Home » Thế giới » Thế giới lên tiếng sau phán quyết của Tòa Quốc tế về đường lưỡi bò
Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế đã ra phán quyết về biển Đông, bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng căng thẳng trên biển Đông vẫn tiếp diễn do Trung Quốc không tuân thủ và tìm cách trả đũa.
Bãi cạn Scarborough luôn là điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, dẫn đến việc Philippines kiện ra Tòa Quốc Tế. Ảnh RFA

Bãi cạn Scarborough luôn là điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc, dẫn đến việc Philippines kiện ra Tòa Quốc Tế. Ảnh RFA

Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân trả lời các phóng viên rằng: “Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines xuất phát ở chỗ Philippines dùng vũ lực xâm chiếm một số đảo và bãi ngầm của Trung Quốc”, “tuyên bố chủ quyền của Philippines là không có căn cứ” và “Trung Quốc sẽ tiếp tục tranh chấp với Philippines một cách hòa bình”.

Ông Lưu Chấn Dân cũng không loại trừ tình huống Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)  trên vùng biển Hoa Nam (tức biển Đông).

Tờ Los Angeles Times dẫn lời ông Gregory B. Poling, giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế: “rất có khả năng Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách đáp trả, cả trên đất liền lẫn trên biển, để chứng tỏ họ không khuất phục trước phán quyết từ Tòa Trọng tài Quốc tế. Hoặc họ sẽ tìm cách trừng phạt Manila vì từ chối từ bỏ vụ kiện”.

Các chuyên gia khác của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng: Sau phán quyết của Tòa, Trung Quốc vùng vẫy đến mức nào phụ thuộc nước này có bao nhiêu khoảng trống để vùng vẫy ở biển Đông, cũng như phản ứng của Mỹ, Philippines cùng các bên khác có liên quan. Nhưng trước mắt Trung Quốc không làm gì khác hơn là phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế.

Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cũng đưa ra tình huống Trung Quốc sẽ xây dựng vào nhận dạng phòng không trên biển Đông (ADIZ) nhằm trả đũa.  

Tờ Washington Post dẫn lời của  giáo sư Paul Gewirtz chuyên nghiên cứu về Trung Quốc ở trường Luật Yale: Hiệu quả của phán quyết này không có gì đảm bảo khi Trung Quốc không tham gia vụ kiện và tuyên bố phán quyết là vô hiệu.

Tờ  Wall Street Journal hôm 12/7 cho rằng: “Việc coi thường phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế sẽ dễ dẫn đến các cuộc đụng độ và tạo nên áp lực ngoại giao lớn, trong khi việc Trung Quốc tuân thủ các phán quyết là khó có khả năng xảy ra”.

“Một quốc gia khác cũng tuyên bố có chủ quyền trên biển Đông là Việt Nam có thể sẽ tìm các mối liên hệ với Mỹ để đối phó với sức mạnh từ Trung Quốc”

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói với đài ABC rằng: Trung Quốc sẽ mất uy tín nếu vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế trên biển Đông. Bà cũng kêu gọi các nước cần nghiêm túc thực hiện phán quyết của Tòa Thường trực Quốc tế.

Bà nói “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là nền tảng cho hoạt động hàng hải và thương mại toàn cầu, phớt lờ nó là một vi phạm nghiêm trọng”.

Trước tình hình có thể căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc trả đũa, Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki Moon kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp trong hòa bình, tuân thủ theo luật quốc tế sau khi Tòa Quốc tế ra phán quyết về biển Đông. Các bên không nên những hành động khiến tình hình thêm căng thẳng.

Ánh Sáng


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc