Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Một luật sư phát biểu về phong trào kiện Giang Trạch Dân

banh-vinh-phong

Luật sư Bành Vĩnh Phong. (Ảnh: Lisha/Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Dưới đây là phát biểu của Luật sư Bành Vĩnh Phong tại “Thảo luận về thảm họa nhân quyền Trung Quốc và trách nhiệm của kẻ bức hại”.

“Tôi là Bành Vĩnh Phong, đến Mỹ vào tháng 10/2011, trước đây tôi từng làm luật sư 4 năm ở Trung Quốc. Tôi từng phụ trách hơn 20 vụ án về nhân quyền, hơn 10 vụ án về Pháp Luân Công, một số vụ án về cưỡng chế giải tỏa, vấn đề lao động… Qua từng vụ án tôi đều phải chứng kiến tình trạng quan chức tùy tiện xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ những góc nhìn cá nhân của tôi về phong trào kiện Giang Trạch Dân hiện nay.

Tính bất hợp pháp của chế độ cầm quyền ở Trung Quốc từ khi nắm giữ chính quyền đến nay đã được chứng minh rõ từ nhiều góc độ khác nhau. Chế độ độc tài thường dùng biện pháp tuyên truyền không đúng sự thật và bạo lực để cai trị, tước đoạt hoàn toàn quyền lợi hợp pháp của người dân, vì thế thực chất mà nói, xã hội Trung Quốc đã rơi vào tình trạng không có pháp luật.

Chính quyền Trung Quốc và thế lực họ Giang (Giang Trạch Dân) lợi dụng tầm ảnh hưởng chính trị trên toàn thế giới để bức hại mang tính hủy diệt quần thể người tu luyện Pháp Luân Công, cách làm phi pháp của nó đã phá hoại đến đỉnh điểm trật tự pháp luật và xã hội; hoạt động giảng sự thật của Pháp Luân Công và sau này là phong trào kiện Giang cũng chỉ vì chuyện bức hại này mà ra.

Hoạt động giảng sự thật của học viên Pháp Luân Công trên thực tế là giúp người dân Trung Quốc hiểu biết pháp luật để thực hiện quyền lựa chọn pháp luật; còn hoạt động kiện Giang hiện nay để giúp người dân thấy được ánh sáng của việc thực hiện con đường lấy pháp trị làm căn bản của một quốc gia.

Về tầm ảnh hưởng hiện nay, trước tiên phải kể đến tình hình đang diễn ra ở Trung Quốc. Ngoài những “người trong cuộc” tham gia kiện Giang thì còn rất nhiều người không phải học viên Pháp Luân Công cũng tận dụng cơ hội này tham gia kiện Giang với mục đích muốn thực hiện quyền lợi về pháp luật. Qua sự kiện này cho thấy ý thức về pháp luật của người dân Trung Quốc hiện nay đã lên cao chưa từng thấy.

Theo Minh Huệ đưa tin: Một Bí thư nói với học viên Pháp Luân Công rằng, hiện nay chính quyền không quản chế phong trào kiện Giang Trạch Dân, lãnh đạo đương nhiệm không quản chế nghiêm ngặt Pháp Luân Công như trước, vì vậy sau này học viên Pháp Luân Công có thể trải nỗi lòng của mình ra. Nhiều cảnh sát được chỉ điểm học viên Pháp Luân Công đi giảng rõ sự thật và kiện Giang cũng không còn quan tâm. Có vị còn dùng xe chở học viên Pháp Luân Công về tận nhà. Nhiều nhân viên Tư pháp của Viện kiểm sát hay tòa án còn tuỳ ý thả những người đi kiện Giang khi họ bị chuyển đến. Thậm chí có nhân viên Phòng 610 (cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) trước đây từng tham gia bức hại Pháp Luân Công thì nay lại chuyển qua tu luyện Pháp Luân Công.

Trên toàn châu Á (ngoài Trung Quốc) đã có 1,38 triệu người tham gia ký tên ủng hộ phong trào kiện Giang. Những người tham gia trải rộng khắp châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Á, trong đó đặc biệt là những công chức trong chính quyền các nước sau khi được biết sự thật bức hại Pháp Luân Công đã tích cực tham gia phong trào ủng hộ kiện Giang.

Ngày hôm nay, tại Quốc hội Mỹ, tôi muốn kêu gọi các chính khách Mỹ hãy công khai lên tiếng ủng hộ để chúng ta có thể cùng nhau đưa ông Giang Trạch Dân ra xét xử, để thể hiện niềm tin vào pháp luật và chính nghĩa.

Tổng kết lại một số thay đổi của chính quyền Trung Quốc hiện nay, có thể kể đến như:

Ngày 1/5/2015, Tòa án Tối cao Trung Quốc đã thực hiện chính sách “Có án phải lập, có tố phải nhận”;

Ngày 1/3/2016, chính quyền Trung Quốc có quy định mới về “Truy cứu trách nhiệm sai phạm đối với cảnh sát nhân dân”, theo đó hủy bỏ điều lệ “miễn truy cứu trách nhiệm đối với cảnh sát chấp hành lệnh cấp trên”;

Ngày 30/3/2016, ban hành “Quy định về việc bảo vệ và khen thưởng người tố cáo tội phạm”;

Trước đây, vào năm 2013 cũng đã có “Quy định về vấn đề ngăn chặn án oan”, theo đó những nhân viên chấp pháp phải chịu trách nhiệm suốt đời về chất lượng các vụ án có tham gia;

Năm 2014, truyền thông Trung Quốc đã công bố 14 biểu hiện gọi là tà giáo theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc, qua đó ám chỉ tính bất hợp pháp đối với vấn đề đàn áp Pháp Luân Công…

Có thể thấy, ngày càng nhiều người Trung Quốc hiểu sự thật về Pháp Luân Công và ý nghĩa của vấn đề đưa ông Giang Trạch Dân ra xét xử.

Dĩ nhiên có nhiều người cho rằng tôi hơi quá lạc quan, vì chính quyền thường đưa ra nhiều quy định nhưng thực thi được bao nhiêu? Nhưng quan trọng là, tương tự như hiện tượng “đả hổ chống tham nhũng” hiện nay, những quy định trên được đưa ra vì tình trạng bức hại Pháp Luân Công của tập đoàn ông Giang Trạch Dân phần nào cho thấy tà không thể áp đảo được chính, xu thế này không ai có thể ngăn cản được.

Trước đây, pháp luật chỉ là cây gậy để quan chức đàn áp người dân, cũng là vũ khí để chúng tham ô, đục khoét. Nhưng hiện nay tình hình đang có những thay đổi tích cực, đây là thành quả của hoạt động đánh thức toàn dân rộng khắp và bền bỉ!

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh ba điểm:

Trước nhất, đây chỉ là một góc của núi băng, đặc biệt là khi tội ác mổ cướp nội tạng khủng khiếp đang được phơi ra ánh sáng, cơn sóng thần thực sự sẽ đến;

Thứ hai, so với trước đây, điều không thể ngờ hiện nay là trong những người tham gia kiện Giang, tỷ lệ và mức độ về số người bị trả thù đã giảm rất mạnh;

Thứ ba, hoạt động kiện Giang hiện nay cũng là một đòn tấn công vào chính quyền Trung Quốc, có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai Trung Quốc.”

Bành Vĩnh Phong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc