Home » Cổ truyền, Văn hóa » Cuộc đấu kỳ lạ giữa cô gái trẻ và mãnh hổ ở chợ Bến Thành lên sách nước ngoài (phần 2)

Năm ông Hai Ất 40 tuổi thì sinh được cô con gái đặt tên là Võ Thị Vuông, và đem hết tài võ nghệ truyền lại cho con.

>> Cuộc đấu kỳ lạ giữa cô gái trẻ và mãnh hổ ở chợ Bến Thành lên sách nước ngoài (phần 1)

Lễ khai thị chợ Bến Thành

Năm 1912 Chợ Bến Thành được hãng thầu của Pháp tên là Brossard et Maupin xây dựng, đến tháng 3 năm 1914 thì xây xong và tổ chức lễ khánh thành.

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành lúc mới xây xong tháng 3/1914 chưa làm lễ khai thị. (Ảnh từ ilovesaigon.net)

Thời đấy lễ khánh thành chợ mới được gọi là lễ khai thị, lễ hội vui chơi diễn ra suốt 3 ngày là 28, 29 và 30/3/1914 thu hút hơn 100.000 người Sài Gòn và các tỉnh lân cận đổ về.

Lúc này người Pháp ở Sài Gòn đã nghe danh tiếng đánh cọp của anh em ông Ất và ông Giáp, nhưng cũng bán tín bán nghi, nhân dịp khai thị chợ Bến Thành họ mời cả hai ông lên Sài Gòn đấu với hổ. Con hổ này được bẫy khi lập khai hoang đồn điền cao su ở miệt rừng rậm phía bắc Thủ Dầu Một.

Một con cọp bị bắt. (Ảnh từ anhxua.com)

Một con cọp bị bắt. (Ảnh từ anhxua.com)

Ông Ất lúc này đã 60 tuổi nhưng còn tráng kiện, ông không muốn đi mà quyết định để con gái mình là Võ Thị Vuông (còn gọi là Năm Vuông) mới ngoài 20 tuổi đi thay. Trước sự lo lắng củ nhiều người, ông Ất chỉ cười và nói ông hiểu khả năng con gái mình, và nếu có gì bất trắc ông sẽ nhảy vào liền không để con mình bị hại.

Ngày khai thị, dân Sài Gòn và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Kỳ nô nức đến chợ Bến Thành với nhiều lễ hội như múa lân, thao diễn võ thuật, âm nhạc; cùng nhiều hàng hóa như tơ lụa, thực phẩm v.v…

Buổi tối lại có tổ chức xe hoa, bắn pháo hoa, cùng các loại đèn màu giăng khắp nơi, người dân tập trung đông vui hơn tết. Nhiều hoạt động vui chơi như hát bội đều không có thu tiền.

Chợ Bến Thành năm 1914 (Ảnh từ ilovesaigon.net)

Chợ Bến Thành năm 1914 (Ảnh từ ilovesaigon.net)

Hồi hộp cuộc đấu giữa cô gái trẻ và mãnh thú

Đến buổi xem màn đấu với hổ, ai cũng hồi hộp chờ đợi. Thế nhưng mọi người chuyển từ trạng thái hồi hộp sang ngạc nhiên lo lắng, bởi người đấu với hổ chỉ là cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi, còn người phương Tây thì tròn mắt ngạc nhiên không thể tin được.

Võ Thị Vuông trong bộ quần áo nai nịt gọn gàng, mang theo ngọn lao có đầu bịt sắt nhọn tiến vào khu vực đấu với hổ dữ.

Cọp trông thấy mồi thì gầm lên rồi nhảy vào vồ cô gái, rất nhanh cô gải nhảy sang một bên tránh được, cọp vồ hụt mồi thì gầm lên xoay mình rất nhanh, đập đuôi rồi tấn công liên tiếp bằng móng vuốt, tát.

Mãnh thú nhanh nhẹn nhưng thủ pháp cô gái còn nhanh hơn, nhảy qua, nhảy lại, lúc tiến lúc lùi, thủ pháp biến hóa khôn lường khác các đòn của mãnh thủ đều không trúng, mãnh thú gầm lên khiến người xem sợ hãi.

Biết sức mình không thể mạnh như cọp nên cô Năm Vuông dùng thủ ph1p nhanh nhẹn tránh đòn nhằm tiêu hao sức cọp, khi thọc ngược ngọn lao để tránh cọp phủ, xoay sở liên tục tránh đòn của cọp, đồng thời mỗi khi cọp vồ hụt thì dùng cây lao đâm vào khiến cọp chảy máu và dần xuống sức.

Qua mấy giờ giao đấu, người và hổ đều nhuộm đỏ máu, ở bên ngoài có người lo lắng hỏi ông Hai Ất con ông có sao không, nhưng ông chỉ mỉm cười.

Con cọp dần dần cũng kiệt sức, biểu hiện chậm chạp hơn trước, lúc này cô gái mới ra tay nhắm vào yết hầu con hổ mà ra đòn chính xác hạ được mãnh thú. Lúc đó cũng đã đến 12 giờ trưa.

Màn giao đấu này được xem là kinh điển trong cuộc đấu giữa người với hổ trong làng võ thuật, cuộc đấu giữa cô gái trẻ và mãnh thủ cũng được truyền đến phương Tây, cuốn sách “Những môn võ bí truyền trên thế giới” nguyên tác tiếng Anh của tác giả John F. Gilbey có mô tả cuộc đấu ngoạn mục này.

Trong cuốn “Những môn võ bí truyền trên thế giới” có ghi lại màn đánh cọp của Võ Thị Vuông.

Trong cuốn “Những môn võ bí truyền trên thế giới” có ghi lại màn đánh cọp của Võ Thị Vuông.

Đến thập niên 1970 những võ sinh môn Tân Khánh – Bà Trà từng thượng đài cấp quốc gia và đoạt huy chương. Năm 1970 Từ Thanh Nghĩa đoạt huy chương vàng, năm 1974 Hồ Ngọc Thọ đoạt huy chương vàng; cùng nhiều các huy chương khác.

Ngoài ra Từ Thanh Nghĩa, Từ Trung Tín và Từ Y Văn từng đại diện cho miền Nam đáu nhiều trận toàn thắng trước các nhà vô địch Thái Lan, Lào và Campuchia…

Ngày nay ở cạnh làng võ Tân Khánh – Bà Trà có địa danh “Truông Bà Năm Vuông” (trước đây rừng rậm được gọi là Truông), đây là nơi bà Năm Vuông từng đánh tan một toán cướp cạn bằng cây đòn gánh trên tay.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc