Home » Thế giới, Tiêu Điểm » ĐCS Trung Quốc đã đến lúc không che dấu mãi tội trạng của Giang Trạch Dân

Như Tin Đa Chiều đã đưa tin, Tập Cận Bình khi quyết định tận diệt phe cánh của Giang Trạch Dân đã tìm được 3 tử huyệt: Đó là tham nhũng, bán đất cho Nga, và đàn áp Pháp Luân Công. Tập Cận Bình đã chọn tham Nhũng để tận diệt vây cánh của Giang Trạch Dân.

>> Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc

Vây cánh của Giang Trạch Dân lần lượt vào tù. Ảnh pochtimes.com

Vây cánh của Giang Trạch Dân lần lượt vào tù. Ảnh pochtimes.com

Thế nhưng ĐCS Trung Quốc cũng tìm cách che dấu tội ác của Giang Trạch Dân là đàn áp Pháp Luân Công với đỉnh điểm là 2 triệu học viên bị mổ cắp nội tạng khi đang sống (theo tiết lộ của Tổ chức điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) nhưng con số thực tế còn cao hơn nhiều), khai man lý lịch từ xuất thân gia đình Hán gian thành gia đình “cách mạng”, bán đất đai lãnh thổ cho Nga để Nga che dấu quá khứ xuất thân Hán gian và từng làm điệp viên cho Nga, đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989

Sở dĩ ĐCS Trung Quốc muốn che dấu tội ác này của Giang Trạch Dân vì trước đây Giang dùng quyền lực của mình thao túng Đảng, nay nếu đưa tội trạng này của Giang ra công chúng thì không một ai muốn đứng ra chịu trách nhiệm diệt chủng hay bán nước cùng Giang Trạch Dân cả.

Thế nhưng tội ác của Giang Trạch Dân càng ngày càng được nhiều người Trung Quốc biết đến khiến ĐCS Trung Quốc cũng hiểu rằng không thể che dấu mãi được.

Từ khi bắt đầu việc khảo sát biên giới chung giữa Nga và Trung Quốc năm 1991, Giang Trạch Dân đã hoàn toàn chấp thuận những hiệp ước bất công của Nga. Lãnh thổ Trung Quốc khoảng hơn một triệu km² đã bị Giang đánh mất vĩnh viễn.

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội có lưu hành một bài viết có nhan đề “Bản đồ của Trung Quốc là hình ‘kim kê’ hay lá hải đường”, Hứa Kỳ Lương, phó chủ tịch Ủy ban Quân sự trong bài phát biểu liên quan đến việc “quyết không để cho lãnh thổ mà tổ tiên để lại mất đi một tấc” đều đang trực tiếp ám chỉ lịch sử bán nước của Giang Trạch Dân.

Giang Trạch Dân bí mật dâng lãnh thổ gấp 40 lần Đài Loan cho Nga

Sau khi nhậm chức, Giang Trạch Dân từng viếng thăm Nga vào năm 1991 và năm 1994. Ngày 9/12/1999, ông Giang Trạch Dân đã ký với Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin trong “Nghị định thư về Giới tuyến Đông – Tây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga”, theo đó đã nhượng hơn hàng triệu km² lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.

Ngày 16/7/2001, ông Giang Trạch Dân lại ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin – Moscow về “Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt Nga – Trung”, theo đó thừa nhận vùng Vladivostok và khu viễn đông bên cạnh không thuộc lãnh thổ Trung Quốc, chấp nhận Hiệp ước bất bình đẳng mà chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) các khóa trước đều không thừa nhận.

“Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt Nga – Trung” ngày 16/7/2001 mà ông Giang Trạch Dân ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin đã hợp pháp hóa hàng loạt Hiệp ước bất bình đẳng giữa chính quyền nhà Thanh và Nga trước đây, trong đó gồm“Hiệp ước Aigun” (Điều ước Ái Hồn), “Hiệp ước Bắc Kinh”

Theo những ký kết, ông Giang Trạch Dân đã chấp nhận trao vĩnh viễn cho Nga một phần lớn diện tích lãnh thổ mà trước đây bị Sa hoàng Nga chiếm đoạt, trong đó bao gồm Khu vực Tannu (khoảng 170.000 km²) mà năm 1953 đã được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là vùng lãnh thổ của Trung Quốc, ngoài ra còn “Hiệp ước Aigun” bất bình đẳng về vấn đề 64 làng ở Giang Đông thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Bài viết chỉ ra, trước đây, trong “Điều ước Trung-Nga Nerchinsk” (7/9/1969) rõ ràng đã thừa nhận đảo Sakhalin (76.400 km², diện tích gấp đôi Đài Loan) cùng cả ngàn hòn đảo xung quanh thuộc về Trung Quốc.

Theo “Điều ước”, ông Giang Trạch Dân đã ký trao hơn 3 triệu km² lãnh thổ vùng Đông Bắc đang trong tranh luận chưa rõ ràng để “nhượng lại” cho Nga, ngoài ra còn trao cho Nga phần diện tích cửa sông Tumen đổ ra biển thuộc tỉnh Cát Lâm, làm con đường duy nhất đi ra biển Nhật Bản từ hướng đông bắc Trung Quốc bị chặn đứng.

Sau khi Hiệp ước được ký, truyền thông Nga đã đưa tin ăn mừng nhưng người dân Trung Quốc lại không hay biết gì, chỉ có một số ít người Trung Quốc biết tiếng nước ngoài đã đọc được thông tin và thể hiện sự phẫn nộ đối với chính quyền.

Những ký kết phi lý của ông Giang Trạch Dân làm người Trung Quốc mất căn cứ pháp lý để đòi Nga trao trả lại phần diện tích lãnh thổ này.

Giang Trạch Dân bán nước nhằm che dấu quá khứ từng làm gián điệp cho Nga, xuất thân gia đình Hán gian

Hành động bán nước của Giang Trạch Dân có bắt nguồn từ thế hệ trước, cha của ông Giang và bản thân ông từng làm Hán gian cho Nhật Bản. Trước năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô đánh vào vùng đông bắc Trung Quốc đã thu được toàn bộ tài liệu về hệ thống đặc vụ của tướng quân người Nhật là Doihara Kenji, trong đó có hồ sơ và hình ảnh liên quan đến việc người Nhật từng huấn luyện cho ông Giang Trạch Dân.

Sau này khi Giang Trạch Dân đi Liên Xô du học, tình báo Liên Xô đã điều tra hồ sơ và phát hiện ông từng làm Hán gian, sau đó nhờ nắm được điểm yếu về những mối quan hệ bất chính với phụ nữ Nga của ông Giang, nên đã ép ông phải làm Đặc vụ cho Cục Viễn đông của Liên Xô.

Tháng 5/1991, ông Giang Trạch Dân đi thăm Liên Xô với thân phận là Tổng Bí thư ĐCSTQ, khi tham quan nhà máy sản xuất ô tô Ligachev, Cơ quan tình báo Liên Xô KGB đã khôn khéo bố trí ông Giang Trạch Dân tình cờ gặp nữ gián điệp Klava của Liên Xô, người mà ngày trước đã khiến cho Giang phải phủ phục dưới váy quần.

Một khi thân phận này bị bại lộ, không kể là Giang Trạch Dân hay ĐCSTQ đều có thể sẽ phải rớt đài ngay. Vì để giữ gìn bí mật này, không kể là phải hy sinh lợi ích quốc gia lớn đến đâu, Giang đều sẽ phải đồng ý điều khoản giao dịch này với Nga.

Còn về phía chính quyền cộng sản Trung Quốc, sau khi Giang ký những điều ước này, cũng sợ nếu công khai tình hình cụ thể của điều ước sẽ dẫn đến bản thân mình rớt đài, đây là nguyên nhân vì sao khi nội bộ ĐCSTQ sau khi biết được sự thật đều không chịu truy cứu trách nhiệm của Giang.

Tiết lộ từ quyển sách “Con người Giang Trạch Dân”

Trong quyển sách “Con người Giang Trạch Dân” có nói rằng động cơ bán nước của Giang Trạch Dân so với Tần Cối bán nước cầu vinh năm xưa hoàn toàn giống hệt như nhau: Thứ nhất là cố gắng đạt được mục đích tự bảo vệ mình, bảo vệ lịch sử gián điệp của mình không bị công khai; Thứ hai là cầu vinh, cầu mong có được sự ủng hộ của Nga đối với quyền thế chính trị của mình. Giang Trạch Dân đã áp dụng thủ đoạn vô cùng đê tiện.

Việc đàm phán lãnh thổ giữa chính quyền Trung Quốc và Nga vẫn luôn được tiến hành, điều then chốt trong đó là việc đàm phán xác định biên giới chung. Giang vì để đạt được mục đích của mình, liền làm ra một bộ khác, lấy luận điệu của Đặng Tiểu Bình làm cờ hiệu, tự mình xác lập đường biên giới, hoạt động lén lút, sử dụng chiêu trò ra tay trước chiếm được ưu thế, và gắng hết sức phong tỏa thông tin có thể, che đậy rất tuyệt mật, bao gồm các quan chức cấp cao trong nội bộ Đảng đều không biết được tình hình cụ thể.

Tuy nhiên, giấy không gói được lửa, những nhân sĩ cấp cao, nhất là tướng lĩnh cấp cao trong quân đội, như Trì Hạo Điền sau khi biết được chân tướng, thì Giang Trạch Dân liền bắt đầu giở trò ăn vạ, bày ra cái chiêu “heo chết không sợ nước sôi” đem trách nhiệm cá nhân với sự tồn vong của Đảng buộc chặt lại với nhau, ép người ta phải ngậm miệng.

Lúc này, đối diện với hành vi bán nước có thể dấy lên kháng nghị trên cả nước, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã sợ hãi, duy trì quyền lực thống trị đã trở thành lợi ích cao nhất của phe cánh họ. Thế là, tháng 6/2005, đảo Bolshoi Ussuriysky, hay đảo Hắc Hạt Tử hoàn toàn được đưa ra trao cho Nga, chỉ lấy về một chút lãnh thổ.

Giang Trạch Dân chỉ thị khởi động bộ máy quốc gia, khuếch đại lợi ích của “một phần vạn diện tích lãnh thổ” mà ông đã bán thành 40 năm đàm phán với những thành tựu to lớn, các bộ ngành trên dưới của chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng tô vẽ một cách trắng trợn để che đậy bộ mặt, che đậy hành vi bán nước thật sự, lừa gạt người dân. Giang Trạch Dân và chính quyền Trung Quốc thông đồng với nhau, lợi dụng lẫn nhau để tìm được cảm giác chung.

Nhưng giờ đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc thoi thóp hơi tàn này đã không thể che chở cho Giang Trạch Dân mang trên thân nhiều tội ác này. Bất luận là làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân của những học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước, hay là người dân toàn thế giới đang dõi theo tội ác mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác, từ nạn lũ lụt diễn ra ở khắp nơi trong nước cho đến tranh chấp lãnh thổ, rồi đến “đại chiến dịch thanh trừng tham nhũng”, Giang Trạch Dân đều đã đi vào tầm ngắm của dư luận cả trong và ngoài nước. Giang bị đưa ra xét xử là sự thật đã định trước. Dưới bánh xe xoay vần của lịch sử, chớ nên vì bị chút lợi ích nhỏ nhoi mê hoặc mà trở thành vật bồi táng theo ông ta.

Theo epochtimes.com, tinhhoa.net


2 ý kiến dành cho “ĐCS Trung Quốc đã đến lúc không che dấu mãi tội trạng của Giang Trạch Dân”

  1. vo van thiet 10/08/2016

    Giang Trach Dan dung là mac rat nhieu toi ac khi nam quyen. Nhung khong the gan cho ong ta cai toi “ban dat cho Nga” theo nhu truyen thong TQ. Boi vi, thuc ra ong ay chi khiem ton cong nhan chu quyen cua Nga tren vung lanh thoi mà TQ cu “to mom gao thet” là cua minh giong nhu cai mà ho dang lam do bien Dong doi voi VN va cac nuoc trong khu vuc.
    TQ dang chuan bi “danh” Giang vi muc dich khoi day long tham o bien Dong de bu lai cai da mat theo su tuong tuong cua ho doi voi Nga

    Reply
  2. Duy Nghĩa 11/08/2016

    Thời gian rất công bằng…Không những ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới bộ mặt thật của thể chế chính trị cộng sản ngày càng phơi bày ghê tởm…Hy vọng một ngày gần nhất toàn thể người dân Việt nam cũng sẽ nói không với cộng sản…bọn hại nước hại dân sẽ được lôi ra ánh sáng của lịch sử…

    Reply

Ý kiến bạn đọc