Home » Cổ truyền, Văn hóa » Dù khắp nơi nghèo đói, nhưng một người phụ nữ khiến lãnh thổ “Chúa Bầu” luôn được no ấm

Ba đời đầu của Chúa Bầu đã xây dựng lãnh thổ hùng mạnh và giàu có, thời kỳ Nam – Bắc triều trong khi các nơi cuộc sống cơ cực, giặc cướp nổi lên như ong, thì lãnh thổ Chúa Bầu người dân vẫn sống trong no ấm, lương thực dồi dào dư dả.

Lễ hội ở đền Đại Kại tưởng nhớ người phụ nữ có công lớn với vùng đất của Chúa Bầu.

Lễ hội ở đền Đại Kại tưởng nhớ người phụ nữ có công lớn với vùng đất của Chúa Bầu.

Ba đời chúa Bầu đó là Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật, Vũ Công Kỷ, đến ngày nay người dân vẫn tưởng nhớ đến các vị Chúa Bầu này, nhưng người được người dân nhớ đến nhiều nhất lại là Bà Chúa Bầu.

Khi Vũ Văn Uyên mất, em trai là Vũ Văn Mật lên thay, ông có cô con gái là Vũ Thị Ngọc Anh tinh thông cả văn lẫn võ, lại thạo cả nghề nông nên được cha trao trọng trách quân lương và luyện tập binh sỹ.

Các vùng đất Chúa Bầu thuộc vùng Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang ngày nay, khi đó nơi đây còn là rừng núi hiểm trở, người dân phần nhiều là dân tộc thiểu số có trình độ canh tác rất thấp. Ngọc Anh đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi lên giúp người dân làm nông.

Vũ Thị Ngọc Anh hướng dẫn người dân khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải, trồng thảo dược chữa bệnh. Từ đó hình thành nên hàng chục cánh đồng xanh bát ngát tại Thu vật, Lục Yên, từ đó lương thực dồi dào, khi nào cũng có tích trữ, khiến Chúa Bầu cùng các quân tướng luôn yên tâm về lương thực khi đối đầu với quân nhà Mạc.

Với sự giúp đỡ của con gái, Chúa Bầu đã xây dựng hệ thống Thành Bầu vững chắc.

Hàng chục năm giúp dân làm nông, giúp người dân có những vụ mùa bội thu, cuộc sống người dân nhờ đó mà sung túc. Bà còn trực tiếp tuyển quân và huấn lyện binh sỹ.

Người dân vô cùng tôn kính và biết ơn, nên thường gọi bà là “Bà Chúa Lương”, “Bà Chúa Kho”, “Bà Anh thần nông”, “Bà Bụt”; về sau này người dân gọi bà là “Bà Chúa Bầu”.

Bà Cháu Bầu

Cá múa tưởng nhớ Bà Chúa Bầu tại lễ hội Đại Kại

Dân gian có câu:

“Ai lên phố Cát Đại Đồng

Hỏi thăm cô tú có chồng hay chưa”

Có người cho rằng đây là mật hiệu để lên vùng căn cứ, cũng có người cho rằng “cô tú” ở đây là chỉ tú tài, thời ấy phụ nữ mà học đến tú tài rất hiếm, vì thế phụ nữ nơi đây tài giỏi thì hay được gọi là “cô tú”.

Trong một trận đánh với quân nhà Mạc bà bị thương, cưỡi voi về đến rừng Vải ở vùng Lục Yên thì mất, con voi sau đó cũng chết theo chủ.

Những chiếc đèn Hoa Đăng được thả dưới sông mang theo mong ước mưa thuận gió hòa của người dân (ảnh chụp tại lễ hội Đại Kại)

dai-kai-3

Những chiếc đèn Hoa Đăng được thả dưới sông mang theo mong ước mưa thuận gió hòa của người dân (ảnh chụp tại lễ hội Đại Kại)

Sau khi bà mất người dân thờ bà ở đền Đại Cại (thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên). Cứ mùa xuân tết đến, nhất là vào rằm tháng giêng hàng năm, nơi đây lại tổ chức lễ hội, đua thuyền sông Chảy, nghe những câu chuyện để tưởng nhớ Bà Chúa Bầu và mong sao cho mùa màng tươi tốt.

Đền Đại Cại cũng đã nhận được 3 sắc phong Thần của vua Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) năm thứ 44 ngày 26 tháng 1 năm 1784; của vua Tự Đức năm thứ 10 đề ngày 3 tháng 10 năm 1858 và vua Duy Tân (đề Tam niên bát nguyệt thập nhất nhật). 

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc