Home » Cổ truyền, Văn hóa » Công lý của Mục Kiền Liên
Theo Phật Giáo, thế giới và tất cả chúng sinh là có liên hệ với nhau và chịu sự ước chế của Pháp vũ trụ về nghiệp báo. Dù cho một cá nhân sống thế nào với cuộc sống của họ ở hiện tại, bất kỳ những việc bất hảo hoặc đức từ quá khứ của một người sẽ tới với họ ở hiện tại. Lịch sử đã lưu lại nhiều truyền thuyết như thế … đây là một trong số những câu chuyện …
Những giây phút cuối cùng trước khi Mục Kiền Kiên nhập Niết bàn (Ảnh của Đài phát thanh Hy vọng)

Những giây phút cuối cùng trước khi Mục Kiền Kiên nhập Niết bàn (Ảnh của Đài phát thanh Hy vọng)

Xưa kia ở vùng Ấn Độ cổ, có một chàng trai trẻ là con duy nhất trong một gia đình. Cậu là một người con hiếu thảo làm việc chăm chỉ và quan tâm tới mọi công việc trong gia đình. Do bố mẹ đã già, công việc của cậu ngày càng nặng. Gia đình cậu thúc giục cậu phải tìm một người vợ để giúp đỡ cậu trong công việc, nhưng cậu đã từ chối và kiên quyết làm việc một mình. Sau nhiều nỗ lực bền bỉ của bà mẹ, cậu cuối cùng đã lập gia đình.

Thoạt đầu người vợ giúp trông nom bố mẹ già, nhưng không lâu sau cô ngày càng trở nên hằn thù với họ. Cô than phiền với chồng, nhưng người chồng không để tâm tới chuyện này. Một ngày, khi người chồng ra khỏi nhà, cô vợ tung rác khắp nhà và đổ lỗi cho bố mẹ chồng, những người lúc đó đã mù loà. Sau những than phiền và áp lực dai dẳng, người chồng đã động lòng và đồng ý giải quyết với bố mẹ mình.

Anh bảo với bố mẹ rằng những người họ hàng của họ ở một vùng khác muốn họ tới thăm, rồi giúp họ lên một chiếc xe đẩy và bắt đầu đẩy thẳng vào trong rừng. Tại rừng sâu, anh thả bố mẹ xuống và bỏ đi khi nói với bố mẹ rằng anh đang trông chừng bọn cướp thường lai vãng ở khu vực đó. Chàng trai trẻ sau đó giả tiếng động và tiếng gào thét của bọn trộm cướp, làm như đang tấn công xe. Bố mẹ của anh, với tất cả tình yêu dành cho con trai mình, bảo với anh hãy tự cứu chính mình, vì họ đã già và mù loà. Họ cầu khẩn ‘bọn cướp’ hãy để con bà yên. Trong lúc họ khóc, chàng trai trẻ đã đánh và giết cha mẹ mình. Chàng trai sau đó đã bỏ lại thi thể của họ trong rừng sâu trước khi quay trở về nhà.

Hàng ngàn năm sau đó, khoảng 500 năm trước Công Nguyên, Phật Thích Ca đã giảng và truyền Pháp của Ngài khắp Ấn Độ suốt nhiều năm. Phật Thích Ca có nhiều đệ tử. Trong số 10 đại đệ tử nam có một người là Mục Kiền Liên. Mục Kiền Liên đã đắc quả vị Alahán qua tu luyện và là tôn giả đệ nhất thần thông. Cho dù các đệ tử khác có thể có một hoặc hai khả năng, Mục Kiền Liên đã đạt được cả sáu thần thông. Thần thông mạnh nhất là khả năng có thể biến đổi chính bản thể thành bất kỳ cái gì ngài muốn.

Một ngày Phật Thích Ca dẫn 500 đệ tử tới thăm Thế giới Tavatimsa. Trên đường tới đó, họ đã quấy rầy Naga vĩ đại, Nandopananda là một con rắn hổ mang chúa khổng lồ. Nandopananda đã thề phá hoại sự trở lại của Phật Thích Ca, và tự quấn mình xung quanh núi Tu Di. Trên đường họ trở về, một trong các đệ tử, người đã thường xuyên đi lại vùng này, thắc mắc thật là kỳ lạ vì anh ta không thể nhìn thấy núi Tu Di. Phật Thích Ca bảo anh rằng Naga đã cuộn xung quanh núi. Khi nghe thấy vậy nhiều đệ tử đã sẵn sàng thu phục ác thú khổng lồ. Nhưng Phật Thích Ca, nhận ra năng lực của con rắn, đã từ chối yêu cầu của họ và thay vào đó cho phép Mục Kiền Liên đối đầu với con ác thú.

Mục Kiền Liên biến thân thành một con rắn khổng lồ để đánh nhau với con quái vật. Nando-pananda phóng ra một luồng hơi độc để đuổi ông đi, Mục Kiền Liên đáp trả với một luồng hơi của chính mình. Hai con rắn trao đổi những luồng hơi. Naga sau đó thở ra lửa vào Mục Kiền Liên, Mục Kiền Liên đã đáp trả bằng một hơi lửa lớn hơn làm bị thương con rắn hổ mang. Chính Mục Kiền Liên lại không bị tổn hại gì. Vị Alahán sau đó biến mình thành nhỏ bé và bay từ tai này của Naga sang tai kia, rồi sau đó từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia. Ông sau đó đã bò xuống cổ họng của Nando-pananda và đi lên xuống bên trong con rắn khổng lồ. Từ đầu tới đuôi, từ đuôi tới đầu. Con rắn đã nổi khùng lên vì bị quấy phá trong ruột và đã chuẩn bị ép Mục Kiền Liên đến chết một khi ông xuất hiện. Nhưng Mục Kiền Liên đã thoát ra mà nó không biết. Con rắn sau đó phun một luồng hơi độc vào vị Alahán, nhưng ngài chẳng hề nao núng. Phật Thích Ca sau đó đã ban cho Mục Kiền Liên thêm năng lực để đánh bại con quái vật. Ông đã biến hoá thành Garuda, một con đại bàng thần khổng lồ, là đối thủ đáng gờm của Naga. Naga đã cố chuồn đi nhưng đại bàng khổng lồ đã tóm hắn và mang hắn lại chỗ Phật Thích Ca. Nando-pananda đã cầu xin sự nhân từ và thỉnh cầu trở thành một đệ tử. Phật Thích Ca bảo hắn rằng những môn đồ của Phật là thiện, và đã chấp nhận lời thỉnh cầu của hắn.

Trải qua nhiều năm, bởi vì những gì Phật Thích Ca truyền là chính pháp, nó nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Nhiều giáo phái và tôn giáo đã trở nên đồi bại và suy đồi đã để mất những tín đồ sang đạo của Phật Thích Ca. “Mệnh lệnh của Jains” (Ni Kiền Giáo) là một nhóm người đã đi theo con đường cùng của người sáng lập. Mục Kiền Liên với thiên mục của mình đã thấy những môn đệ của Phật có một sự tái sinh một cách thần thánh, trong khi những môn đệ của những môn phái đã suy tàn thì rơi vào khốn khổ, những dạng tồn tại thấp hơn loài người. Khả năng của ông là nhìn thấy ảnh hưởng của nghiệp lực và các cảnh giới khác, cùng với khả năng thuyết giáo tuyệt vời đã giúp nhiều đệ tử đi theo con đường của Phật.

Tại Ma Kiệt Đà, một nhóm những người theo Ni Kiền Giáo đã rất tức giận với sự thiếu tôn trọng, họ dự định tống khứ Mục Kiền Liên. Trong khi thất bại với việc minh chứng cho những thiếu sót của họ, họ tập trung tất cả lời trách mắng, sự đố kỵ và nỗi tức giận lên Mục Kiền Liên. Phân vân với việc thực hiện mục đích của chính họ, nỗi sợ hãi bị phơi bày, họ đã thuê những sát thủ để giết vị La Hán. Lúc đó Mục Kiền Liên sống cô độc và hành thiền tại một túp lều ở Kalasila gần thành Vương Xá cổ xưa. Mục Kiền Liên lúc đó đã cảm nhận rằng ông đang rất gần với điểm kết thúc sự tu luyện của mình, và cảm thấy cơ thể của ông chỉ còn một cái gì đó cuối cùng dính mắc ông với thế giới này.

Ngay khi những sát thủ đến lều của ông để tìm ông; Mục Kiền Liên vận đến những thần thông vĩ đại của mình làm chính bản thân ông biến mất. Những tên cướp đã tìm khắp mọi nơi và thậm chí bỏ đi. Mục Kiền Liên không hề lo lắng cho bản thân, nhưng ông hiểu rằng nếu những tên cướp mà giết ông, một vị La Hán, thì chúng sẽ phải chịu một sự thống khổ khủng khiếp dưới Địa Ngục. Ông đã cầu mong cứu rỗi chúng khỏi một số phận đáng sợ như vậy. Tuy nhiên nhưng tên cướp bị thúc đẩy bởi sự tham lam về tiền tiếp tục quay lại túp lều, tìm kiếm Mục Kiền Liên. Trong sáu ngày liên tiếp chúng tìm kiếm và mỗi lần Mục Kiền Liên đều biến mất. Vào ngày thứ bảy, những tên sát thủ lại trở lại tìm kiếm, Mục Kiền Liên lại chuẩn bị biến mất, nhưng chợt phát hiện ra ông đã mất các thần thông của mình…

Những tên sát thủ đã tìm thấy ông, quẳng ông xuống đất, và sau đó đánh đập Mục Kiền Liên. Chúng bẻ gãy tay và chân rồi bỏ ông nằm lại trong vũng máu. Những tên cướp bị sốc bởi chính điều chúng đã làm, nhưng mê muội với phần thưởng, đã bỏ đi ngay lập tức.

Sức mạnh về thể chất và tinh thần của Mục Kiền Liên là rất mạnh mẽ, nên ông không hề chết. Ông vận dụng năng lượng cuối cùng và mang chính bản thân mình tới chỗ của Phật Thích Ca. Ông đảnh lễ Phật lần cuối và xin phép được chết. Ngay khi được chấp nhận, Mục Kiền Liên trút hơi thở cuối cùng và nhập Niết Bàn.

Các môn đồ và các đệ tự bị sốc và tức giận với cái chết của người thầy thân yêu. Nhà vua đã ra lệnh một cuộc điều tra vị giết hại và đã bắt được bọn sát thủ. Chúng đã khai rằng chúng đã được thuê bởi nhóm người theo Ni Kiền Giáo tại Ma Kiệt Đà. Nhà vua đã tra tấn những tín đồ Ni Kiền Giáo và giết họ theo những đạo luật vào thời điểm đó cho tội sát nhân.

Các đệ tử đã hỏi Phật Thích Ca tại sao Mục Kiền Liên lại có một kết cụ thảm khốc như thế. Phật Thích Ca đã giải thích … trong quá khứ, Mục Kiền Liên đã mắc một tội ác nghiêm trọng. Ông đã giết chính cha mẹ của mình. Mục Kiền Liên là thanh niên trẻ tuổi ở đoạn đầu của câu chuyện này người đã hết sức nhẫn tâm đánh đập và giết chết cha mẹ không có khả năng tự vệ và mù loà. Việc giết hại cha mẹ của một người được coi là một trong năm trọng tội trong Phật giáo. Phật Thích Ca đã giải thích rằng Mục Kiền Liên đã chịu đựng ở Địa Ngục trong nhiều ngàn năm và thậm chí là thân La Hán, ông vẫn không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải chết với cái chết khắc nghiệt mà cha mẹ ông đã phải chịu đựng nhiều năm trước đó. Bất kể rất nhiều việc tốt ông đã thực hiện, rất nhiều người ông đã cứu độ, và sự vĩ đại của những thần thông của ông, Mục Kiền Liên không thể thoát khỏi món nợ nghiệp báo. Phật Thích Ca bảo các đệ tử của mình là không nên thất vọng hay buồn bã bởi kết cục của ông, vì ông đã được giải phóng khỏi thân thể của mình và gánh nặng cuối cùng, và cuối cùng đã đắc Niết Bàn.

(Theo Sound Of Hope)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc