo cũng như nhân viên công ty phải sống chân thành; khi gặp khó khăn thì tìm cách vượt qua chứ không chọn giải quyết bằng con đường xảo trá.

Ông đã được mời tham dự rất nhiều buổi hội thảo chỉa sẻ kinh nghiệm tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Thời gian đầu khi công ty Kyocera bắt đầu phát triển thì đương nhiên cũng cần tuyển nhiều người mi vào làm theo đà phát triển của công ty. Dù có nhiều người ứng tuyển nhưng những người giỏi thông minh nhanh nhẹn lại ít, những người giỏi này được Inamori Kazuo rất kỳ vọng và nghĩ rằng họ sẽ giúp được rất nhiều cho công ty.

Trong khi đó những nhân viên chậm chạp hơn và chẳng có gì thông minh cả lại phải học việc lâu hơn khiến Inamori Kazuo nghĩ những nhân viên đó khó mà được việc.

Thế nhưng những nhân viên được xem là giỏi giang thông minh ấy sau vài năm học hết được các việc từ công ty, được xem là lành nghề nhiều kinh nghiệm thì lại rời bỏ công ty đi mất.

Còn nhưng nhân viên bị coi là chậm chạp, không có nhạy bén thì chẳng một ai ri bỏ công ty cả, họ đều ở lại chăm chỉ làm việc, Inamori Kazuo nghĩ chắc những người này chẳng có ai muốn nhận nên mới ở lại công ty mà không ra đi.

Từ đó Inamori Kazuo suy nghĩ những người có tài đi hết, người chận chạp thì mới phải ở lại công ty, như vậy Kyocera làm sao thu hút người tài mới phát triển đây?

Kazuo

Inamori Kazuo phát biểu tại “giải tưởng Kyoto”. (Ảnh từ japantimes.co.jp)

Thế nhưng hơn 40 năm sau, những nân chiên chậm chạp chẳng có gì lanh lợi ấy lại trở thành những lãnh đạo chủ chốt tuyệt vời. Nhờ đức tính cần cù siêng năng chăm học hỏi họ trở thành những nhân viên tài giỏi và xuất sắc. Lúc này Inamori Kazuo cũng cảm thấy xấu hổ vì trước đây đã nghĩ sai về họ, là một người thẳng thắn và chân thành ông đã gặp họ và nhận sai lầm trước đây của mình.

Khi công ty Kyocera phát triển mạnh mẽ và thành công ty hàng đầu, những người giỏi cũng đến nhiều hơn. Tuy nhiên Inamori Kazuo thấy rằng những người ở tuyến đầu kéo công ty đi lên lại không nhất định là những người giỏi ấy, mà họ đều là những người cần cù chịu khó nhn nhịn trong công việc. Chính đức tính kiên trì đã biến họ từ con người bình thường trở thành phi thường.

Từ đó Inamori Kazuo đúc kết rằng: Trong kinh doanh cũng như trong công việc hành chính, tiêu chuẩn đánh giá số 1 không phải năng lực mà là nhân cách. Nói một cách đơn giản, nhân cách con người nằm ở chỗ người đó có trái tim nhân hậu, vì người khác hay không. Dù là lĩnh vực gì khi chọn lãnh đạo tôi nghĩ tiêu chuẩn về nhân cách quan trọng hơn năng lực”.

Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo. Ảnh từ japantimes.co.jp

Triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo. Ảnh từ japantimes.co.jp

Trong khi nhiều người xem việc cố gắng hoàn thiện chuyên môn là quan trọng nhất thì Inamori Kazuo lại cho rằng: “Không phải tôi muốn nói rằng các bạn hãy cố gắng đạt được sự hoàn thiện, tôi chỉ mong các bạn ít ra cũng suy nghĩ xem mình đang sống như thế nào, đang ý thức rằng đạo đức con người là điều quan trọng nhất và nỗ lực hàng ngày để thực hành đạo đức, hay đang sống cuộc đời bàng quan với đạo đức?

Không được học trường lớp nào về quản lý kinh doanh, Inamori Kazuo có những quan điểm cũng không tuân theo nguyên lý quản trị nào cả, triết lý của ông là Hãy làm cho nhân viên hạnh phúc”, ông nói: “Tập trung hết vào các cổ đông ư, quên điều nó đi, thay vào đó hãy dành thời gian để làm cho nhân viên của bạn được hạnh phúc”.

Có người cho rằng nếu để nhân việc được hạnh phúc thì họ sẽ “được đằng chân, lân đằng đầu”, tuy nhiên ông cho rằng nếu làm cho nhân viên được thật sự hạnh phúc khi làm việc trong công ty của mình thì họ sẽ chăm chỉ hơn bất cứ ai.

Sau một thời gian tĩnhm nghiên cứu Phật Pháp, một hôm thiền sư Nishikata đã nói với ông rằng: “Có lẽ quay về với xã hội, làm những việc có ích cho đời mới là con đường đắc đạo đối với anh”. Có lẽ vị thiền sư này đã nhìn thấy được Inamori Kazuo vẫn còn việc lớn phải làm nên khuyên bảo ông như vậy.

Kazuo

Các nhà khoa học được nhận giải thưởng Kyoto. (Ảnh từ Unternehmen-heute.de)

Rời khỏi chùa, lúc này tuổi đã cao ông không chọn theo đuổi việc kinh doanh nữa mà thành lập quỹ Inamori trao phần thưởng hàng năm cho những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc, mở trường quản trị tư thục Selwa với mục đích đón nhận và đào tạo các nhà kinh doanh trẻ tuổi, đồng thời xây dựng các trung tâm dành cho trẻ khuyết tật trên khắp Nhật Bản. Ông cũng thực hiện nhiều hạng mục khác nằm giúp ích cho xã hội

Đặc biệt Giải thưởng Kyoto của quỹ Inamori được đánh giá là một trong các giải thưởng quốc tế uy tín nhất và là “giải Nobel” cho những công trình trong các lĩnh vực không có trong hạng mục của giải thưởng Nobel.

Trần Hưng

Theo trithucvn.org

 

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc