Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Hai bài đồng dao quyết định cục diện chính trị Trung Quốc

Nhiều bài đồng dao từ trước đến nay ở Trung Quốc đều trở thành hiện thực. Vậy hiện tại ở Trung Quốc đang lưu truyền câu Đồng Dao nào.

Ông Tân Tử Lăng, một chuyên gia về các vấn đề chính trị Trung Quốc từng tiết lộ rằng, hai bài đồng dao lưu truyền ở dân gian đã dự báo trước cục diện của Trung Nam Hải. Chỉ có mang Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng ra xét xử công khai, Tập Cận Bình mới có thể hướng đến thắng lợi mang tính quyết định.

Hai bài đồng dao vén mở cuộc chiến sinh tử giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình

Ông Tân Tử Lăng trong bài viết được đăng trên thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung vào ngày 6/11 cho biết, Hội nghị Toàn thể Trung ương 6 đã xác lập địa vị “hạt nhân” trong đảng của ông Tập Cận Bình. Quá trình đó thực ra là một cuộc chiến kinh tâm động phách giữa hai Bộ Tư lệnh. Trước mắt Tập Cận Bình đã chiếm được ưu thế mang tính áp đảo. Ván cờ vẫn đang tiếp tục, trận chiến vẫn chưa kết thúc.

(Xem bài: Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình)

Ông cho biết, điều đặc biệt đáng chú ý là tay chân của phe cánh họ Giang ngoài mặt đã “ngả theo chiều gió” ủng hộ “hạt nhân Tập”, nhưng mà điểm mấu chốt của họ, điểm cố thủ sau cùng trên chính trị vẫn là muốn bảo vệ ông Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng. “Nếu như Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng không ngã, họ chính là có hy vọng lật ngược tình thế, hễ có điều kiện họ sẽ thay đổi hành động, đây là tính phức tạp dưới hình thế mới”.

Ông Tân Tử Lăng đề cập đến hai bài đồng dao ở dân gian Trung Quốc lưu truyền gần đây nhất: Bài thứ nhất chính là “Thủy công bất đảo, hạch tâm bất bảo” (tạm dịch là: nước công không ngã, hạch tâm khó giữ). Trong tiếng Hán, chữ “thủy” và chữ “công” ghép lại chính là chữ “Giang”. Thủy công chính là chỉ Giang không ngã, “hạch tâm Tập” sẽ ở trong nguy hiểm.

Một bài nữa chính là “Khánh Phụ bất tử, lục nạn vi dĩ” (tạm dịch là: Khánh Phụ không chết, khó nạn ở Trung Quốc đại lục sẽ không có hồi kết).

“Khánh Phụ không chết, nước Lỗ khó yên”, là câu thành ngữ, Khánh Phụ là em trai của vua nước Lỗ thời Xuân Thu, trong vòng 2 năm ông ta đã phát động 2 lần chính biến, giết chết hai quân vương kế vị của nước Lỗ, khiến cho cục diện của nước Lỗ rơi vào hỗn loạn nghiêm trọng. Thành ngữ ví von nếu không thanh trừ kẻ đầu sỏ gây ra nội loạn, quốc gia sẽ không được bình yên.

Hiện nay, bài đồng dao này đã thay “Lỗ” (nước Lỗ) thành “Lục” (Trung Quốc đại lục): “Khánh Phụ không chết, Trung Quốc khó yên”. “Khánh Phụ” chính là chỉ Tăng Khánh Hồng, nhân vật số hai của phe cánh họ Giang có danh xưng là “Khánh thân vương”.

Ông Tân Tử Lăng cho rằng, sự xuất hiện của loại đồng dao này đặc biệt đáng được quan tâm: “Vấn đề của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng nếu không giải quyết, luồng sức mạnh này của họ chính là không thể sụp đổ từ căn bản.Thắng lợi mang tính quyết định là hai ông Giang, Tăng bị lật đổ rồi, nhóm người này triệt để giải tán, không có hy vọng nữa, đó là thắng lợi mang tính tuyệt đối”.

Giới quan sát phát hiện, trong lịch sử Trung Quốc, những lời dự ngôn thường là lấy hình thức đồng dao, ca dao xuất hiện, hơn nữa luôn luôn ứng nghiệm, điều này trong giới truyền thông phía chính phủ cũng có diễn tả tương tự.

Đầu năm 2016, một bài viết với nhan đề là “Đêm trước triều đại nhà Thanh sụp đổ năm 1911” được đăng trên trang “Báo kinh doanh Trung Quốc” được lan truyền rộng rãi trên mạng. Bài viết kể lại, năm 1911, tất cả mọi người nắm quyền ở Bắc Kinh, không có một người nào nghĩ rằng họ sắp sụp đổ, còn dân gian từ sớm đã truyền ra lời đồn về những biến loạn các loại.

Trong nhật ký của rất nhiều người khi đó mỗi ngày đều ghi chép lại những lời đồn khác nhau, nhưng qua mấy ngày, hết thảy những lời đồn đó đều đã trở thành sự thật. Ví như nói hôm nay viết “Thái Nguyên thất thủ”, ngày mai viết “Tây An thất thủ”, qua 1 tuần sau đều đã trở thành sự thật.

Ông Tập Đà – quan chức Ủy Ban Kỷ luật Trung ương đã đăng tải một bài viết “Biến cố năm Quý Dậu: Quan chức đều đang ngồi chờ biến cố xảy ra” được đăng trên trang mạng của Ban Kỷ luật Trung ương, đã nói về cuộc khởi nghĩa của nhân dân dẫn đến “Biến cố năm Quý Dậu” vào mùa thu năm 1813, trở thành sự kiện đánh dấu quá trình nhà Thanh từ hưng thịnh chuyển sang suy vong.

Bài viết cũng tiết lộ, một số bài ca dao đã chỉ ra rất rõ ràng, nhà nhà đều biết từ sớm rồi, và trong lịch sử Trung Quốc, ý nghĩa những bài ca dao dân ca đều như chong chóng đo chiều gió về thời cục chính trị.

Chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu, cần đưa ra xét xử trước công chúng kẻ cầm đầu

Bài viết trên trang “Financial Times” của Anh ngày 10/10 đã đưa tin về kết quả nghiên cứu và thống kê phân tích mới nhất, rằng hành động chống tham nhũng dứt khoát của ông Tập Cận Bình, dường như vẫn không đạt được mục tiêu như mong muốn.

Muốn đả hổ diêt ruồi thành công phải đưa ra xét xử trước công chúng kẻ cầm đầu. Ảnh internet

Muốn đả hổ diêt ruồi thành công phải đưa ra xét xử trước công chúng kẻ cầm đầu. Ảnh internet

Ngày 17/8, ông La Vũ – con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, đã đăng tải một loạt bài viết công khai gửi đến ông Tập Cận Bình, nói rằng sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, tình hình tham nhũng vẫn chưa hề chấm dứt, là vì còn có những con hổ lớn hơn chưa bị xét xử theo pháp luật, ông mong rằng Tập cận Bình hãy mau chóng đưa Giang Trạch Dân ra xét xử.

La Vũ nói: “Chú (tức Tập Cận Bình) nói chống tham nhũng hủ bại, bắt giữ Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, đưa những quan lớn chính trị này vào nhà giam, nhưng toàn bộ hệ thống quan liêu vốn không hề phát triển theo hướng trong sạch. Chính là bởi vì còn có tội phạm tham nhũng lớn hơn vẫn còn chưa bị xét xử, vậy nên những tên tham quan càng không kiêng nể gì.

Người dân thì nghi ngờ chú có phải là chống tham nhũng hay không. Chú chỉ có đem tội trạng tham nhũng, tội ác chống lại loài người của các quan chức cao tầng nhất công bố với dân chúng, chuyện của chú mới có thể dần dần làm tốt được”.

Bài viết có ngụ ý là cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập vẫn chưa giành được thắng lợi có tính áp đảo, chỉ là “đang trong giai đoạn hình thành”, rốt cuộc lúc nào mới có thể giành được thắng lợi mang tính quyết định? Tình thế gian nan, hiển nhiên vẫn chưa biết trước được

Bài viết cho hay, chủ tôn hủ bại là “Vua Hổ”, thế lực bại hoại tập trung to lớn nhất là phụ thuộc vào bè đảng, phe cánh dưới dòng dõi “hổ già”. Chống hủ bại đối với loại cục diện này, bắt giữ từng người một theo pháp luật, hiển nhiên thời gian sẽ kéo dài rất lâu.

Nếu muốn trừ sạch thói hủ bại sinh sôi nảy nở trong chế độ từ căn bản, cần phải áp dụng cách thức “sét đánh”, bắt giặc bắt kẻ cầm đầu, một lần hành động bắt giữ “Vua Hổ”, đánh tan tập đoàn hủ bại, hình thành thắng lợi mang tính áp đảo, thanh trừ tận gốc các chướng ngại vật trên đường.

Trong lịch sử Trung Quốc nhiều bài đồng dao như một lời tiê đoán vô cùng chính xác. Lấy ví dụ cây chuyện điềm báo trước cái chết của Đổng Trác vào thời Tam Quốc.

Điềm báo trước cái chết của Đổng Trác

Đổng Trác trên đường đến kinh thành có nghe thấy một bài đồng dao: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh? Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh được sao? Trong mười ngày, không được sống). Một người đàn ông vội vàng đuổi đám trẻ đi, rồi còn nói, bài đồng dao này có ý nói rằng Đổng Trác sắp phải chết, nên ông ta lo sợ Đổng Trác sẽ làm hại lũ trẻ.

Đổng Trác ra khỏi thung lũng, lên xe, quân sĩ tiền hô hậu ủng, hướng về Trường An. Đi chưa được 30 dặm, chiếc xe đang chạy bỗng gãy một bánh, Trác xuống xe cưỡi ngựa. Lại đi chưa được 10 dặm, ngựa tự dưng lồng lên gầm thét dữ tợn, dứt đứt dây cương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Xe gãy bánh, ngựa đứt cương là điềm gì?” Túc đáp: “Là điềm báo Thái sư sẽ nối ngôi nhà Hán, thay cũ đổi mới, sẽ ngồi kiệu ngọc yên vàng.” Trác vui vẻ tin lời. Hôm sau, đang lúc đi, bỗng một cơn gió dữ nổi lên ầm ầm, mây kéo nghịt trời. Trác hỏi Túc rằng: “Thế này là thế nào?” Túc thưa: “Chúa công nối ngôi rồng, tất sẽ có ráng hồng mây tía, để tăng thêm sự uy nghiêm của Trời.” Trác nghe lấy làm lọt tai. Khi đến bên ngoài thành, bá quan đều ra nghênh đón. Chỉ có Lý Nho cáo bệnh ở nhà, không ra đón được. Trác vào tướng phủ, Lữ Bố theo cùng. Trác nói: “Ta lên ngôi Cửu Ngũ chí tôn, ngươi sẽ thống lĩnh binh mã thiên hạ.”

Lữ Bố bái tạ, rồi vào lều nghỉ ngơi. Đang đêm, có 10 đứa trẻ hát rong ngoài đường phố, gió đưa tiếng hát vào tận màn. Hát rằng: “Cỏ nghìn dặm, xanh thế nào? Trong mười ngày, không được sống.” Tiếng hát ai oán bi thương. Trác hỏi Lý Túc rằng: “Bài đồng dao này hung cát thế nào?” Túc đáp: “Ý là họ Lưu bị diệt, họ Đổng lên thay.”

Mờ sáng hôm sau, Trác sai bày lễ vật mang vào triều, bỗng thấy một Đạo nhân mặc áo xanh, đầu đội khăn trắng, tay cầm một cái sào dài, trên buộc mảnh vải dài một trượng, hai đầu viết hai chữ “khẩu”. Trác hỏi Túc: “Đạo nhân này có ý gì?” Túc nói: “Đó là một kẻ điên!” Rồi lệnh quân sĩ đuổi đi.

Những điềm báo như: xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, tiếng trẻ hát trong đêm, cùng với Đạo nhân cầm sào,… kỳ thực đều là điềm báo về cái chết của Đổng Trác; chẳng qua là Lý Túc, người giải điềm báo cho Đổng Trác, cũng là người muốn lấy mạng y, nên đã cố tình giải sai hàm nghĩa của những điềm báo này.

Dưới đây chúng ta hãy xem hàm nghĩa thật sự của những điềm báo này:

Ba điềm báo đầu tiên là xe gãy bánh, ngựa đứt cương, mây đen nghịt trời, những hiện tượng bất thường này chỉ là cảnh báo nguy hiểm, chứ không nói rõ thêm điều gì, nhưng tiếng trẻ hát trong đêm cùng với Đạo nhân cầm sào ở phía sau đã nói rõ về cái chết của Đổng Trác cùng với người giết y.

Bài đồng dao “Thiên lý thảo, hà thanh thanh! Thập nhật bốc, bất đắc sinh” (Cỏ ngàn dặm, xanh thế nào! Trong mười ngày, không được sống). Kỳ thực đây là một dạng đố chữ, “thiên lý thảo” (千里草), đây là chữ ‘Đổng’ (董), ám chỉ họ của Đổng Trác; “hà thanh thanh”, ‘hà’ chính là “như thế nào được”, không thể giữ được xanh tươi “thanh thanh”, vậy không phải khô héo thì là gì, thực ra là chỉ cái chết; “thập nhật bốc” (十日卜) ghép thành chữ ‘Trác’ (卓), ám chỉ tên của Đổng Trác; “bất đắc sinh” càng nói rõ hơn là Đổng Trác sắp phải chết.

Còn về “Đạo nhân cầm sào” xuất hiện ở đoạn sau, đầu đội khăn trắng là chỉ “để tang”, người chết rồi mới phải để tang; hai đầu của tấm vải trên cây sào lần lượt viết hai chữ ‘khẩu’ (口), hai chữ ‘khẩu’ này ghép lại thì chính là chữ ‘Lữ’ (吕), đây ám chỉ họ của Lữ Bố; vậy là tấm vải trên cây sào là chỉ tên của Lữ Bố. “Đạo nhân cầm sào” đã chỉ rõ người giết Đổng Trác chính là Lữ Bố.

trong Hán Mạt anh hùng ký được nhắc đến như sau: “Lúc bấy giờ có lời đồn rằng: ‘thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh’; lại thêm bài hát ‘Đổng đào’ (Đổng Trác bỏ trốn). Cũng lại có Đạo sĩ viết một chữ ‘Lữ’ trên tấm vải trước mặt Trác, Trác không biết đó là Lữ Bố. Khi Trác vào triều, binh mã đứng chật hai bên, từ doanh trại đến hoàng cung, triều thần dẫn đầu nghênh đón. Con ngựa quỵ xuống không thể đi tiếp được, Trác rất muốn dừng lại, Bố khuyên hãy đi tiếp, từ Trung Giáp mà vào trong cung.”

Từ những quyển sách sử này, ta cũng có thể thấy được rằng đây đều là những điềm báo trước về cái chết của Đổng Trác.

Những câu chuyện tương tự như cái chết của Đổng Trác còn nhiều, vì thế nhiều người Trung Quốc tin vào các bài đồng dao này.

Theo Secretchina, tinhhoa.net, chanhkien.org


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc