Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Báo TQ: Quốc tế ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông tại ASEM

Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc đã giành được “ủng hộ nhiệt liệt” của dư luận quốc tế khi nêu lập trường của nước này tại diễn đàn hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) lần thứ 11 tổ chức ở Mông Cổ vào 15 và 16/7, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn nguồn tờ báo thuộc đảng cộng sản nước này là Thời Báo Hoàn Cầu số ra 17/7.

Trong khi đó tờ The Economist kêu gọi Bắc Kinh “quay đầu là bờ” trong số ra 16/7.

Theo tin mới hôm nay về Biển Đông, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc vẫn tiếp tục “nêu quan điểm không đổi” của nước này để phản đối phán quyết từ hội đồng trọng tài quốc tế PCA khi ông tham dự diễn đàn ASEM lần thứ 11 tại Mông Cổ ngày 15/7.

Phán quyết của PCA vô dụng với Trung Quốc-Thủ tướng Lý

ly-khac-cuong

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại hội nghị ASEM. (Getty)

Thủ tướng Lý Khắc Cường đã “nỗ lực hết mình” để trình bày về quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông, tuyên bố phán quyết của tòa PCA tại La Hay hôm 12/7 “không hề có tác dụng gì đối với quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia” của nước này, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn một bài viết đăng trên số ra 17/7 của Thời Báo Hoàn Cầu hay còn gọi là Hoàn Cầu thời báo-một cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc phiên bản tiếng Anh.

Ông Lý nói rằng vấn đề Biển Đông “không nên đem ra thảo luận đa phương ngay từ đầu” mà cần được giải quyết “song phương” nhằm đem lại kết quả tối ưu, theo Thời Báo Hoàn Cầu.

“Tuy nhiên do một số nước cứ muốn khoét sâu thêm xung đột về Biển Đông, nên Trung Quốc đành phải nói lên lập trường của mình nhằm đảm bảo cho lẽ phải và sự thật”, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn phát biểu của Thủ tướng Lý tại diễn đàn ASEM đăng trên Thời Báo Hoàn Cầu hôm 17/7.

Tờ báo viết rằng, Thủ tướng Lý tuyên bố “phán quyết PCA sẽ không bao giờ tác động được tới chủ quyền lãnh hải và lợi ích quốc gia” của Trung Quốc trên Biển Đông, yêu cầu “các nước chung tay bảo vệ lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông theo đúng các chứng cứ trong lịch sử và thông lệ, luật pháp quốc tế”.

Ông Lý nói rằng Trung Quốc luôn sẵn lòng “đối thoại trực tiếp với các bên liên quan vụ việc” nhằm gìn giữ “ổn định và hòa bình” tại Biển Đông, theo Thời Báo Hoàn Cầu.

Quốc tế gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Nga ủng hộ Trung Quốc về Biển Đông

Ông Lý đã gặp gỡ người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 14/7 và nhận được thông điệp rằng, “Thủ tướng Phúc cùng dân tộc Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về phán quyết của tòa PCA, mong muốn giải quyết xung đột thông qua thương lượng hòa bình”, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn bài viết trên Thời Báo Hoàn Cầu.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith bày tỏ sự “ủng hộ hết mình” đối với lập trường của Trung Quốc và sẽ “sát cánh cùng Trung Quốc để gìn giữ hòa bình, ổn định” trong khu vực, tờ báo viết.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng bày tỏ sự phản đối với việc “quốc tế hóa Biển Đông” và bất kỳ “thế lực ngoại chẳng liên quan” can thiệp vào vấn đề. Thủ tướng Nga kêu gọi đàm phán song phương giữa các bên liên quan để giải quyết xung đột Biển Đông thay vì tuân theo phán quyết PCA, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn nguồn Thời Báo Hoàn Cầu.

Thủ tướng Lý cũng trực tiếp chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vì “Tokyo không trực tiếp liên quan gì đến vụ việc” mà lại luôn cùng “đồng bọn” là Mỹ “hư cấu, phóng đại làm trầm trọng thêm xung đột để can thiệp thô bạo vào Biển Đông” bằng cả “lời nói và hành động” vô lý, Thời Báo Hoàn Cầu đưa tin.

Phát biểu của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã được cộng đồng quốc tế tại diễn đàn ASEM “lắng nghe chăm chú” và được nhiều lãnh đạo các quốc gia “nặng ký” ủng hộ, Thời Báo Hoàn Cầu viết.

Bài viết kết thúc bằng lời bình của một quan chức ngoại giao Trung Quốc, nói rằng tấn công khủng bố tại Nice hôm 14/7 “nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của ổn định và hòa bình”, cảnh báo Biển Đông cũng “có thể đối mặt nguy cơ khủng bố nếu xảy ra chiến tranh đe dọa hòa bình và an ninh thế giới”.

Trung Quốc “quay đầu là bờ”-The Economist

Nếu tự rút lui khi nhận thức về sai lầm của mình mà tôn trọng phán quyết PCA, Trung Quốc sẽ được quốc tế tôn trọng và phát triển thịnh vượng, tờ The Economist đăng bài ngày 16/7.

Trong bài viết tiêu đề “Quay đầu là bờ, Bắc Kinh”, The Economist vạch rõ những hành động và phát ngôn hung hăng, khiêu khích mà Trung Quốc đã và đang thể hiện mấy năm qua. Đó chính là chiến dịch bồi đắp trái phép các đảo nhỏ, đá và bãi ngầm trên Biển Đông, hành động gây bất bình lớn trong dư luận quốc tế và láng giềng. Việc tòa PCA ở La Hay, Hà Lan ra phán quyết bác đường lưỡi bò vốn là cơ sở để Trung Quốc yêu sách chủ quyền Biển Đông là biểu hiện của công lý được thực thi.

Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn mù quáng phản ứng với sự tức tối, cho thấy sự coi thường của Trung Quốc đối với công lý cũng như phán quyết chung mang tầm quốc tế để tiếp tục thôn tính hết Biển Đông. Cậy mình là nước lớn để “hiếp đáp” nước nhỏ, Trung Quốc chưa chắc đã tránh được nguy cơ xảy ra xung đột thậm chí là vũ trang, điều có thể gây hại thực sự cho nước này, The Economist cảnh báo.

Thêm vào đó, phán quyết của PCA cũng khiến giới lãnh đạo Trung Quốc bẽ mặt, cho dù nước này có hung hăng phản ứng thế nào đi nữa. Cuộc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn của Bắc Kinh trên Biển Đông mới đây ngụ ý rằng nước này có thể đang lên kế hoạch cho một phản ứng cứng rắn. Bắc Kinh còn đi xa hơn thế khi cứng tiếng tuyên bố thiết lập một “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) như từng làm trên Biển Hoa Đông năm 2013. Hoặc nước này sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough chiếm của Philippines năm 2012.

The Economist đánh giá đây là động thái cực kỳ khiêu khích. Và mặc dù Mỹ không sẵn sàng mạo hiểm cho một cuộc xung đột, nhưng họ luôn khẳng định bất kỳ động thái nào trên bãi cạn Scarborough sẽ được coi là đe dọa lợi ích của Mỹ (Philippines là một đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ).

Trung Quốc còn một lựa chọn khác tốt hơn, đó là thay đổi quan điểm và thừa nhận sai trái của mình, vui vẻ chấp nhận và làm theo phán quyết của tòa PCA. Theo đó, nước này lập tức ngừng xây dựng, bồi đắp trái phép các đảo và dải đá, bãi ngầm, để láng giềng cùng đánh bắt hải sản ở nơi mà UNCLOS cho phép. Có lý do chính đáng để Bắc Kinh làm điều này: Uy tín và sự thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào một trật tự dựa trên pháp quyền. Bắc Kinh sẽ có lợi ích trong việc bảo đảm hòa bình trong khu vực bằng cách ngồi lại với Philippines, Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á khác, tìm cách giải quyết bất đồng trên cơ sở công bằng. Đó mới là hành động khôn ngoan để tránh đẩy Trung Quốc rơi vào “vực thẳm”, The Economist kết luận.

Cùng động thái với Thủ tướng Lý Khắc Cường tại ASEM, Chủ tịch Hội đồng nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm 14/7 tuyên bố “quyết không để mất một li đất đai tổ tiên để lại” cho nước này, theo truyền thông nhà nước.

Biên dịch từ Thời Báo Hoàn Cầu, The Economist

Theo minhbao.net

http://minhbao.net/tin-moi-hom-nay-ve-bien-dong-quoc-te-ung-ho-lap-truong-cua-trung-quoc-ve-bien-dong-tai-asem-truyen-thong-dang-ecomist-keu-goi-trung-quoc-quay-dau-la-bo/

Chuyên đề:

01 ý kiến dành cho “Báo TQ: Quốc tế ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông tại ASEM”

  1. minh hang 19/07/2016

    Lu tau khua khon nan cay to xac lam can. Hay dap vo mat lu giac banh truong va day cho mot bai hoc khi chung muon de doa gay chien tranh cuop lanh tho chu quyen cua nuoc khac. Bon giac banh truong quen thoi tan bao deu cang. Chung hay chung tay xe xac chung ra nhieu manh de tranh hau hoa cho nhan loai.

    Reply

Ý kiến bạn đọc