Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Đề phòng đảo chính, Tập Cận Bình cải tổ lực lượng cảnh sát vũ trang

Trung Quốc từng có hai cuộc chính biến đảo chính lớn. Tháng 2/2012 Bạc Hy Lai điều cảnh sách vũ trang bao vây Đại sứ quán Mỹ tại Thành Đô để bắt Vương Lập Quân, nổ súng quyết liệt với quân của Hồ Cẩm Đào.

Sau sự việc này Bạc Hy Lai bị cách chức để điều tra, ngày 19/3/2012 Chu Vĩnh Khang huy động cảnh sát vũ trang bao vây Tân Hoa Môn, Thiên An Môn, khống chế Trung Nam Hải, súng nổ vang khắp nơi.

(Xem bài: Cuộc đảo chính vang tiếng súng tại Bắc Kinh năm 2012 được nhắc lại)

Chu Vĩnh Khang đảo chính

Chu Vĩnh Khang huy động lực lượng vũ trang thực hiện đảo chính. Ảnh news.cn

Tập Cận Bình cải tổ lực lượng cảnh sát vũ trang, ngăn chặn âm mưu đảo chính

Truyền thông Hong Kong mới đây tiết lộ, ông Tập Cận Bình đã cắt giảm 400.000 người ra khỏi lực lượng Cảnh sát vũ trang và giao cho Quân ủy Trung ương toàn quyền quản lý. Ngoại giới cho rằng đây là cách làm nhằm ngăn ngừa tái diễn “âm mưu soán đảng đoạt quyền”.

Tờ Apple Daily (Hong Kong) dẫn thuật tin tức cho biết, 14 sư đoàn cơ động trực thuộc Cảnh sát vũ trang đã được chuyển sang biên chế quân đội, bao gồm sư đoàn 2, sư đoàn 7, sư đoàn 38, sư đoàn 41, sư đoàn 63, sư đoàn 81, sư đoàn 93, sư đoàn 114, sư đoàn 117, sư đoàn 120, sư đoàn 126, sư đoàn 128, sư đoàn 181, sư đoàn 187.

Lực lượng Cảnh sát vũ trang với tổng quy mô là 800.000 người đã bị cắt bớt 400.000 người, chỉ còn lại 400.000 người. Cảnh sát vũ trang sau cải cách sẽ bắt đầu vận hành theo biên chế mới từ ngày 01/01/2018.

Ngoài ra, theo dự thảo nghị quyết được thông qua vào cuối tháng 10, quy định Cảnh sát vũ trang sẽ do Quân ủy Trung ương quản lý, hệ thống Chính trị Pháp luật không có quyền điều động Cảnh sát vũ trang.

Trước đây Cảnh sát vũ trang trên danh nghĩa là do Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương song song quản lý, nhưng thực tế là Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương và các tỉnh, thành phố quản chế, Quân ủy Trung ương hoàn toàn không có thực quyền.

Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân trong khoảng thời gian đầu mới lên cầm quyền, bởi vì quân quyền nằm trong tay của Dương Thượng Côn, Dương Bạch Băng, vốn là hai thân tín của Đặng Tiểu Bình, nên Giang Trạch Dân đã tung ra một khoản chi phí khổng lồ để xây dựng thêm lực lượng Cảnh sát vũ trang, phát triển lực lượng này trở thành một “quyền lực Trung ương thứ hai” do mình toàn quyền kiểm soát, cũng vì thế mà lực lượng Cảnh sát vũ trang được ngoại giới gọi là “Giang gia quân”.

Cảnh sát vũ trang được sử dụng để đảo chính

Trước đây Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lại đã mưu đồ sử dụng lực lượng Cảnh sát vũ trang này để đảo chính, nhưng sau sự kiện cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn vào Đại sứ quán Mỹ, âm mưu này đã bị bại lộ.

Trong sự kiện này, Bạc Hy Lai cũng đã điều Cảnh sát vũ trang Trùng Khánh đến bao vây Đại sứ quán Mỹ tại Thành Đô để bắt Vương Lập Quân, nhưng sau đó đã bị quân đội Tứ xuyên do ông Hồ Cẩm Đào điều động đến bao vây, nổ súng đã xảy ra, Cảnh sát vũ trang thất thủ, sau đó Vương Lập Quân được đưa về Bắc Kinh.

Trong sự kiện “đảo chính 19/03/2012”, Chu Vĩnh Khang cũng sử dụng Cảnh sát vũ trang tập kích Trung Nam Hải để ám sát Tập Cận Bình, nhưng cũng lại bị Hồ Cẩm Đào điều quân đoàn 38 đến giải vây, Tập Cận Bình được cứu.

Sau khi cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Chu Vĩnh Khang bị điều tra, Cảnh sát vũ trang luôn là đối tượng cần phải thanh trừ. Đến trước Đại hội 19, lãnh đạo cấp cao của lực lượng Cảnh sát vũ trang hầu như đều bị hạ bệ. Ngoại giới phân tích cho rằng, ông Tập Cận Bình qua cải cách quân đội lần này đã cắt giảm quyền lực của Ủy ban Chính trị Pháp luật, nhằm phòng tránh tái diễn “âm mưu soán đảng đoạt quyền”.

Lê Hiếu

Theo tinhhoa.net

Bài liên quan:

>> Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc